Bệnh ung thư càng ngày càng trở nên đáng sợ. Những thông tin quan trọng về tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn, góp phần đẩy lùi ung thư.
Những số liệu về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc rất đáng tham khảo
Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Còn ở Trung Quốc, theo số liệu năm 2015 của Trung tâm Ung thư Quốc gia TQ, số trường hợp mắc ung thư mới là 4,292 triệu ca và 2,841 triệu trường hợp tử vong, tương ứng với trung bình 12.000 ca mắc ung thư mới và 7.700 ca tử vong do ung thư mỗi ngày.
Theo số liệu trên, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.
Ngày Ung thư Thế giới (4/4) năm nay có chủ đề là “Chúng ta có thể chiến thắng ung thư”. Theo số liệu thông kê được công bố, có tới hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới mỗi năm trên thế giới, và con số này ở Trung Quốc là 4,29 triệu trường hợp.
Theo thống kê của Trung tâm Ung thư Quốc gia (TQ), ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở Trung Quốc. Trong đó, tỷ lệ tử vong đã tăng 465% trong 30 năm qua.
Bộ trưởng Bộ khoa học phòng chống ung thư Trung Quốc kiêm Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh Chi Tu Ích cho biết, ngoài yếu tố lão hóa theo thời gian, thì những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ mắc ung thư bao gồm môi trường, nghề nghiệp, lối sống và thói quen không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.
Trong những năm gần đây, ung thư tuyến giáp đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư thực quản đã giảm.
Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở khu vực thành thị cao gấp đôi so với các thành phố nhỏ, và tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở thành phố lớn cũng cao gấp 4 lần so với các thành phố nhỏ.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các thành phố lớn là cao, cao hơn ở các thành phố nhỏ và nông thôn (xét ở góc độ vùng miền, địa lý), nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn gần 20% so với các thành phố nhỏ.
Nhóm người sau 40 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đã tăng lên rất nhanh chóng, cho đến tuổi 85, một người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao tới 36%.
Chỉ có 10 – 30% các bệnh ung thư có thể là do đột biến di truyền, và gần 90% các bệnh ung thư có thể đều xuất phát từ các yếu tố liên quan đến thói quen, lối sống và môi trường. Các chuyên gia tin rằng, với việc áp dụng các lối sống lành mạnh, ít nhất 1/3 bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa.
Ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư cổ tử cung có thể giảm 29% bằng cách tiêm chủng ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng mãn tính.
Theo chuyên gia Chu Quân, Bệnh viện ung thư Đại học Bắc Kinh (TQ), giả sử loại ung thư hạch niêm mạc dạ dày xuất phát từ một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori, làm thế nào để chúng ta ngăn chặn nó? Nếu bạn bị nhiễm Helicobacter pylori, chúng ta có thể loại bỏ nó bằng thuốc kháng sinh, và nguy cơ mắc ung thư hạch sẽ giảm nhiều sau đó.
Can thiệp sớm thì 60% ung thư có thể ngăn ngừa và chữa trị
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng 60% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và chữa khỏi thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
Tỷ lệ ung thư của Trung Quốc so với trên thế giới là ở mức độ trung bình, nhưng tỉ lệ sống 5 năm so với một số nước phát triển vẫn có những khoảng cách đáng kể, ví dụ, ở Mỹ có tỉ lệ sống sót sau ung thư vú là hơn 90%, trong khi Trung Quốc chỉ là 57,7%.
Phó tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu thời cơ vàng trong điều trị ung thư TQ – Đổng Chí Vĩ cho biết, lưu ý trên đây có sự liên quan đến quá trình hình thành ung thư, nhưng quan trọng hơn nữa, chúng ta thường phát hiện bệnh quá muộn.
Các bác sĩ ở Trung Quốc thường phải bỏ rất nhiều công sức, kiến thức và tâm trí vào việc điều trị các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, trong khi lẽ ra, nếu bệnh nhân khám sớm và điều trị sớm mới là việc quan trọng hơn.
