Thở khò khè
Khò khè, ho kéo dài là một triệu chứng thường gặp của các bệnh như cảm cúm, hen suyễn, các chứng bệnh về phổi… Thế nhưng, đôi khi nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.

Do các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức có thể gây ra tình trạng khó thở và ho. Vậy nên, khi gặp phải hiện tượng thở khò khè kéo dài thường xuyên thì bạn nên chủ động đi kiểm tra và xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh.
Sốt nhẹ, nhức đầu
Thông thường, các bệnh ung thư dễ dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ kèm theo tình trạng nhức đầu. Do lượng bạch cầu trong cơ thể tăng lên nhưng sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào, từ đó làm cho hệ miễn dịch dần suy yếu, nhạy cảm và dễ ốm vặt.
Xuất hiện đốm đỏ trên da
Nếu bỗng dưng thấy làn da xuất hiện những đốm đỏ, hoặc tím bầm trên cơ thể thì bạn nên chú ý vì nhiều khả năng là do cơ thể giảm tiểu cầu.

Trong đó, tiểu cầu là một tế bào máu có thể ngăn chặn tình trạng chảy máu, giúp máu đông. Thế nên, khi tiểu cầu giảm thì nó sẽ gây ra các dấu hiệu đổi màu trên da.
Đau xương khớp
Nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ung thư máu đều có sự xuất hiện của hiện tượng đau xương khớp, nhất là vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ.

Nguyên nhân là do tủy xương gặp vấn đề nên gây gián đoạn trong quá trình sản xuất các tế bào máu, nguy hiểm hơn còn dẫn đến tình trạng gãy xương.
Chảy máu cam
Hệ miễn dịch làm việc kém cũng có thể gây ra viêm nhiễm và những hạch bạch huyết trong cơ thể. Đặc biệt, chảy máu cam chính là một hiện tượng cảnh báo điều này nhưng nhiều người lại ít để tâm đến.

Do những cơn chảy máu cam thường đến bất chợt và có thể khắc phục ngay lúc đó, tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài và lượng máu chảy nhiều bất thường thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Dễ bị bầm tím
Cơ thể thường xuyên bị bầm tím mà không phải do bất cứ va chạm xung quanh nào thì hãy coi chừng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu.

Khi các tế bào bạch cầu thay đổi thì lượng tiểu cầu trong cơ thể cũng bị ứ đọng lại, gây ra hiện tượng bầm tím bất thường. Thế nên, nếu gặp phải dấu hiệu này thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

(0)

Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

Ngải cứu cây thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả

1. Cây ngải cứu trắng:

Ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh đau khớp được ông cha ta truyền lại từ nhiều đời nay. Ngải cứu có thể ăn được như một món ăn, loại rau có hiệu quả bất ngờ nếu thường xuyên sử dụng để chữa xương khớp.

Để chữa bệnh đau khớp bằng cây ngải cứu, người bệnh có thể dùng ngải cứu trắng trộn với muối biển, đem nướng nóng đắp lên vị trị khớp đau sẽ làm giảm đau, bớt sưng tấy khi phần xương khớp bị sưng.

2. Lá lốt chữa bệnh đau khớp khi trời lạnh:

Khi trời lạnh người bị đau khớp thường bị đau nhức và khó có thể đi lại bình thường. Để điều trị các bạn có thể lấy 10 đến 15 gam lá lốt khô hoặc 30 gam tươi đun với 2 chén nước còn nữa chén để uống. Để có hiệu quả tốt nhất, nên uống nước lá lốt này vào buổi tối, sau khi ăn và uống khi nước vẫn còn ấm.

Chữa bệnh đau khớp cây lá lốt muốn có tác dụng rõ rệt người bệnh cần sử dụng liệu trình liên tiếp khoảng 10 ngày.

Cỏ trinh nữ bài thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả cao, an toàn

3. Chữa bệnh đau khớp bằng cỏ trinh nữ (Cây thẹn, cây mắc cỡ, cây xấu hổ):

Trong dân gian cây trinh nữ là bài thuốc quý, trinh nữ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm. Công dụng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, phong thấp, nhức xương, chân tay tê bại khá tốt.

Chữa đau khớp bằng cỏ trinh nữ người bệnh cần: Lấy rễ cây thái mỏng đem tẩm với rượu trắng, sắc với 400ml nước để lấy 100ml nước rễ cỏ trinh nữ chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng các bài thuốc này liên tục trong thời gian từ 7-10 ngày.

4. Cây dây đau xương (cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng):

Cây dây đau xương có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Thường dùng chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại.

Để điều trị đau khớp bằng cây dây đau xương người bệnh dùng dây và lá sắc nước uống.

Thuốc nam điều trị đau khớp hiệu quả nếu dùng đúng cách

5. Dùng cây cỏ xước (nam ngưu tất) chữa bệnh đau khớp:

Cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Để chữa đau khớp người bệnh có thể dùng toàn thân cây rửa sạch đun nước uống hằng ngày.

