Dùng thìa nạo quả bơ, dùng giấy báo để kích chín hay chỉ ăn bơ vào mùa hè… đều là những “sai lầm kinh điển” của nhiều người làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng của loại quả này.
Cứ mỗi dịp tháng 4, tháng 5 là những trái bơ chín thơm ngon bắt đầu được bày bán ở khắp các sạp hoa quả. Hương vị béo ngậy thơm ngon của thứ quả này từng biến nó trở thành loại trái cây yêu thích của rất nhiều người.

Thế nhưng, kỳ thực vẫn có không ít người mang trong mình những lầm tưởng về loại quả ấy, thậm chí còn bảo quản và thưởng thức sai cách, từ đó khiến bơ giảm đi giá trị dinh dưỡng rất nhiều.

Để giúp bạn không bỏ lỡ “mỏ vàng” về sức khỏe này, hãy cùng chúng tôi làm rõ những sai lầm kinh điển của mọi người về quả bơ qua bài viết này nhé!

Sai lầm thứ nhất: Dùng thìa để ăn bơ

Dùng thìa để nạo phần thịt quả là cách ăn bơ thường thấy của nhiều người. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, sử dụng thìa sẽ rất khó để lấy hết phần thịt quả, đặc biệt là với những quả bơ chín.

Do đó, cách thưởng thức bơ trọn vẹn nhất là tiến hành tuần tự như sau: Bổ đôi quả bơ rồi dùng dao gõ nhẹ vào hột, sau đó dùng lưỡi dao xiên vào hột rồi lắc nhẹ để hột rơi ra ngoài, cuối cùng lột lớp vỏ quả.

Cách làm này sẽ giúp bạn không lãng phí phần thịt quả và thưởng thức trái bơ một cách trọn vẹn nhất!

Sai lầm thứ hai: Bọc giấy báo để bơ nhanh chín

Dùng giấy báo bọc lại để kích hoa quả nhanh chín là mẹo vặt thường được nhiều bà nội trợ áp dụng. Tuy nhiên, cách làm này khó rất khó đảm bảo vệ sinh.

Thay vào đó, đối với trái bơ, bạn chỉ cần bỏ ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 đến 2 ngày là quả sẽ chín một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Sai lầm thứ ba: Quả bơ chỉ vào mùa hè mới tươi ngon

Tuy bơ là loại quả thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ có quả bơ vào những mùa nóng mới tươi ngon nhất.

Trên thực tế, quả bơ có thể được trồng và thu hoạch quanh năm. Vì vậy bạn không nhất thiết phải chờ tới mùa hè mới có thể thưởng thức loại quả này.

Sai lầm thứ tư: Ăn bơ có thể gây béo phì

Vì bơ sở hữu vị béo ngậy và cái tên có phần “đặc trưng”, nên suy nghĩ ăn nhiều bơ sẽ béo đã trở thành “sai lầm kinh điển” của nhiều người khi nói về loại quả này.

Kỳ thực, mỗi 100g bơ lại chỉ chứa 160 calo. Mặc dù lượng calo của loại quả này có phần nhỉnh hơn một chút so với các giống trái cây khác, nhưng bù lại trái bơ lại chứa nhiều chất béo có ích và mang lại cảm giác tiêu cực, một trong số đó chính là acid oleic.

Chính vì vậy, ăn bơ không những không gây béo phì mà còn giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn, đồng thời khiến chế độ dinh dưỡng càng thêm cân bằng, lành mạnh.

Quả bơ – “mỏ vàng” cho sức khỏe con người
Quả bơ không những không gây béo phì mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

quả bơ là “mỏ vàng” cho cơ thể con người hoàn toàn không phải là cách nói phóng đại. Bởi lợi ích của loại quả ấy từ lâu đã được khoa học chứng minh và nhận được sự đánh giá cao của giới y học.

Ăn quả bơ như thế nào để không gây hại sức khỏe
Tăng cường hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng: Sở hữu hàm lượng cao các chất béo lành mạnh, thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường hấp thu các chất vitamin như vitamin A, D, E, K…

Phòng ngừa ung thư: Các chất có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm trong quả bơ có công dụng phát hiện và tiêu diệt các tế bào gây ung thư, từ đó phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư miệng, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt…

Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Hàm lượng cao các acid béo có lợi cùng omega-3, phytosterol, carotenoid… khiến quả bơ có công dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, đặc biệt là đối với các chứng viêm về xương khớp.

Tốt cho mắt: Thêm bơ vào thực đơn ăn hàng hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt một cách hoàn hảo, bởi cứ 28,3g bơ lại có tới 81mg lutein cùng nhiều dưỡng chất tốt cho mắt khác.

