Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo.

Đậu

Đậu chứa nhiều chất xơ và protein khiến bạn cảm thấy no lâu.

Một nghiên cứu tại Canada cho thấy những người bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp.

Đậu không phải là thực phẩm đắt đỏ và vô cùng linh hoạt trong chế biến.

Trộn các loại bột đậu đỏ, đen, xanh…sẽ có một cốc sữa đầy dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe lại rẻ tiền. Bạn cũng có thể nấu chè, cho vào món cháo… Wow!

Bông cải xanh

Bông cải xanh và các loại thực phẩm họ cải khác như cải xoăn, súp lơ và cải bruxen…đều chứa một hợp chất gọi là sulforaphane.

Hợp chất chống viêm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ các mạch máu dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên.

Bông cải xanh không chỉ chứa ít calo và carbohydates, mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt.
Dầu ôliu

Dầu ô liu có hàm lượng axit amin cao.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn chất béo tốt cho tim mạch (MUFA) giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm sự đề kháng insulin, giúp các tế bào đáp ứng tốt hơn với insulin của cơ thể.

Ngoài ra dầu ô liu còn chứa nhiều vitamin A, E cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Cá hồi

Không chỉ giàu protein, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol.

Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá mòi, cũng có tác dụng bảo vệ đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.

Rau cải bó xôi (bina)

Rau bina là một trong những nguồn cung cấp magiê cao – một vi chất giúp cơ thể bạn sử dụng insulin để hấp thụ các chất đường trong máu và quản lý đường huyết hiệu quả hơn.

Loại rau này cũng giàu vitamin K, folate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Quế

Gia vị thơm tho này đã được chứng minh là làm giảm cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.

Chỉ cần 1/4 muỗng cà phê quế mỗi ngày giúp cải thiện lượng đường trong máu và cholesterol trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng tương tự.

Thêm bột quế vào sinh tố, sữa chua, bột yến mạch hoặc thậm chí cà phê, vừa thêm hương vị cho món ăn của bạn mà không cần thêm đường hoặc muối.

Hạt quả khô

Quả óc chó đặc biệt đã được chứng minh có tác dụng chống lại bệnh tim mạch và có thể cải thiện mức độ đường trong máu nhờ óc chó có lượng chất béo không bão hòa đa cao.

Những chất béo lành mạnh này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Hạnh nhân và quả hồ đào cũng chứa các chất béo có lợi.

Hạt quả khô có lượng carbohydrate, chất đạm và chất béo thấp, tốt để ổn định lượng đường trong máu.
Quả óc chó

Bột yến mạch

Các loại ngũ cốc như yến mạch, tốt cho đường trong máu nhờ rất nhiều chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Yến mạch có chứa chất xơ dưới dạng beta-glucans, (đó là những sợi hòa tan và nở ra trong chất lỏng), giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự phân hủy và hấp thu carbohydrate từ các loại thực phẩm khác bạn ăn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy yến mạch có thể giúp cải thiện huyết áp, cholesterol và nồng độ insulin lúc đói.

Chế phẩm sữa

Ngoài việc cung cấp canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe, thực phẩm từ sữa còn cung cấp protein để ngăn cơn đói.

Sữa, pho mát và sữa chua giúp ổn định lượng đường trong máu và ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới cho thấy bạn không nhất thiết chỉ uống sữa tách bơ bởi theo một phân tích lớn từ các nhà nghiên cứu đại học Harvard và đại học Tufts chỉ ra rằng uống sữa – kể cả sữa không tách bơ – có liên quan với giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân có thể là nhờ ăn lượng chất béo cao giúp bạn cảm thấy no, vì vậy bạn sẽ ít muốn ăn các thực phẩm có đường và lượng calo cao.

(0)

Sốt rét là căn bệnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, việc chữa bệnh sốt rét được rất nhiều người quan tâm. Bài viết đề cập đến một số loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên rất hữu ích cho việc điều trị bệnh sốt rét mà chúng ta nên tham khảo.
Chữa sốt rét cho trẻ nhỏ bằng lá na


Na không những cung cấp cho chúng ta một nguồn giá trị dinh dưỡng từ quả mà còn là một Vị thuốc Đông Y rất hay trong chữa sốt rét. Theo Y học cổ truyền thì trong ruột quả na có vị ngọt, tính ấm, giúp tiêu đờm, công dụng hạt na là giải nhiệt, lá na thì trị sốt rét rất tốt.