6. Chữa đau nhức xương khớp bằng cam, phèn chua và hành khô:

Người bệnh chỉ cần lấy 1 quả cam cắt bỏ phần đầu, cho phèn chua và 1 củ hành khô vào phần ruột, đem nướng sau đó cắt ra và đắp vào vùng bị đau khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy tình trạng đau của mình giảm đáng kể.

7. Rượu ngâm hạt gấc chữa bệnh đau khớp:

Hạt gấc ngâm rượu là bài thuốc chữa đau khớp hiệu quả tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua. Hạt gấc ngâm rượu còn hữu hiệu với cả c trường hợp đau lưng và đau nhức xương, vết thương, vết cắn do va đập.

Để làm rượu ngâm hạt gấc người bệnh cần: 50 hạt gấc chín, rửa sạch đem nướng xém vỏ, để nguội sau đó đập bỏ phần vỏ cứng ở ngoài. Lấy phần nhân bên trong giã cho vào lọ đổ rượu trắng khoảng 45 độ, ngập xâm xấp hạt gấc, đậy kín nắp khoảng 5-7 ngày là có thể dùng được.

Rượu hạt gấc ngâm để càng lâu càng tốt, khi nào cần dùng chỉ cần lấy rượu xoa bóp phần đau 5 đến 10 phút.

(0)

Mã tiền là vị thuốc nam quý giá thường được dùng để trị đau nhức xương khớp. Đông y cũng liệt mã tiền vào loại thuốc “dĩ độc trị độc” chữa nhiều bệnh ung thư.

Trường tử mã tiền là loại cây dây leo to, vỏ cây màu trắng tro, cành non hình trụ, tua cuốn sinh ở nách lá. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, mép nguyên.

Cây ra hoa trắng, hình ống vào mùa hạ, mùa xuân. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ, hạt tròn, hình dẹt.

Mã tiền là cây gỗ cao 10 – 15m, lá mọc đối, phiến lá có hình trứng, hoa mọc thành tán ở ngọn cây, màu trắng. Quả mọng hình cầu, chín có màu vàng cam, hạt tròn hình dẹt.

Trong Đông y, người ta thường dùng hạt mã tiền làm thuốc, thông thường chọn loại hạt to,dày, cứng là tốt nhất.
Mã tiền đã được nhân dân sử dụng từ xa xưa làm thuốc xoa bóp, chữa tê liệt nửa người, chó dại cắn và trị ghẻ rất công hiệu. Tuy nhiên, vì mã tiền là loại thuốc độc bảng A nên không được dùng trực tiếp mà phải qua bào chế để loại bớt chất độc.

Có thể chế biến mã tiền bằng cách ngâm hạt mã tiền 1 đêm cho mềm, bóc vỏ, thái mỏng, sấy khô. Cho hạt đã thái, sấy khô vào dầu vừng đun sôi, đến khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay, nếu để chậm sẽ cháy, mất tác dụng. Đem sấy khô dể dùng.
Cây mã tiền.

1. Bài thuốc sử dụng mã tiền chữa bệnh ung thư:

Cuốn “Cây thuốc, vị thuốc chữa bệnh ung thư” của Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu những bài thuốc chữa ung thư có sử dụng mã tiền như sau:

– Mã tiền tử 15g (rang dầu mè), toàn yết 15g, ngô công 15g, kê nội kim 15g, hùng hoàng 30g, đan sâm 150g. Các vị tán bột làm viên, 1 ngày dùng 2 – 3 lần, 1 lần 1-3g, uống với rượu, trị ung thư thực quản

– Mã tiền tử 24g, ngô công 30 con, hoa phấn 10g, tế tân 10g, bồ hoàng 4g, bạch chỉ 4g, tử thảo 4g, xuyên sơn giáp 2g, hùng hoàng 2g.

Mã tiền bóc lông, vỏ cắt lát phơi khô dùng 300g dầu mè đun nóng, thêm các vị thuốc, còn lại đem sấy khô cháy, bỏ bã, thêm Mã tiền đun vàng, lọc bỏ bã. Dầu còn lại nhân lúc nóng thêm sáp ong (mùa đông 30g, mùa hè 60g) trộn đều để nguội.

Hoặc dùng mã tiền tử 20g, ngô công 20g, tử thảo 20g, bách yết thảo 20g. Chế thành cao, bôi chỗ bệnh. Trị ung thư da.
– Mã tiền tử 1g, ốc sên sống 0,5g, ngô công 1,5g, nhũ hương 0,1g, phòng phong 0,5g, toàn yết 0,3g.

Mã tiền tử dùng nước ngâm 24 giờ, thay đổi nước ngâm tiếp 7 ngày, bóc vỏ phơi khô.

Dùng dầu mè sao vàng, đồng thời sao ngô công, yoàn yết, phong phòng hơi vàng, tán bột, oa ngưu (ốc sên) giã nát phơi khô tán bột.

Các vị thuốc làm viên, 1 ngày uống 3 lần, 1 lần 1,5g, trị ung thư dạ dày, ung thư tuyến vú.

Mã tiền tử 1,5g, thất diệp nhất chi hoa 12g, hoàng kỳ 30g, phượng vĩ thảo 16g, sơn đậu căn 10g, tử thảo 10g, xạ can 6g, đương quy 16g, đảng sâm 16g, sinh cam thảo 6g, tây hoàng phấn 0,6g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thamg. Trị bệnh bạch huyết cấp tính – Leucemie.