Bảo vệ hệ tim mạch: Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người thường xuyên ăn bơ có nguy cơ mắc các bệnh về tim ít hơn nhiều so với người không ăn. Quả bơ cũng có công dụng làm giảm chứng xơ vữa động mạch và bảo vệ hệ tim mạch một cách hiệu quả.

(0)

Bệnh có chiều hướng gia tăng nhanh

Phác đồ điều trị do Giáo sư Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành đã đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho từng giai đoạn bệnh, các phương pháp điều trị từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… cho từng giải phẫu bệnh.

Báo động: 94.000 người Việt tử vong vì ung thư mỗi năm
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê năm 2012 của GLOBOCAN, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ mắc với 10 % trong tổng số các bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong thuộc hàng thứ 4 với 8,5 % bệnh nhân tử vong do ung thư.

Ung thư trực tràng đại tràng ở Mỹ đứng hàng thứ tư về tỷ lệ mắc và thứ 2 về tỷ lệ tử vong.

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp có xu hướng gia tăng trong đó tỷ lệ chuẩn theo tuổi là 10,1/100 nghìn dân đứng hàng thứ sáu trong các bệnh ung thư của cả hai giới. Theo ghi nhận, tỷ lệ mắc ung thư tại Hà Nội chuẩn theo tuổi là 7,5/100 nghìn dân.

Trong phác đồ của Bộ Y tế cũng nêu rõ 3 nguyên nhân và yếu tố gây ung thư đại trực tràng:

– Yếu tố dinh dưỡng: Bệnh liên quan chặt chẽ với các chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vi ta min A, B, C, E và thiếu canxi. Thực phẩm chứa các benzopyren, nitrosamine có khả năng gây ưng thư.
Nitrosamine trong dưa, cà muối khú hỏng.

Theo các nghiên cứu Nitrosamin và các hợp chất N-nitroso khác là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng.

Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng…

– Yếu tố thứ hai: Các tổn thương tiền ung thư như viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, polyp đại trực tràng.

– Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh ung thư đại trực tràng với gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền, hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp đó là hội chứng Lynch, bệnh da polyp trực tràng yếu tố gia đình FAP, hội chứng peutz-jeghers, hội chứng Gardner.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Đi ngoài ra nhầy máu là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh ung thư đại trực tràng. Đau bụng u đại tràng phải đau kiểu Koernig, u đại tràng trái đau kiểu tắc ruột, u đại tràng sigma đau hạ vị kiểu kèm đi ngoài nhiều lần.

Biến chứng của u đại tràng như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc. Một số triệu chứng do di căn xa tự sờ thấy hạch thượng đòn, chướng bụng.

Triệu chứng thực thể: Khám bụng có thể sờ thấy u qua thành bụng hoặc qua thăm khám trực tràng nếu u ở trực tràng, ống hậu môn, bệnh nhân có thể tự sờ thấy u.

U đại trực tràng gây tắc ruột

Thăm trực tràng: Có thể phát hiện khối u ở trực tràng thấp và trực tràng giữa.

Khám toàn thân để phát hiện di căn gan, hạch ngoại vi, dịch cổ trướng, di căn buồng trứng ở phụ nữ, đánh giá mức độ tiến triển bệnh.

Triệu chứng toàn thân: Hạch thượng đòn, thiếu máu, gầy sút, người bệnh có thể gầy sút 5 – 10 kg trong vòng 2-4 tháng. Suy nhược bệnh tiến triển lâu làm suy mòn.

Tiên lượng ung thư đại trực tràng tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 năm từ 40 – 60%. So với các ung thư đường tiêu hóa khác thì ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt hơn.

Ngoài ra, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm giai đoạn 1 là trên 90 %, giai đoạn 2 là hơn 60 %, giai đoạn 3 hơn 30 % giai đoạn 4 tỷ lệ sống trên 5 năm dưới 5 %. Một số yếu tố khác cũng quyết định tiên lượng bệnh đó là thể giải phẫu bệnh, độ mô học.

(0)

Không mùa nào mà lượng hoa quả lại dồi dào và đa dạng như mùa hè, trong đó có rất nhiều loại rau quả có chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng chống bệnh tật như bệnh ung thư.

Nhiều người cho rằng mùa hè thường có rất nhiều loại rau, hoa quả có tính nóng, ăn nhiều dễ lên mụn nhọt. Nhưng đây cũng là mùa lượng rau quả phong phú, dồi dào, nhất là ở các nước phương Tây nơi chỉ có vài tháng mùa hè.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau quả càng có nhiều màu sắc, càng có tác dụng phòng chống bệnh tật, dưới đây là một số loại rau quả mùa hè các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta không nên bỏ qua.