Cách làm: chỉ cần 200gam lá na đem rửa sạch, giã nát cho cuốn vào một chiếc khăn xô sạch sau đó sử dụng đắp trực tiếp lên trán của người bệnh. Cứ làm như trên cho đến khi hạ sốt, làm nhiều lần thì hiệu quả càng cao.

Rễ lá chua me đất giúp chữa sốt rét hiệu quả

Phương pháp này chỉ được sử dụng cho những người bệnh từ bảy tuổi trở lên.

Cách làm: chuẩn bị 200gam rẽ lá chua me đất rửa sạch sau đó đem giã nát, lọc bằng vải thưa lấy nước cốt pha với mật ong và sử dụng cho bé uống trực tiếp ngày hai lần sẽ đem lại công dụng hiệu quả chữa sốt rét.

Sử dụng tỏi để chữa bệnh sốt rét

Ngoài công dụng là thực phẩm sử dụng trong đời sống thường ngày thì tỏi còn là một vị thuốc Y học cổ truyền, theo chia sẻ của các Y sĩ Y học cổ truyền thì tỏi còn có tác dụng trong chữa bệnh sốt rét. Lưu ý là phương pháp chữa bệnh sốt rét bằng tỏi này chỉ được áp dụng cho những người bệnh từ 11 tuổi trở lên.

Cách làm: phương pháp rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần nhúm nhúm tỏi, bóc vỏ sạch sẽ rồi băm nhuyễn rồi cho vào cốc nước nóng đóng kín khoảng gần 15 phút rồi lọc bã ra lấy nước đó cho người bệnh uống. Những chất chứa trong tỏi theo Đông Y sẽ có tác dụng chữa sốt rét hiệu quả.

Cỏ nhọ nồi chữa sốt rét hiệu quả

Phương pháp này là phương pháp của Đông Y được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh hiệu quả đạt hiệu quả mà đơn giản.

Cách làm: chuẩn bị 200gam cỏ nhọ nồi, rửa sạch rồi đun sôi rồi vớt để ráo nước sau đó giã nát và lọc lấy nước cốt cho người bệnh uống thường xuyên hai lần một ngày mỗi lần sử dụng 50ml nước cốt và trong khi sử dụng thì kết hợp với bã đã lọc hết nước đắp và trà lên trán, gang bàn chân, bàn tay, nách để nhanh chóng giải sốt.

Việc điều trị sốt rét bằng những cây thảo dược thiên nhiên sẽ có tác dụng lành tính, tốt cho người bệnh. Hy vọng những kiến thức về một số cây thảo dược chữa bệnh sốt rét trên sẽ giúp ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về căn bệnh sốt rét này.

(0)

Tác dụng chữa bệnh của gừng:

TS. Lương y Nguyễn Hoàng, gừng là một gia vị giúp thức ăn bớt tính hàn và là một vị thuốc quen mà lạ.

Gừng tươi: có vị cay, tính ấm. Nếu dùng làm thuốc, người ta chủ yếu dùng gừng tươi để giải cảm hàn như: nhai vài lát gừng, hãm vài lát gừng cùng nước để uống, giã gừng đánh cảm đánh gió…

Gừng khô (ôn trung trừ hàn): có tính nóng giúp làm ấm đường tiêu hóa, chữa rối loạn tiêu hóa.

Gừng khô đã được xao: hãm nước uống chữa tụt huyết áp, vã mồ hôi hoặc chân tay lạnh.

Ngoài các tác dụng cơ bản trên, có thể dùng gừng để phòng chống sỏi mật, hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý ở nam và nữ giới.

Một số bài thuốc từ gừng tươi:

ThS. Lương y Vũ Quốc Trung hướng dẫn cách chữa bệnh mất ngủ bằng gừng tươi: Thái lát 200g gừng tươi cả vỏ. Đổ khoảng 500ml nước vào đun sôi 5 phút, có thể cho thêm thìa đường phèn để giúp dễ uống. Rồi đun tiếp khoảng 10 phút cho tan đường.