– Chích mã tiền 10g, bào giáp 10g, đương quy 10g, xuyên khung 6g, tê giác 6g, toàn yết 6g, ngô công 6 con, hùng hoàng 3g, cam thảo 3g.

Dùng dầu mè sao vàng, mã tiền cùng các vị tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần 1,5g, trị ung thư mũi họng, ung thư tuyến vú và ung thư thực quản.

– Mã tiền chế 12g, ngũ linh chi 15g, can tất 6g, tiên hạc 20g, chỉ xác 20g, hỏa tiêu 20g, bạch phàn 20g, uất kim 20g.

Các vị tán bột làm viên, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi ngày 0,3 – 0,6g, trị ung thư dạ dày, thực quản, gan, phổi, tuyến vú.

2. Bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa viêm khớp, đau khớp có sử dụng mã tiền: Phong tê thấp bà Giằng

Thuốc phong Bà Giằng có nguồn gốc từ vùng Thanh Hóa, dùng để trị đau nhức tê thấp sưng khớp. Bài thuốc bao gồm:

Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tử chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.

Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 – 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả.

Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.

Lưu ý: Mã tiền là vị thuốc rất độc. Khi ngộ độc mã tiền, người bệnh thường lên cơn co cứng. Do đó, trong bào chế và sử dụng mã tiền cần rât cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng. Tốt nhất, hỏi qua ý kiến của bác sĩ và chuyên gia Đông y khi cần sử dụng.

(0)

Bệnh có chiều hướng gia tăng nhanh

Phác đồ điều trị do Giáo sư Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành đã đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho từng giai đoạn bệnh, các phương pháp điều trị từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… cho từng giải phẫu bệnh.

Báo động: 94.000 người Việt tử vong vì ung thư mỗi năm
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê năm 2012 của GLOBOCAN, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ mắc với 10 % trong tổng số các bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong thuộc hàng thứ 4 với 8,5 % bệnh nhân tử vong do ung thư.

Ung thư trực tràng đại tràng ở Mỹ đứng hàng thứ tư về tỷ lệ mắc và thứ 2 về tỷ lệ tử vong.

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp có xu hướng gia tăng trong đó tỷ lệ chuẩn theo tuổi là 10,1/100 nghìn dân đứng hàng thứ sáu trong các bệnh ung thư của cả hai giới. Theo ghi nhận, tỷ lệ mắc ung thư tại Hà Nội chuẩn theo tuổi là 7,5/100 nghìn dân.

Trong phác đồ của Bộ Y tế cũng nêu rõ 3 nguyên nhân và yếu tố gây ung thư đại trực tràng:

– Yếu tố dinh dưỡng: Bệnh liên quan chặt chẽ với các chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vi ta min A, B, C, E và thiếu canxi. Thực phẩm chứa các benzopyren, nitrosamine có khả năng gây ưng thư.
Nitrosamine trong dưa, cà muối khú hỏng.

Theo các nghiên cứu Nitrosamin và các hợp chất N-nitroso khác là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng.

Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng…

– Yếu tố thứ hai: Các tổn thương tiền ung thư như viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, polyp đại trực tràng.

– Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh ung thư đại trực tràng với gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền, hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp đó là hội chứng Lynch, bệnh da polyp trực tràng yếu tố gia đình FAP, hội chứng peutz-jeghers, hội chứng Gardner.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Đi ngoài ra nhầy máu là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh ung thư đại trực tràng. Đau bụng u đại tràng phải đau kiểu Koernig, u đại tràng trái đau kiểu tắc ruột, u đại tràng sigma đau hạ vị kiểu kèm đi ngoài nhiều lần.

Biến chứng của u đại tràng như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc. Một số triệu chứng do di căn xa tự sờ thấy hạch thượng đòn, chướng bụng.

Triệu chứng thực thể: Khám bụng có thể sờ thấy u qua thành bụng hoặc qua thăm khám trực tràng nếu u ở trực tràng, ống hậu môn, bệnh nhân có thể tự sờ thấy u.

U đại trực tràng gây tắc ruột

Thăm trực tràng: Có thể phát hiện khối u ở trực tràng thấp và trực tràng giữa.

Khám toàn thân để phát hiện di căn gan, hạch ngoại vi, dịch cổ trướng, di căn buồng trứng ở phụ nữ, đánh giá mức độ tiến triển bệnh.

Triệu chứng toàn thân: Hạch thượng đòn, thiếu máu, gầy sút, người bệnh có thể gầy sút 5 – 10 kg trong vòng 2-4 tháng. Suy nhược bệnh tiến triển lâu làm suy mòn.

Tiên lượng ung thư đại trực tràng tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 năm từ 40 – 60%. So với các ung thư đường tiêu hóa khác thì ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt hơn.

Ngoài ra, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm giai đoạn 1 là trên 90 %, giai đoạn 2 là hơn 60 %, giai đoạn 3 hơn 30 % giai đoạn 4 tỷ lệ sống trên 5 năm dưới 5 %. Một số yếu tố khác cũng quyết định tiên lượng bệnh đó là thể giải phẫu bệnh, độ mô học.

