Ưu nhược điểm của thuốc Nam so với thuốc Tây y

– Thuốc dân tộc cổ truyền được làm từ các loại cây cỏ, thảo dược. Có thể uống kết hợp với các loại thuốc khác mà không gây tác dụng phụ hay phản ứng hóa học. và do đó cũng gần như không phải kiêng khem trong quá trình sử dụng thuốc.


– Việc điều trị dứt điểm bệnh phụ thuộc vào cơ địa của từng người, tình trạng bệnh lý và quan trọng nhất vẫn là xác định đúng bệnh, uống đúng loại thuốc. Thông thường một thang thuốc được kết hợp từ nhiều loại thảo dược khác nhau, vậy nên ngoài đặc trị bệnh cần chữa thì thuốc còn có lợi cho các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Có thể nói nếu thuốc không có tác dụng cho chức năng này thì vẫn sẽ có tác dụng cho chức năng khác trong cơ thể, vì vậy người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thuốc.
– Đối với các bệnh mãn tính, bệnh nặng, người bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Trong quá trình điều trị Tây y cần theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên. Không nên để bệnh tình chuyển biến nặng, ngoài gây khó khăn cho việc điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng thì nó còn dễ gây biến chứng khác cho cơ thể.
– Điều trị Tây y có tác dụng ngay tức thời và được khuyến cáo cho những trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên nếu dùng thuốc Tây trong một thời gian dài ngoài việc tốn kém thì thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nhờn thuốc, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể như dạ dày, thần kinh…
Phương pháp điều trị cổ truyền chỉ có tác dụng về lâu dài, nó tương tự như một liều thuốc bổ cho các chức năng trong cơ thể. Nếu như thuốc Tây thường chỉ có thành phần hóa học nhất định để tập trung vào việc chữa chức năng cơ thể nhất định bị tổn thương thì thuốc thảo dược thường được kết hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau. Trong một số trường hợp nếu duy trì uống thuốc trong một thời gian dài, thuốc y học cổ truyền vẫn có thể chữa được một số bệnh mà thuốc Tây y không chữa được dứt điểm.