Bài thuốc này giúp ngủ ngon, tốt cho tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không uống nước gừng này vào buổi tối, sẽ gây mất ngủ.

Gừng tươi thái lát hoặc đập dập, đun sôi, có thể thêm chút muối hoặc dấm để ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

(0)

Râu ngô có chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng như thuốc lợi tiểu, làm thay đổi lượng đường trong máu và giúp giảm viêm.


Ngô là loại thực phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với lịch sử hơn 10.000 năm. Ngô được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người chỉ sử dụng hạt ngô cho các món súp, bánh và các công thức nấu ăn khác.

Tuy nhiên, có một bộ phận trên cây ngô nằm trong lớp vỏ (bẹ) ngô có chứa các hoạt chất có thể sử dụng cho mục đích y học.

Các sợi râu màu vàng, đỏ trên bắp ngô tươi được gọi là râu ngô. Râu ngô được cùng để điều trị viêm bàng qua, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, đái dầm. Đồng thời, loại nguyên liệu này cũng được sử dụng để điều trị chứng suy tim sung huyết, tiểu đường, cao huyết áp, mệt mỏi và chứng cholesterol cao.

Râu ngô có chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng như thuốc lợi tiểu, làm thay đổi lượng đường trong máu và giúp giảm viêm.
Dưới đây là một số tác dụng của râu ngô có thể bạn chưa biết:

1. Tăng cường chức năng đường tiết niệu

Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng trà râu ngô mỗi ngày giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.

2. Chống đau khớp

Râu ngô có chứa đặc tính chống viêm và thành phần kiềm giúp hỗ trợ điều trị chứng đau khớp tuyệt vời. Trà râu ngô còn giúp giảm lượng axit trong cơ thể, chống lại sự tích tụ nước, giảm cơ chế gây viêm.

3. Điều chỉnh huyết áp cao

Râu ngô chứa hàm lượng flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp. Vị thuốc này cũng giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể, mức độ cao của natri có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.

4. Hỗ trợ chữa trị các bệnh đường hô hấp

Trà râu ngô còn giúp làm sạch đường thở, làm giảm viêm ở cổ họng và kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Loại trà này cũng làm tan đờm, dịu các triệu chứng tắc mũi.

5. Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể

Các chất chống oxy hóa trong râu ngô rất tốt cho việc kích thích loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể. Điều này giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và những người dùng trà làm từ râu ngô có thể giúp giảm đáng kể mức đường trong máu. Phương pháp điều trị này giúp điều chỉnh sản xuất insulin và chống lại sự đề kháng với cơ thể của insulin.

7. Giảm đau đầu

Nhờ khả năng chống viêm và giảm đau, râu ngô giúp giảm chứng đau đầu mãn tính. Uống trà râu ngô giúp làm dịu mọi căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu.

8. Kiểm soát sự căng cơ

Trà râu ngô được khuyến khích dùng cho các vận động viên vì nó giúp làm dịu sự căng cơ sau các hoạt động thể chất. Râu ngô cũng chứa lượng calo thấp, giúp bù đắp và cân bằng mức điện giải của cơ thể.

9. Hỗ trợ giảm cân

Bởi vì nó có chứa lượng calo thấp và mang đặc tính lợi tiểu, nên trà râu ngô có thể giúp hỗ trợ những người đang cố gắng giảm cân. Uống trà râu ngô thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát viêm và hỗ trợ quá trình thải độc cơ thể.
Cách chế biến trà râu ngô

Thành phần:

– 3 muỗng canh râu ngô tươi (30g)

– 1 lít nước

Chuẩn bị:

– Đun sôi 1 lít nước, giảm nhỏ lừa và cho râu ngô vào

– Đun nhỏ lửa trong 2 phút, tắt bếp

– Để nguội, lọc lấy nước và uống 3-4 ly mỗi ngày

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên uống trà râu ngô. Nếu bạn đang mắc chứng cao huyết áp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp

(0)

Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh, túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm… ở 78-80oC hoặc màng bọc nilong bị nóng chảy sau khi làm nóng thức trong lò vi sóng sẽ dễ dàng thôi nhiễm chất DOP (dioctin phatalat) vào thức ăn.

Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Qua tìm hiểu của phóng viên, những người bỏ mối túi ni lông tại một số khu chợ lớn ở Hà Nội cho biết, mỗi ngày họ bán được khoảng 30-40kg túi, giá từ 2.300 – 4.500 đồng/lạng”. Những người thương lái cho biết: Túi ni lông đựng rau, thịt… ở chợ được sản xuất từ nhựa tái chế. Chỉ cần nhìn qua có thể nhận ra túi nào tốt, túi nào xấu, thậm chí sản xuất ở đâu”.

Những người lấy túi nilong buôn này cho biết, họ thường lấy túi ở ngay trong Hà Nội như: Trung Văn, Từ Liêm, La Phù, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội và lấy ở các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng….

Tuy nhiên, khi được hỏi chất lượng của các loại túi, những người kinh doanh này cho rằng, bản thân chị và không ít người tiêu dùng không quan tâm đến chất lượng của túi. Đây chính là nguy hiểm tiềm ẩn hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng.
Túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm… ở 78-80oC hoặc màng bọc nilong bị nóng chảy sau khi làm nóng thức trong lò vi sóng sẽ dễ dàng thôi nhiễm chất DOP (dioctin phatalat) vào thức ăn

Nhiễm kim loại nặng cadimi, chì do sử dụng túi ni long

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phần lớn túi ni lông tái chế gây nhiều nguy cơ nhiễm chì, cadimi cho người sử dụng.

Túi ni lông có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.

Loại thứ hai (là loại chúng ta đang dùng phổ biến) chính là túi ni lông tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu… Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì… (là những chất dẫn đến bệnh ung thư).
Nếu ăn thức ăn bị nhiễm lâu dài chất DOP (dioctin phatalat) từ nilong bị nóng chảy, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Theo PGS. Thịnh, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi ni lông diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm ở 78-80oC sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi ni lông, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn.

Một trong những chất đó là chất DOP (dioctin phatalat) giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

PGS. Thịnh đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300 – 500oC, các màng bọc ni lông này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn.

Chính vì thế, để sử dụng túi ni lông an toàn, người dân nên chọn các loại túi không màu, có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay…
Tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300 – 500oC, các màng bọc ni lông này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn.

PGS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết: Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đang nghiên cứu để tạo ra chất dẻo làm túi phối trộn giữa 60% nhựa thông thường với 30% lượng tinh bột (thường là bột mỳ).

Loại túi này chỉ mất 3-5 năm sẽ phân hủy được, không phải mất tới 500 năm như túi ni lông tái chế đang dùng. Dự kiến, sản phẩm này sẽ có giá cao hơn túi ni lông và sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.

(0)

Nước ép trái cây có đường hoặc cola không phải là những đồ uống lành mạnh với người bị tiểu đường. Trên thực tế, những bệnh nhân tiểu đường không mắc bệnh nào khác có thể uống nước theo nhu cầu.

Nhớ là uống nước sẽ giúp hạn chế những loại nước ép chứa nhiều calo và cola, đây là sẽ một cách giúp kiểm soát đường uyết.Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống đủ nước thay vì các loại chất lỏng khác như trà, cà phê hoặc đồ uống có đường, đồ uống không đường giúp kiểm soát đường huyết.

Những người uống dưới 0,5 lít nước mỗi ngày cần nhiều biện pháp điều trị và phòng ngừa tại chỗ để kiểm soát đường huyết hơn.


Dưới đây là một vài quy tắc về uống nước người bệnh tiểu đường nên theo:

– Uống 1ml nước cho mỗi calo ăn vào, điều này có nghĩa nếu bạn hấp thu 2000 calo, lượng nước bạn nên hấp thu là 2 lít.

Sẽ không có hại nếu bạn uống thậm chí quá 3 lít nước khi bạn không gặp các vấn đề khác như có bệnh thận hoặc dùng các thuốc ảnh hưởng tới số lần đi tiểu.

– Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc có bệnh khác, giảm lượng nước xuống 8 tới 10 cốc nước nếu không bạn có thể phải đi vệ sinh mỗi giờ.

– Những người bị tiểu đường bị các rối loạn thận mạn tính có thể hạn chế lượng nước uống xuống 1 lít mỗi ngày, nếu không họ có thể bị giữ nước dẫn tới tử vong.

Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước nói chung tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người và các thông số sức khỏe khác.

Mặc khác, uống nước để duy trì độ ẩm luôn luôn là tốt. Bạn không nên thay thế nước bằng những loại đồ uống nhiều calo khác cho dù bạn có bị tiểu đường hay không.

(0)

Mã tiền là vị thuốc nam quý giá thường được dùng để trị đau nhức xương khớp. Đông y cũng liệt mã tiền vào loại thuốc “dĩ độc trị độc” chữa nhiều bệnh ung thư.

Trường tử mã tiền là loại cây dây leo to, vỏ cây màu trắng tro, cành non hình trụ, tua cuốn sinh ở nách lá. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, mép nguyên.

Cây ra hoa trắng, hình ống vào mùa hạ, mùa xuân. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ, hạt tròn, hình dẹt.

Mã tiền là cây gỗ cao 10 – 15m, lá mọc đối, phiến lá có hình trứng, hoa mọc thành tán ở ngọn cây, màu trắng. Quả mọng hình cầu, chín có màu vàng cam, hạt tròn hình dẹt.

Trong Đông y, người ta thường dùng hạt mã tiền làm thuốc, thông thường chọn loại hạt to,dày, cứng là tốt nhất.
Mã tiền đã được nhân dân sử dụng từ xa xưa làm thuốc xoa bóp, chữa tê liệt nửa người, chó dại cắn và trị ghẻ rất công hiệu. Tuy nhiên, vì mã tiền là loại thuốc độc bảng A nên không được dùng trực tiếp mà phải qua bào chế để loại bớt chất độc.

Có thể chế biến mã tiền bằng cách ngâm hạt mã tiền 1 đêm cho mềm, bóc vỏ, thái mỏng, sấy khô. Cho hạt đã thái, sấy khô vào dầu vừng đun sôi, đến khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay, nếu để chậm sẽ cháy, mất tác dụng. Đem sấy khô dể dùng.
Cây mã tiền.

1. Bài thuốc sử dụng mã tiền chữa bệnh ung thư:

Cuốn “Cây thuốc, vị thuốc chữa bệnh ung thư” của Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu những bài thuốc chữa ung thư có sử dụng mã tiền như sau:

– Mã tiền tử 15g (rang dầu mè), toàn yết 15g, ngô công 15g, kê nội kim 15g, hùng hoàng 30g, đan sâm 150g. Các vị tán bột làm viên, 1 ngày dùng 2 – 3 lần, 1 lần 1-3g, uống với rượu, trị ung thư thực quản

– Mã tiền tử 24g, ngô công 30 con, hoa phấn 10g, tế tân 10g, bồ hoàng 4g, bạch chỉ 4g, tử thảo 4g, xuyên sơn giáp 2g, hùng hoàng 2g.

Mã tiền bóc lông, vỏ cắt lát phơi khô dùng 300g dầu mè đun nóng, thêm các vị thuốc, còn lại đem sấy khô cháy, bỏ bã, thêm Mã tiền đun vàng, lọc bỏ bã. Dầu còn lại nhân lúc nóng thêm sáp ong (mùa đông 30g, mùa hè 60g) trộn đều để nguội.

Hoặc dùng mã tiền tử 20g, ngô công 20g, tử thảo 20g, bách yết thảo 20g. Chế thành cao, bôi chỗ bệnh. Trị ung thư da.
– Mã tiền tử 1g, ốc sên sống 0,5g, ngô công 1,5g, nhũ hương 0,1g, phòng phong 0,5g, toàn yết 0,3g.

Mã tiền tử dùng nước ngâm 24 giờ, thay đổi nước ngâm tiếp 7 ngày, bóc vỏ phơi khô.

Dùng dầu mè sao vàng, đồng thời sao ngô công, yoàn yết, phong phòng hơi vàng, tán bột, oa ngưu (ốc sên) giã nát phơi khô tán bột.