(0)

Bệnh ung thư càng ngày càng trở nên đáng sợ. Những thông tin quan trọng về tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn, góp phần đẩy lùi ung thư.

Những số liệu về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc rất đáng tham khảo

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Còn ở Trung Quốc, theo số liệu năm 2015 của Trung tâm Ung thư Quốc gia TQ, số trường hợp mắc ung thư mới là 4,292 triệu ca và 2,841 triệu trường hợp tử vong, tương ứng với trung bình 12.000 ca mắc ung thư mới và 7.700 ca tử vong do ung thư mỗi ngày.

Theo số liệu trên, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

Ngày Ung thư Thế giới (4/4) năm nay có chủ đề là “Chúng ta có thể chiến thắng ung thư”. Theo số liệu thông kê được công bố, có tới hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới mỗi năm trên thế giới, và con số này ở Trung Quốc là 4,29 triệu trường hợp.
Theo thống kê của Trung tâm Ung thư Quốc gia (TQ), ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở Trung Quốc. Trong đó, tỷ lệ tử vong đã tăng 465% trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Bộ khoa học phòng chống ung thư Trung Quốc kiêm Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh Chi Tu Ích cho biết, ngoài yếu tố lão hóa theo thời gian, thì những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ mắc ung thư bao gồm môi trường, nghề nghiệp, lối sống và thói quen không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.

Trong những năm gần đây, ung thư tuyến giáp đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư thực quản đã giảm.

Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở khu vực thành thị cao gấp đôi so với các thành phố nhỏ, và tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở thành phố lớn cũng cao gấp 4 lần so với các thành phố nhỏ.

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các thành phố lớn là cao, cao hơn ở các thành phố nhỏ và nông thôn (xét ở góc độ vùng miền, địa lý), nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn gần 20% so với các thành phố nhỏ.

Nhóm người sau 40 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đã tăng lên rất nhanh chóng, cho đến tuổi 85, một người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao tới 36%.

Chỉ có 10 – 30% các bệnh ung thư có thể là do đột biến di truyền, và gần 90% các bệnh ung thư có thể đều xuất phát từ các yếu tố liên quan đến thói quen, lối sống và môi trường. Các chuyên gia tin rằng, với việc áp dụng các lối sống lành mạnh, ít nhất 1/3 bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa.

Ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư cổ tử cung có thể giảm 29% bằng cách tiêm chủng ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng mãn tính.

Theo chuyên gia Chu Quân, Bệnh viện ung thư Đại học Bắc Kinh (TQ), giả sử loại ung thư hạch niêm mạc dạ dày xuất phát từ một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori, làm thế nào để chúng ta ngăn chặn nó? Nếu bạn bị nhiễm Helicobacter pylori, chúng ta có thể loại bỏ nó bằng thuốc kháng sinh, và nguy cơ mắc ung thư hạch sẽ giảm nhiều sau đó.
Can thiệp sớm thì 60% ung thư có thể ngăn ngừa và chữa trị

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng 60% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và chữa khỏi thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, chẩn đoán sớm và điều trị sớm.

Tỷ lệ ung thư của Trung Quốc so với trên thế giới là ở mức độ trung bình, nhưng tỉ lệ sống 5 năm so với một số nước phát triển vẫn có những khoảng cách đáng kể, ví dụ, ở Mỹ có tỉ lệ sống sót sau ung thư vú là hơn 90%, trong khi Trung Quốc chỉ là 57,7%.

Phó tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu thời cơ vàng trong điều trị ung thư TQ – Đổng Chí Vĩ cho biết, lưu ý trên đây có sự liên quan đến quá trình hình thành ung thư, nhưng quan trọng hơn nữa, chúng ta thường phát hiện bệnh quá muộn.

Các bác sĩ ở Trung Quốc thường phải bỏ rất nhiều công sức, kiến thức và tâm trí vào việc điều trị các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, trong khi lẽ ra, nếu bệnh nhân khám sớm và điều trị sớm mới là việc quan trọng hơn.

Hầu hết các bệnh ung thư có thể được thực hiện chẩn đoán và điều trị sớm, chẳng hạn như ung thư phổi… Mặc dù không có triệu chứng sớm cụ thể, nhưng việc kiểm tra ngực bằng hình ảnh X-quang hoặc CT, phát hiện sớm có một ý nghĩa tích cực.

Nhóm người hơn 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá và nhóm có lịch sử gia đình bị ung thư phổi thì nên sớm tiến hành sàng lọc ung thư phổi.

Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa sớm. Sau khi phụ nữ kết hôn được hai năm, tốt nhất là nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia cho rằng sau 50 tuổi, những người bị polyp đại trực tràng, tiền sử tiêu chảy, táo bón và máu trong phân, và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng cần được kiểm tra nội soi đại tràng thường xuyên.

Theo chuyên gia Vương Quý Tề, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung bướu, Học viện khoa học Y học Trung Quốc cho biết, có khoảng 1/3 số bệnh ung thư thông qua sàng lọc có thể phát hiện và điều trị hiệu quả, đạt được tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Trong đó bao gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Ung thư vú đứng đầu trong tỷ lệ mắc bệnh ác tính ở nữ giới

Ung thư vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ Trung Quốc, có khoảng 270.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, so với các khối u ác tính khác, điều trị ung thư vú sẽ tốt hơn, và nó không dễ dàng để bị tái phát trở lại. Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu chúng ta có thể đạt được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, tỷ lệ chữa bệnh ung thư vú có thể đạt hơn 90%.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú hiện tại của Trung Quốc là 40-50/100.000, tăng gấp ba lần so với 20 năm trước, tỷ lệ người mắc bệnh ở thành phố cao gấp đôi so với ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và thành phố khác, tỷ lệ tỷ lệ gần với mức ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ.

Độ tuổi cao điểm mắc ung thư vú ở Trung Quốc là từ 45 – 55 tuổi, sớm hơn so với người phương Tây khoảng 10 năm. Thời gian thăm khám sàng lọc của bệnh nhân muộn, lấy Bắc Kinh làm ví dụ, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú trong giai đoạn tham vấn điều trị lần đầu tiên chỉ đạt 32%.

Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc ung thư vú cao liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền, béo phì và lạm dụng hormone nữ.

Giáo sư Hoàng Hán Nguyên, Khoa ngoại, Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh (TQ) cho biết, nguyên nhân đầu tiên của ung thư vú có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, đặc biệt, kể cả mẹ đẻ, chị em gái, dì hoặc cô bị ung thư cũng có thể liên quan đến bản thân người mắc bệnh.

Yếu tố thứ 2 liên quan nhiều đến việc sinh đẻ. Những phụ nữ không sinh con, sinh con muộn hoặc không cho con bú đều là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú với tỉ lệ cao hơn bình thường.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bệnh ung thư vú Đông Tây y kết hợp, chuyên gia Đỗ Ngọc Đường, phụ nữ nên cố gắng cho con bú, tối thiểu phải được 6 tháng, thông thường yêu cầu ở mức 8 tháng, tốt nhất là trên 1 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh viêm vú, mầm ung thư vú sẽ thấp hơn, từ đó có thể xem là một biện pháp phòng ngừa ung thư vú.

Các chuyên gia nhắc nhở rằng, phụ nữ trên 35 tuổi lần đầu sinh con nếu đã thực hiện các liệu pháp xạ trị hoặc những người sử hormone làm rụng trứng thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ trẻ nên khám siêu âm vú thường xuyên mỗi năm. Phụ nữ hơn 40 tuổi nên sàng lọc tốt nhất thông qua chụp nhũ ảnh để chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
Tiêm chủng có thể ngăn chặn khoảng 70% ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú, Trung Quốc có khoảng 100.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Hiện nay, vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã được sử dụng tại các cơ sở y tế, nếu chủng ngừa có thể ngăn ngừa 70% ung thư cổ tử cung.

Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị, nên tiêm chủng phòng ngừa vi khuẩn HPV trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Khi tiêm thuốc này có thể có những phản ứng phụ như sưng nóng đỏ đâu hoặc phát sốt, đau đầu, buồn nôn, nhưng đây đều là những phản ứng thông thường của cơ thể, không có nghĩa là chúng thiếu an toàn cho sức khỏe.

(0)

Không mùa nào mà lượng hoa quả lại dồi dào và đa dạng như mùa hè, trong đó có rất nhiều loại rau quả có chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng chống bệnh tật như bệnh ung thư.

Nhiều người cho rằng mùa hè thường có rất nhiều loại rau, hoa quả có tính nóng, ăn nhiều dễ lên mụn nhọt. Nhưng đây cũng là mùa lượng rau quả phong phú, dồi dào, nhất là ở các nước phương Tây nơi chỉ có vài tháng mùa hè.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau quả càng có nhiều màu sắc, càng có tác dụng phòng chống bệnh tật, dưới đây là một số loại rau quả mùa hè các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta không nên bỏ qua.

Cà chua

Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà chua có khả năng ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, phổi, và nhiều loại ung thư khác.

Sở dĩ nó có tác dụng chống ung thư mạnh như vậy là do trong cà chua có hàm lượng cao hoạt chất lycopene chống oxy hóa.

Theo thống kê của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã tiến hành tới 72 nghiên cứu khác nhau về cà chua và những lợi ích phòng bệnh của cà chua.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, cà chua khi được nấu chín giúp tập trung hàm lượng lycopene nhiều hơn, đây là lý do nên ăn cà chua nấu chín hay làm sốt cà chua tốt hơn nhiều so với ăn cà chua tươi.
Quả bơ

Quả bơ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong quả bơ có dầu mono-unsaturated giúp trái tim hoạt động khỏe.

Bơ đã được chứng minh là loại quả có khả năng làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, giúp bảo vệ thành động mạch.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh bơ là loại quả có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và những người có nguy cơ đau tim.

Cả Hiệp hội tiểu đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo bệnh nhân nên ăn bơ và dùng bơ như là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch.
Các loại quả mọng mùa hè

Berry là loại quả mọng, có rất nhiều loại quả thuộc họ berry như quả mâm xôi đỏ (raspberry), quả việt quất (blueberry) , quả dâu tây, mâm xôi…

Trong các loại quả mọng này đều có chứa hàm lượng cao các chất phytochemical giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa ung thư. Quả mọng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cả chứng dị ứng theo mùa.
Nghiên cứu còn cho thấy, quả việt quất có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Riêng đối với bệnh ung thư, việt quất được coi là người bạn đồng hành chống lại bệnh tật.

Một nghiên cứu đáng chú ý về quả mâm xôi đen cho biết, loại quả này có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ở khối u.

Một loại quả mọng thường gặp nhất là quả dâu tây, đây là loại quả phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó có chứa chất fisetin phytochemical rất tốt để ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ- Alzheimer.

Dưa chuột

Dưa chuột là một loại quả chứa nhiều nước, tính mát, có tác dụng chống viêm. Đây cũng là loại quả thường được sử dụng để làm đẹp như làm trắng da, giảm bọng mắt sau một đêm mất ngủ, hay thậm chí là để giảm cân.

Cũng giống như dâu tây, dưa chuột chứa hàm lượng fisetin có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng hay quên.
Nho

Nho là một trong những loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống lão hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.

Đó là do chất resveratrol trong nho giúp giảm cân, ngăn chặn sự tăng trưởng của những tế bào bất thường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, nho còn có khả năng kích hoạt sự tự tiêu hủy của tế bào gây ung thư gan, đây là loại ung thư có tỷ lệ người mắc cũng như tử vong cao, nhất là ở những quốc gia đang phát triển.

Các nhà khoa học cho công bố nghiên cứu trên chuột cho thấy nho giúp giảm hơn 85 % nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt.

Những con chuột được ăn một chế độ ăn uống giàu resveratrol có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể.
Các nhà khoa học cho rằng, trái cây rau quả càng nhiều màu sắc, khả năng chống ung thư và bệnh tật càng cao.

Điều này đúng nhưng chưa đủ, có những loại quả không có màu sắc bắt mắt nhưng cũng là những “chiến binh” hàng đầu chống lại ung thư như hành tây và tỏi.

Xoài

Xoài là loại quả ở vùng nhiệt đới, có thành phần dinh dưỡng giàu đồng, kali, magiê, vitamin B – và rất nhiều các hoạt chất phytochemicals như quercetin, astragalin, fisetin methylgallat giúp tăng cường miễn dịch, có tác dụng chống viêm.

Nhưng quan trọng nhất là trong xoài có chứa nhiều chất xơ và các enzyme thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cũng giống như cà rốt, xoài có thịt quả màu cam, giàu vitamin A, rất tốt cho mắt.
Đỗ xanh

Đỗ xanh là một trong những thực phẩm đang được khuyến nghị sử dụng trong chế độ ăn có lợi cho sức khỏe.

Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, đỗ xanh giàu chất xơ, sắt, canxi, giàu khoáng chất như silic, mangan và nhiều chất dinh dưỡng không được tìm thấy ở bất cứ loại rau quả nào. Vì thế, ăn đỗ xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, và tiểu đường.

Một nghiên cứu còn cho thấy đỗ xanh giúp làm giảm nguy cơ tích tụ cục máu đông gây ra các bệnh ở hệ tim mạch và não.

Ngoài ra đỗ xanh còn chứa các chất chống oxy hóa như kaempferol, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, thậm chí chống vi khuẩn.

(0)

Khoảng 42% trường hợp ung thư và 45% trường hợp tử vong do ung thư ở Mỹ liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được bằng cách thay đổi lối sống.

Theo một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đưa ra các ước tính bằng cách tính toán, các yếu tố lối sống nhất định ảnh hưởng đến 26 loại ung thư khác nhau ở người lớn trên 30 tuổi. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

– Hút thuốc lá

– Khói thuốc lá

– Thừa cân

– Uống rượu

– Ăn thịt đỏ và thịt chế biến

– Chế độ ăn ít trái cây và rau củ, chất xơ và canxi trong khẩu phần ăn.

– Không hoạt động thể chất

– Tim cực tím (UV) bức xạ từ ánh mặt trời

– Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, có thể giảm ngay 50% nguy cơ ung thư bằng cách này – Ảnh 1.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét mức độ phổ biến của những yếu tố nguy cơ đã biết và nguy cơ tương đối. Họ sử dụng các thông tin này để ước lượng tỷ lệ ung thư liên quan đến những yếu tố nguy cơ. Sau đó, họ áp dụng tỷ lệ này để chẩn đoán ung thư thực tế và phân tích dữ liệu tử vong để ước tính tổng số trường hợp ung thư và trường hợp tử vong.

Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Viện Ung thư Quốc gia. Các tác giả cho biết, mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm 25% kể từ năm 1991, tuy nhiên, gánh nặng do ung thư vẫn còn rất nặng nề.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, những phát hiện của họ có thể giúp các nhà lãnh đạo đặt ra các ưu tiên cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư.

Xếp hạng các yếu tố nguy cơ

Sau khi phân tích các yếu tố nguy cơ đối với các trường hợp ung thư tổng thể và trường hợp tử vong do ung thư vào năm 2014. Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận yếu tố nguy cơ hút thuốc lá đứng đầu danh sách.

1. Hút thuốc lá. Yếu tố nguy cơ này chiếm 19% trong tất cả các trường hợp ung thư và gần 29% trường hợp tử vong do ung thư.

2. Thừa cân và béo phì. Yếu tố nguy cơ này chiếm 7,8% số trường hợp mắc bệnh ung thư và 6,5% trường hợp tử vong do ung thư.

3. Uống rượu. Yếu tố nguy cơ này có liên quan đến 5,6% trương hợp ung thư và 4% trường hợp tử vong do ung thư.

4. Tia UV. Yếu tố này có thể chiếm tới gần 5% số trường hợp, nhưng chỉ chiếm khoảng 1,5% ca tử vong.

5. Không hoạt động thể chất: chiếm gần 2,9% số trường hợp và 2,2% số người chết do ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, có thể giảm ngay 50% nguy cơ ung thư bằng cách này – Ảnh 2.
Theo đó, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, 42% trường hợp ung thư và 45% trường hợp tử vong do ung thư ở Mỹ có liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được bằng cách thay đổi lối sống.

– Cai nghiện thuốc lá và tránh xa khói thuốc

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động lành mạnh bằng cách làm theo hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về Dinh dưỡng và Hoạt động thể thao để dự phòng ung thư.

– Tìm hiểu các phương pháp làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi tia UV với các kiến thức về phòng chống và phát hiện sớm ung thư da.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các loại bệnh nhiễm trùng có liên quan đến ung thư.

– Đảm bảo các thành viên trong gia đình đều được tiêm chủng ngừa vacxin HPV.

(0)

Cà tím là thực phẩm bình dân, phổ biến và dễ ăn uống. Nhưng nhiều người chưa quan tâm đến các tác dụng tuyệt vời của nó. Đã đến lúc bạn nên bổ sung món ăn này lên mâm cơm gia đình.

Theo kênh Bác sĩ Gia đình Trung Quốc, các bác sĩ cho rằng cà tím là một “lương dược” vì không chỉ có thể phòng ngừa ung thư mà còn có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn và điều trị ít nhất 3 bệnh nguy hiểm khác. Đây cũng là lý do càng ngày càng có nhiều người bổ sung thêm cà tím trong các bữa ăn hàng ngày.

Như chúng ta đều biết, cà tím là thực phẩm phổ biến, vị nhạt tính ngọt hương vị thơm ngon đậm đà. Chính vì vậy mà cà luôn được xem là món rau quả chính trong bữa ăn của nhiều gia đình, dinh dưỡng phong phú, dễ dàng chế biến, chỉ cần thêm ít gia vị là món ăn sẽ trở nên vô cùng đặc biệt.

Loại lương dược rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng – Ảnh 1.
Ngày nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím có chứa các chất dinh dưỡng đặc biệt có khả năng kiểm soát tốt một số bệnh thông thường.

Sau đây là những tác dụng hỗ trợ điều trị 4 loại bệnh của cà tím mà các bác sĩ muốn bạn nên tham khảo để bổ sung món ăn này vào bữa ăn của mình thường xuyên hơn.

1. Bệnh cholesterol cao

Trong chất xơ có trong cà tím chứa một hoạt chất đặc biệt có thể mang lại tác làm giảm cholesterol trong cơ thể, được xem là loại thức ăn hiếm trong nhóm thực vật có tác dụng này.

Loại lương dược rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng – Ảnh 2.
2. Bệnh đi ngoài có máu trong phân

Cà tím có tác dụng làm cho cơ thể được thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu viêm và giảm đau. Nếu chúng ta nấu món cà tím bằng cách hấp cách thủy (làm cho cà chín bằng hơi nước) ăn liên tục ít ngày như vậy có thể giúp hỗ trợ cải thiện bệnh đi ngoài ra máu, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.

3. Bệnh ung thư

Trong trái cà tím có chứa chất có tên là solanine, một chất có thể ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư trong đường tiêu hóa của cơ thể con người, đặc biệt là trong cà tím còn chứa một thành phần độc đáo có thể có tác dụng điều trị tích cực bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Một số bệnh nhân ung thư khi có dấu hiệu sốt thì có thể chọn cách nấu cà tím rồi ăn khi nóng ấm để tăng cường chức năng hạ nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt nhanh chóng hơn.

Loại lương dược rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng – Ảnh 3.
4. Bệnh rối loạn chảy máu

Cà tím giàu vitamin, có thể mang lại hiệu quả cải thiện độ đàn hồi của mao mạch, làm giảm các triệu chứng liên quan đến mạch máu chảy máu, có tác dụng điều trị trên bệnh nhân mắc các bệnh về cao huyết áp, xơ cứng động mạch và một loạt các bệnh khác.