Cà chua

Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà chua có khả năng ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, phổi, và nhiều loại ung thư khác.

Sở dĩ nó có tác dụng chống ung thư mạnh như vậy là do trong cà chua có hàm lượng cao hoạt chất lycopene chống oxy hóa.

Theo thống kê của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã tiến hành tới 72 nghiên cứu khác nhau về cà chua và những lợi ích phòng bệnh của cà chua.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, cà chua khi được nấu chín giúp tập trung hàm lượng lycopene nhiều hơn, đây là lý do nên ăn cà chua nấu chín hay làm sốt cà chua tốt hơn nhiều so với ăn cà chua tươi.
Quả bơ

Quả bơ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong quả bơ có dầu mono-unsaturated giúp trái tim hoạt động khỏe.

Bơ đã được chứng minh là loại quả có khả năng làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, giúp bảo vệ thành động mạch.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh bơ là loại quả có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và những người có nguy cơ đau tim.

Cả Hiệp hội tiểu đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo bệnh nhân nên ăn bơ và dùng bơ như là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch.
Các loại quả mọng mùa hè

Berry là loại quả mọng, có rất nhiều loại quả thuộc họ berry như quả mâm xôi đỏ (raspberry), quả việt quất (blueberry) , quả dâu tây, mâm xôi…

Trong các loại quả mọng này đều có chứa hàm lượng cao các chất phytochemical giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa ung thư. Quả mọng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cả chứng dị ứng theo mùa.
Nghiên cứu còn cho thấy, quả việt quất có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Riêng đối với bệnh ung thư, việt quất được coi là người bạn đồng hành chống lại bệnh tật.

Một nghiên cứu đáng chú ý về quả mâm xôi đen cho biết, loại quả này có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ở khối u.

Một loại quả mọng thường gặp nhất là quả dâu tây, đây là loại quả phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó có chứa chất fisetin phytochemical rất tốt để ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ- Alzheimer.

Dưa chuột

Dưa chuột là một loại quả chứa nhiều nước, tính mát, có tác dụng chống viêm. Đây cũng là loại quả thường được sử dụng để làm đẹp như làm trắng da, giảm bọng mắt sau một đêm mất ngủ, hay thậm chí là để giảm cân.

Cũng giống như dâu tây, dưa chuột chứa hàm lượng fisetin có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng hay quên.
Nho

Nho là một trong những loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống lão hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.

Đó là do chất resveratrol trong nho giúp giảm cân, ngăn chặn sự tăng trưởng của những tế bào bất thường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, nho còn có khả năng kích hoạt sự tự tiêu hủy của tế bào gây ung thư gan, đây là loại ung thư có tỷ lệ người mắc cũng như tử vong cao, nhất là ở những quốc gia đang phát triển.

Các nhà khoa học cho công bố nghiên cứu trên chuột cho thấy nho giúp giảm hơn 85 % nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt.

Những con chuột được ăn một chế độ ăn uống giàu resveratrol có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể.
Các nhà khoa học cho rằng, trái cây rau quả càng nhiều màu sắc, khả năng chống ung thư và bệnh tật càng cao.

Điều này đúng nhưng chưa đủ, có những loại quả không có màu sắc bắt mắt nhưng cũng là những “chiến binh” hàng đầu chống lại ung thư như hành tây và tỏi.

Xoài

Xoài là loại quả ở vùng nhiệt đới, có thành phần dinh dưỡng giàu đồng, kali, magiê, vitamin B – và rất nhiều các hoạt chất phytochemicals như quercetin, astragalin, fisetin methylgallat giúp tăng cường miễn dịch, có tác dụng chống viêm.

Nhưng quan trọng nhất là trong xoài có chứa nhiều chất xơ và các enzyme thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cũng giống như cà rốt, xoài có thịt quả màu cam, giàu vitamin A, rất tốt cho mắt.
Đỗ xanh

Đỗ xanh là một trong những thực phẩm đang được khuyến nghị sử dụng trong chế độ ăn có lợi cho sức khỏe.

Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, đỗ xanh giàu chất xơ, sắt, canxi, giàu khoáng chất như silic, mangan và nhiều chất dinh dưỡng không được tìm thấy ở bất cứ loại rau quả nào. Vì thế, ăn đỗ xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, và tiểu đường.

Một nghiên cứu còn cho thấy đỗ xanh giúp làm giảm nguy cơ tích tụ cục máu đông gây ra các bệnh ở hệ tim mạch và não.

Ngoài ra đỗ xanh còn chứa các chất chống oxy hóa như kaempferol, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, thậm chí chống vi khuẩn.

(0)