Các vị thuốc làm viên, 1 ngày uống 3 lần, 1 lần 1,5g, trị ung thư dạ dày, ung thư tuyến vú.

Mã tiền tử 1,5g, thất diệp nhất chi hoa 12g, hoàng kỳ 30g, phượng vĩ thảo 16g, sơn đậu căn 10g, tử thảo 10g, xạ can 6g, đương quy 16g, đảng sâm 16g, sinh cam thảo 6g, tây hoàng phấn 0,6g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thamg. Trị bệnh bạch huyết cấp tính – Leucemie.

– Chích mã tiền 10g, bào giáp 10g, đương quy 10g, xuyên khung 6g, tê giác 6g, toàn yết 6g, ngô công 6 con, hùng hoàng 3g, cam thảo 3g.

Dùng dầu mè sao vàng, mã tiền cùng các vị tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần 1,5g, trị ung thư mũi họng, ung thư tuyến vú và ung thư thực quản.

– Mã tiền chế 12g, ngũ linh chi 15g, can tất 6g, tiên hạc 20g, chỉ xác 20g, hỏa tiêu 20g, bạch phàn 20g, uất kim 20g.

Các vị tán bột làm viên, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi ngày 0,3 – 0,6g, trị ung thư dạ dày, thực quản, gan, phổi, tuyến vú.

2. Bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa viêm khớp, đau khớp có sử dụng mã tiền: Phong tê thấp bà Giằng

Thuốc phong Bà Giằng có nguồn gốc từ vùng Thanh Hóa, dùng để trị đau nhức tê thấp sưng khớp. Bài thuốc bao gồm:

Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tử chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.

Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 – 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả.

Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.

Lưu ý: Mã tiền là vị thuốc rất độc. Khi ngộ độc mã tiền, người bệnh thường lên cơn co cứng. Do đó, trong bào chế và sử dụng mã tiền cần rât cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng. Tốt nhất, hỏi qua ý kiến của bác sĩ và chuyên gia Đông y khi cần sử dụng.

(0)

Ngao còn gọi nghêu, là loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc, có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Thịt ngao giàu protein, lipid, carbuahydrat, calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP…

Theo sách Tuệ Tĩnh, “ngao vị ngọt mặn tính lạnh, không độc, tác dụng giải khát tiêu khối cứng, giải độc rượu, sưng lở, ung nhọt”. Dùng rất tốt với chứng thấp nhiệt, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu, da khô lở ngứa, sốt nóng về chiều các chứng liên quan âm huyết hư nội nhiệt. Sau đây là một số món ngon bài thuốc từ ngao:

Chữa tiểu khó, tiểu buốt rắt do thấp nhiệt:

Canh ngao nấu cà chua, dứa: thịt ngao 100g, cà chua 2 quả, dứa chín 100g, rau ngổ, dọc mùng, hành ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa phế nhiệt ho khan, ho cơn:

Canh ngao nấu bầu: thịt ngao 100g, bầu canh 200g, hành ngò, gừng, gia vị vừa đủ nấu canh.

Chữa trẻ em nội nhiệt (cam nhiệt) gầy sút:

Canh ngao rau ngót: thịt ngao 100g, rau ngót 200g, hành, ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.

Chữa người nóng nhiệt do uống rượu:

Canh ngao nấu dưa chua: thịt ngao 100g, dưa chua 100g, cà chua 100g, rau răm, thì là gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.

Chữa bí tiểu phì đại tuyến tiền liệt do thấp nhiệt:

Canh ngao nấu thì là: thịt ngao 100g, cà chua 100g, thì là 100g, khế 2 quả, hành ngò, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa đái tháo đường, đại tiện táo khó do vị nhiệt:

Canh ngao nấu mùng tơi: thịt ngao 100g, mùng tơi 100g, mướp 100g, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa chứng nóng trong, khó ngủ do âm hư:

Canh ngao nấu hoa lý: thịt ngao 100g, hoa lý 100g, hành, ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa người gầy như nóng sốt về chiều âm hư triều nhiệt:

Canh thịt ngao nấu chua: thịt ngao 100g, cà chua 50g, khế chua 100g, giá đậu 100g, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa phong ngứa do huyết táo:

Canh ngao nấu mướp: thịt ngao 100g, mướp thái lát 2 quả, rau đay 100g, hành, ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.