Hầu hết các bệnh ung thư có thể được thực hiện chẩn đoán và điều trị sớm, chẳng hạn như ung thư phổi… Mặc dù không có triệu chứng sớm cụ thể, nhưng việc kiểm tra ngực bằng hình ảnh X-quang hoặc CT, phát hiện sớm có một ý nghĩa tích cực.
Nhóm người hơn 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá và nhóm có lịch sử gia đình bị ung thư phổi thì nên sớm tiến hành sàng lọc ung thư phổi.
Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa sớm. Sau khi phụ nữ kết hôn được hai năm, tốt nhất là nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia cho rằng sau 50 tuổi, những người bị polyp đại trực tràng, tiền sử tiêu chảy, táo bón và máu trong phân, và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng cần được kiểm tra nội soi đại tràng thường xuyên.
Theo chuyên gia Vương Quý Tề, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung bướu, Học viện khoa học Y học Trung Quốc cho biết, có khoảng 1/3 số bệnh ung thư thông qua sàng lọc có thể phát hiện và điều trị hiệu quả, đạt được tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Trong đó bao gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Ung thư vú đứng đầu trong tỷ lệ mắc bệnh ác tính ở nữ giới
Ung thư vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ Trung Quốc, có khoảng 270.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, so với các khối u ác tính khác, điều trị ung thư vú sẽ tốt hơn, và nó không dễ dàng để bị tái phát trở lại. Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu chúng ta có thể đạt được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, tỷ lệ chữa bệnh ung thư vú có thể đạt hơn 90%.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú hiện tại của Trung Quốc là 40-50/100.000, tăng gấp ba lần so với 20 năm trước, tỷ lệ người mắc bệnh ở thành phố cao gấp đôi so với ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và thành phố khác, tỷ lệ tỷ lệ gần với mức ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ.
Độ tuổi cao điểm mắc ung thư vú ở Trung Quốc là từ 45 – 55 tuổi, sớm hơn so với người phương Tây khoảng 10 năm. Thời gian thăm khám sàng lọc của bệnh nhân muộn, lấy Bắc Kinh làm ví dụ, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú trong giai đoạn tham vấn điều trị lần đầu tiên chỉ đạt 32%.
Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc ung thư vú cao liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền, béo phì và lạm dụng hormone nữ.
Giáo sư Hoàng Hán Nguyên, Khoa ngoại, Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh (TQ) cho biết, nguyên nhân đầu tiên của ung thư vú có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, đặc biệt, kể cả mẹ đẻ, chị em gái, dì hoặc cô bị ung thư cũng có thể liên quan đến bản thân người mắc bệnh.
Yếu tố thứ 2 liên quan nhiều đến việc sinh đẻ. Những phụ nữ không sinh con, sinh con muộn hoặc không cho con bú đều là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú với tỉ lệ cao hơn bình thường.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bệnh ung thư vú Đông Tây y kết hợp, chuyên gia Đỗ Ngọc Đường, phụ nữ nên cố gắng cho con bú, tối thiểu phải được 6 tháng, thông thường yêu cầu ở mức 8 tháng, tốt nhất là trên 1 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh viêm vú, mầm ung thư vú sẽ thấp hơn, từ đó có thể xem là một biện pháp phòng ngừa ung thư vú.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng, phụ nữ trên 35 tuổi lần đầu sinh con nếu đã thực hiện các liệu pháp xạ trị hoặc những người sử hormone làm rụng trứng thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ trẻ nên khám siêu âm vú thường xuyên mỗi năm. Phụ nữ hơn 40 tuổi nên sàng lọc tốt nhất thông qua chụp nhũ ảnh để chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
Tiêm chủng có thể ngăn chặn khoảng 70% ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú, Trung Quốc có khoảng 100.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Hiện nay, vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã được sử dụng tại các cơ sở y tế, nếu chủng ngừa có thể ngăn ngừa 70% ung thư cổ tử cung.
Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị, nên tiêm chủng phòng ngừa vi khuẩn HPV trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Khi tiêm thuốc này có thể có những phản ứng phụ như sưng nóng đỏ đâu hoặc phát sốt, đau đầu, buồn nôn, nhưng đây đều là những phản ứng thông thường của cơ thể, không có nghĩa là chúng thiếu an toàn cho sức khỏe.