Các bệnh liên quan đến xương khớp bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do sự thay đổi của thời tiết, ngồi sai tư thế…. Các bệnh xương khớp nếu không điều trị sớm sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…. Do vậy mà người bệnh cần phải phòng tránh bệnh để phòng ngừa nguy cơ tàn phế. Ngoài cách sử dụng các loại thuốc bổ xương khớp ra thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 8 cây thuốc nam chữa bệnh hiệu quả. Cùng xem đó là những loài cây nào nhé! Các loại rau củ quả giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ 3 Tác dụng làm đẹp từ dầu gấc dành cho nữ giới tuổi 30 5 cách vệ sinh cá nhân giúp phòng ngừa viêm gan hiệu quả Trứng gà và mật ong – bài thuốc trị yếu sinh lý hiệu quả Giải đáp: Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
1. Cây Dây Đau Xương
Một trong những vị thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp phải kể đến đầu tiên là cây Dây Đau Xương. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là vị thuốc có từ lâu đời và đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Cây Dây Đau Xương còn có tên gọi khác là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng. Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) Bộ phận dùng: Trong các bài thuốc dân gian thường dùng thân và lá của cây Dây Đau Xương để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già. Sau khi thu hái về thì thái nhỏ rồi đem phơi khô. Tính vị và tác dụng: Trong Đông Y, Dây Đau Xương có vị hơi đắng, tính mát. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Công dụng: Cây Dây Đau Xương thường dùng chữa các bệnh như: tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra, còn dùng để chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức. Cây dây đau xương
2. Dây Gắm – hỗ trợ điều trị bệnh Khớp của người Tày Yên Bái Dây Gắm hay còn gọi là dây Sót, dây Mấu, dây Gắm Lót hay là cây Vương Tôn, người Tày gọi là co khau muối. Theo y học cổ truyền dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. – Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, hỗ trợ chữa trị phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (như sơn ăn da, ngộ độc,…). – Lá gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn. – Dây gắm cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét, rễ cây còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều,… Một số bài thuốc từ dây Gắm – Hỗ trợ chữa trị phong thấp: Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, cho 500ml, sắc còn 200, ngày 2 lần. Dùng liền 15 ngày. – Hỗ trợ chữa trị đau nhức gân xương: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm cửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín, sau 15 ngày, mỗi ngày uống một chén nhỏ, uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng mà có thể gia giảm các vị trên.
3. Cây Lá Lốt
Lá lốt là cây rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Lá của loài cây này thường được dùng làm gia vị khi chế biến các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, Lá Lốt còn có tác dụng như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Cây Lá Lốt còn có tên gọi khác là Tất bát Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Bộ phận dùng: Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái đem rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần. Tính vị và tác dụng: Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Công dụng: Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt. Cây lá lốt
4. Cây Cỏ Xước
Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Cỏ Xước có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Cây Cỏ Xước hay còn gọi là Nam Ngưu Tất. Tên khoa học: Achyranthes aspera L.0 – Amarantheceae . Bộ phận dùng: Trong Đông y, Cây Cỏ Xước có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Tính vị và tác dụng: Theo y học cổ truyền Cỏ Xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Công dụng: Cỏ Xước dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét.
5. Cây chìa vôi
Cây chìa vôi là một loại thảo dược có vị ngọt đắng, tính mát, với tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, tán kết, hành huyết, trừ tê thấp, thường được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp và cơ gân, phong thấp, bong gân, trừ nhọt độc, tiêu thũng, điều trị sưng hạch bạch huyết, chữa rắn độc cắn, viêm thận,…
Các bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp từ cây chìa vôi:
Bài thuốc 1: Dùng 20g dây chìa vôi, 20g dền gai, 20g lá lốt, 20g tầm gửi, 20g cỏ ngươi, 30g cỏ xước đem rửa sạch, phơi khô rồi cho vào ấm sắc thuốc uống hàng ngày thay cho nước lọc. Bài thuốc 2: Cho dây chìa vôi 20g, cây lá lốt (nhổ liền cả rễ) 15g, dây đau xương 15g lên bếp sao vàng, hạ thổ rồi sắc nước uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang. Bài thuốc 3: Đem dây chìa vôi 20g, cành dâu 15g, bạch chỉ 10g, quế chi 10g sắc nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang. Cây chìa vôi
6. Cây Đơn Châu Chấu
Cây Đơn Châu Chấu có tên gọi khác là cây Cuồng, Đinh Lăng Gai, Độc Lực. Tên khoa học: Aralia armata, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae. Bộ phận dùng: Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận như: rễ, cành, lá và vỏ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae của thảo dược Đơn Châu Chấu đều được dùng làm thuốc. Tính vị và tác dụng: Đơn Châu Chấu có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc. Công dụng: Cây thảo dược này thường dùng để chữa các bệnh như: Viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày.
7. Cây Huyết Đằng
Cây Huyết Đằng hay còn có tên gọi khác là Hồng Đằng, Dây Máu. Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata, thuộc họ Huyết đằng – Sargentodexaceae. Bộ phận dùng: Trong dân gian chủ yếu dùng thân dây – Caulis Sargentodoxae của cây Huyết Đằng để làm thuốc. Ngoài ra, rễ của cây cũng có thể dùng được. Thân cây được thu hái về, chặt ra từng đoạn dài, để 3 – 5 ngày cho se bớt. Sau đó rửa sạch, thái miếng phơi khô. Tính vị và tác dụng: Huyết Đằng có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong. Công dụng: Vị thuốc Huyết Đằng thường được dùng để chữa phong thấp, đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng. Cây huyết đằng
8. Cây Xấu Hổ Đỏ
Cây Xấu Hổ Đỏ hay còn gọi là Cây Thẹn, Cây Mắc Cỡ, cây Trinh Nữ Tên khoa học: Mimosa pudica L, thuộc họ Mimosaceae Bộ phận dùng: Toàn cây Xấu Hổ Đỏ bao gồm: Lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ được thu hái quanh năm sao khô dùng làm thuốc. Tính vị và tác dụng: Xấu Hổ Đỏ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm. Công dụng: Trong dân gian, Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, huyết áp cao. Trên đây là 8 cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, các bài thuốc này dù mang lại hiệu quả đến đâu thì trong quá trình sử dụng các bạn cũng cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe!