Viêm đa khớp dạng thấp là một trong số những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể biến chứng dẫn đến teo cơ, tàn phế hay mất khả năng vận động. Để điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật ngoại khoa,… thì phương pháp chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên cũng được nhiều người lựa chọn.Trước khi tìm hiểu về những loại thảo dược thiên nhiên cực kỳ công hiệu trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp, mời bạn đọc tham khảo những thông tin tổng quan về bệnh như sau:
Viêm đa khớp dạng thấp: Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng thường gặp
Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cho biết, viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0.5% dân số, trong đó 80% là nữ giới. Bệnh rất dễ trở thành mãn tính và gây ra biến chứng như dính khớp, biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt,… Vì vậy, người bệnh cần phải hiểu rõ về bệnh để có phương án điều trị kịp thời.
Viêm đa khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp gây tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch và các đầu xương dưới sụn gây ra tình trạng sưng, đau khiến người bệnh không thể vận động linh hoạt được.
Triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp qua từng giai đoạn
Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:
– Cứng khớp vào buổi sáng.
– Đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân.
– Viêm đau tại các khớp.
– Người bệnh thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau, ví dụ như ở hai ngón tay ở cùng vị trí trên hai bàn tay, hai đầu gối,…
– Biến dạng khớp: Dấu hiệu này thường gặp khi bệnh đã trở nặng. Lúc này người bệnh có thể bị dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế,…
Nguyên nhân gây bệnh theo Tây y
80% tỷ lệ bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp là nữ giới cho thấy giới tính là một trong số những nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra bởi các nguyên nhân như: tuổi tác, di truyền, virus lậu cầu khuẩn, chấn thương, nghề nghiệp,…
Nguyên nhân gây bệnh theo Đông y
Có nhiều điểm khác biệt so với nguyên nhân gây bệnh theo Tây y, Đông y quan niệm viêm đa khớp dạng thấp xảy ra khi vệ khí của cơ thể không đầy đủ, âm – dương mất cân bằng.
Cùng với đó, các tà khí gồm phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp,… khiến khí huyết tắc nghẽn không thông, sưng đỏ và đau nóng tại các khớp. Từ đó, để điều trị bệnh, Đông y chú trọng vào việc tái lập sự cân bằng cho cơ thể người bệnh bằng những loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính.
Các loại thảo dược nước Nam giúp chữa bệnh viêm đa khớp cực kỳ công hiệu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhờ đó mà hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, nguồn dược liệu được xem là một trong những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Việt. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã biết sử dụng những vị thuốc quý trong phòng và điều trị bệnh hiệu quả, trong đó bao gồm bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Dưới đây là một số thảo dược quý có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bạn có thể tìm thấy chúng ở quanh nhà hoặc dễ dàng mua tại các hiệu thuốc Đông y uy tín:
Dây đau xương: “Thần dược” cho bệnh nhân xương khớp
Dây đau xương có tên khoa học là Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Trong Đông y, loại cây này còn được gọi là Tục Cốt Đằng, Khoan cân Đằng, được xem là một trong những vị thuốc quý có khả năng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.
Cây đau xương có dạng dây leo, mọc hoang nhiều ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Cây có cành dài rũ xuống, thân cây lúc đầu có lông, sau thì nhẵn vỏ. Lá có dạng hình tim, mặt dưới có lông nên tạo thành màu trắng nhạt. Lá cây đau xương dài khoảng 10 – 20 cm, rộng từ 7 – 10 cm, trên lá có gân nhỏ tỏa ra hình chân vịt. Hoa thường mọc thành chùm dài khoảng 10 cm, mọc ở kẽ lá hoặc mọc đơn độc. Quả cây hình bán cầu, khi chín có màu đỏ và có chứa dịch nhầy.