Món cà tím rất thích hợp cho những người mắc các bệnh như cao huyết áp, viêm gan, bệnh quáng gà, cận thị, nhưng đồng thời chúng ta nên lưu ý rằng những người có bệnh tì vị hư hàn, lá lách dạ dày yếu, lạnh thì không nên ăn nhiều cà tím.

(0)

Ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và rất khó điều trị. Việc điều trị chủ yếu bằng các phương pháp Tây Y. Nhưng cũng không ít người bệnh sử dụng các bài thuốc trị ung thư theo Đông Y vậy những phương thuốc này có thực sự trị được ung thư như dân gian truyền miệng. Những cây thuốc trị ung thư đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài biết sau đây nhé.

Ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và rất khó điều trị. Việc điều trị chủ yếu bằng các phương pháp Tây Y. Nhưng cũng không ít người bệnh sử dụng các bài thuốc trị ung thư theo Đông Y vậy những phương thuốc này có thực sự trị được ung thư như dân gian truyền miệng. Những cây thuốc trị ung thư đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài biết sau đây nhé.


Cây mảnh cộng

Cây mảnh cộng hay còn được người miền Nam gọi là cây bìm bịp. Tên khoa học của cây mảnh cộng là Clinacanthus nutans. Cây thuốc có nhiều ở các nước có thời tiết thuộc khí hậu nhiệt đới, vì vậy mà hay xuất hiện ở các tỉnh thuộc phía Nam của nước ta. Cây mảnh cộng có lá dẹt và dài, có màu xanh lục.
Cây mảnh cộng có thể được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.

Đây là một cây thuốc quý, không chỉ riêng người Việt biết đến. Mà các nước khác tại châu Á cũng rất tin dùng cây thuốc này nhờ tác dụng nó mang lại. Toàn bộ cây có thể được sử dụng làm thuốc, cây có vị ngọt và lành tính. Có thể phơi khô, hoặc dùng lá tươi để làm một loại rau.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cây thuốc này nổi tiếng là được sử dụng để làm loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư.

Tác dụng của cây mảnh cộng:

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (đây là tác dụng lớn nhất)
  • Tác dụng mát gan, lợi mật
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da
  • Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
  • Chóng liền xương (do nứt hoặc gãy xương)
  • Cây bạch xà thiệt thảo

Cây bạch xà thiệt thảo còn gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, xà thiệt thảo, long thiệt thảo,… Cây có tên khoa học là Hedyotis diffusa Wild, thuộc họ cà phê. Cây có thân mày nâu nhạt, tròn ở các đốt của thân, lá có hình dài và dẹt, có hoa. Cây bạch hoa xà thiệt thảo có thể thu hái vào mùa hạ, rửa sạch và sấy khô.

Cây có vị hơi nhạt, ngọt và hơi đắng. Lành tính và mát. Đây cũng là một loại cỏ dùng để thanh nhiệt, giải nhiệt, hoạt huyết, tiêu ung tán kết.
Bạch hoa xà thiệt thảo dùng làm thuốc trị ung thư theo Đông Y.

Cây thuốc này có thể trị các vết sưng đau do bênh ung thư và các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm gan,… Trị ung bướu hoặc các loại ung nhọt khác và giải độc cho người bị rắn cắn.

Y học hiện đại đã chứng minh, bạch xà thạch thảo là cây thuốc quý. Có tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn.

Cây xạ đen dùng làm thuốc trị nhiều bệnh ung thư
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus SP., thuộc họ Dây gối. Cây thường tìm thấy ở các vùng núi và trong rừng ở nước ta.

Thân cây mọc dài và thẳng thành bụi, lá cây to xoè và hơi cứng. Phần được dùng làm dược liệu của cây chủ yếu là phần thân, cành và lá. Trong cây có chứa các chất chống oxy hoá để phòng chống ung thư, chất chống nhiễm khuẩn. Và có tác dụng làm cho tế bào ung thư hoá lỏng dễ tiêu.
Xạ đen được biết đến là có tác dụng trị nhiều loại bệnh ung thư.

Tác dụng nổi bật nhất của xạ đen là để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Đặc biệt là ung thư gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao. Bên cạnh tác dụng nổi bật đó, xạ đen còn có tác dụng điều trị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm, mụn nhọt,…

Xạ đen còn được phơi khô để dùng giải nhiệt cơ thể, loại bỏ các loại độc tố ra ngoài cơ thể, giúp an thần, giảm đau và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là top 3 cây thuốc nam thường được y học cổ truyền dùng trong những bài thuốc trị ung thư. Tuy nhiên, để sử dụng những cây thuốc, vị thuốc này hiệu quả thì cần có sự nghiên cứu thêm của y học hiện đại về công dụng của chúng. Ngoài ra chúng ta vẫn không thể xa dời được các phương pháp hiện đại và đã được khoa học chứng minh.

Vì thế, người bệnh khi muốn sử dụng những bài thuốc Đông y trong điều trị bệnh, cần thăm khám và chữa trị tại những cơ sở uy tín về đông y, dược liệu.Lời khuyên tốt nhất của chúng tôi là sử dụng các loại thuốc nam như một cách hỗ trợ điều trị ung thứ chứ không dùng nó như một phương pháp trị bệnh chính.

(0)