Dây đau xương là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, dây đau xương có công dụng khu phong, hoạt huyết, trừ thấp, lợi gân cốt rất tốt, vì vậy vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh xương khớp như viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhức mỏi toàn thân, tê thấp,… Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dược liệu này trong trường hợp bị chấn thương tụ máu, sốt rét, rắn cắn, sưng đau,…
Tơ hồng xanh: Vị thuốc quý đa công dụng
Dây tơ hồng thường bao gồm hai loại là tơ hồng xanh và tơ hồng vàng, tuy nhiên về mặt thực vật học thì đây là hai họ thực vật khác nhau. Trong khi tơ hồng vàng thuộc họ Bìm bìm thì tơ hồng xanh thuộc họ Long não. Vì vậy, mọi người nên chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa hai loại cây thường gặp này.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến tơ hồng xanh, một trong những vị thuốc quý đa công dụng. Tơ hồng xanh xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp, nam khoa hay tai – mũi – họng,… Đây là loại dây leo rất quen thuộc với người dân Việt và xuất hiện phổ biến ở khắp mọi nơi, trong đó chủ yếu tập trung ở các vùng thôn quê, miền núi.
Theo Đông y, tơ hồng xanh có tính mát, thích hợp trong việc thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể
Trong Đông y, tơ hồng xanh có vị ngọt hơi đắng, tính mát, hơi có độc. Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, chỉ huyết,… Từ xa xưa, tơ hồng xanh đã được các lương y Việt vận dụng nhiều trong điều trị các bệnh nam khoa, viêm họng, viêm xoang, gầy mòn do can nhiệt, chân tay yếu mỏi,…
Nói riêng về bệnh xương khớp, cụ thể là viêm đa khớp dạng thấp, trong Đông y thận chủ về cốt, can chủ cân. Nghĩa là các bệnh về xương khớp đều có mối liên hệ mật thiết với gan và thận. Các hiện tượng đau nhức, thoái hóa, khô khớp,… xảy ra do chức năng gan, thận suy giảm.
Do đó, khi sử dụng tơ hồng xanh với bệnh nhân xương khớp sẽ mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng,… Vì vậy, tình trạng bệnh và các triệu chứng bệnh như đau nhức, tê mỏi sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Gối hạc và tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp
Gối hạc là một trong những vị thuốc quý có nhiều tại Việt Nam. Loài cây này có tên khoa học là Leea rubra Blume, trong Đông y, gối hạc còn được gọi là Kim lê, Bí dại, Phi tử, Xích thược,… Cây này thường mọc thành bụi, có dạng dây leo, lá có răng cưa, hoa màu đỏ còn quả chín có màu đen.
Gối hạc thường mọc hoang dại tại các vùng đồi núi. Vào mùa đông, người dân sẽ đào cây lấy rễ, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô làm thuốc. Rễ gối hạc có vị ngọt đắng, tính mát, có công dụng tiêu sưng, thông huyết rất hiệu quả. Nhờ dược tính trên, gối hạc thường được dùng chữa các chứng sưng tấy, sưng đau đầu gối, đau nhức xương khớp, phong tê thấp, viêm đa khớp dạng thấp, đau bụng, rong kinh,…
thảo dược trị viêm đa khớp dạng thấp gối hạc
Gối hạc có nhiều dược tính tốt, phù hợp với việc trị sưng đau xương khớp
Các bạn thấy đấy, mỗi dược liệu trên đều có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp nói chung, viêm đa khớp dạng thấp nói riêng. Tuy nhiên, dù là thảo dược Đông y nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì có thể gây nguy hại cho người bệnh.
Thuốc đặc trị bệnh xương khớp với thành phần chính gồm tơ hồng xanh, gối hạc, phòng phong, ngưu tất, dây đau xương,… có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, tiêm viêm, sơ thông kinh lạc.
Thuốc hoạt huyết bổ thận với thành phần gồm tơ hồng xanh, cà gai, cành sung, bồ công anh,… có tác dụng bổ thận, trừ thấp, giải độc, mạnh gân cốt, ích tủy sinh huyết,…
Thuốc bổ gan giải độc gồm tơ hồng xanh, diệp hạ châu, kim ngân cành,… có tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, tiêu sưng, giảm đau, tái tạo sụn khớp, tái tạo chất nhầy bảo vệ ổ khớp,…
Thuốc kiện tỳ ích tràng với các dược liệu như bạch truật, bạch thược, trần bì, phụ tử,… giúp hòa giải can – tỳ, hành khí hóa ứ, tăng cường chức năng can thận,… Bài thuốc này giúp ổn định hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ của cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng điều trị bệnh xương khớp.