Chữa cổ có bướu do đàm nhiệt kết:

Canh ngao nấu canh rau nhút: thịt ngao 100g, rau nhút 200g, cà chua 2 quả, hành, thì là, rau răm gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Lưu ý: ngao có vị mát, tính hàn nên người tỳ vị hàn, da xanh tái, tay chân lạnh, lạnh bụng đi ngoài dùng hạn chế, khi chế biến tăng cường gia vị gừng, tiêu, gia vị cay ấm.

(0)

Sen là loại cây dễ sống ở vùng đồng bằng và trung du nước ta. Tuy sống vùi trong bùn lầy nhưng toàn cây cho ta nhiều vị thuốc có giá trị, đồng thời cho nguyên phụ liệu có giá trị đặc biệt trong đời sống hàng ngày.
Ngao – Món ngon, thuốc quý
Bài thuốc, món ăn lợi sức khỏe từ hành tây
Sen là loại cây dễ sống ở vùng đồng bằng và trung du nước ta. Tuy sống vùi trong bùn lầy nhưng toàn cây cho ta nhiều vị thuốc có giá trị, đồng thời cho nguyên phụ liệu có giá trị đặc biệt trong đời sống hàng ngày.

Sen thuộc họ sen súng, là cây mọc ở dưới nước, có thân hình trụ (ngó sen), từ đây mọc lên lá sen hình toả tròn, có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị vàng và những lá noãn rời gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Các lá noãn về sau thành quả, mỗi quả chứa 1 hạt. Trong hạt có 1 chồi mầm (tâm sen).
Cây mọc hoang và được trồng ở vùng Đông Dương, Malaxia. Ở nước ta thường thu hái từ tháng 7 đến tháng 9. Các bộ phận của sen đều có giá trị trong sinh hoạt đời thường và làm thuốc:

Phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả và bỏ chồi mần bên trong, được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%), các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine. Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu,trẻ em hoặc dùng làm các món ăn quý có chất lượng cao: mứt, chè sen; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: phồng tôm…. Trong y học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 10 – 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Tâm sen: Chồi mầm màu xanh ở giữa hạt, gồm 4 lá non gấp lại, gọi là liên tử tâm. Có chứa 5 alcaloid chính (liensinine, isoliensinine, nuciferine, lotusine, methylcorypaline), tỷ lệ 0,89% – 1,06%. Vị rất đắng, có tác dụng an thần nhẹ. Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt, mất ngủ. Ngày dùng 1,5 – 3g.

Đế hoa hình nón ngược, đã lấy hết quả, gọi là liên phòng. Có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbonhyđrat và lượng nhỏ vitamin C. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Chữa các bệnh chảy máu: chảy máu tử cung, băng huyết, ỉa và đái ra máu, đau bụng dưới do ứ huyết. Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết thường có liên phòng cùng các vị thuốc khác. Ngày dùng 10 – 15g.

Tua nhị sen: Là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo), gọi là liên tu. Có nhiều tanin. Vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết. Dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ, bạch đới, đái dầm, đái nhiều; ngày 3 – 10g.

Hạt màu trắng ở trên tua nhị sen, đây là bao phấn, có hương thơm. Người ta thường chọn bông sen sắp nở, tách lấy hạt gạo để ướp chè. Chè tàu loại ngon, ướp hương sen này, pha với nước sương hứng trên các lá sen vào sáng sớm là thú vui ẩm thực tao nhã của người xưa.

Lá sen: Gọi là hà diệp. Có đến 15 alcaloid và chiếm 0,21 – 0,51%, chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C. Lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen dùng để gói cốm làm cho cốm dẻo và có hương thơm mát đặc biệt khó quên.

– Lá sen chữa say nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, đái ít mà đỏ: Lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống.

– Lá sen tươi 20g giã nhỏ, ép lấy nước, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước; trộn với nước ép trên cho uống. Trị thổ tả do trúng thử.

– Chữa các chứng xuất huyết: (trừ ứ, cầm máu): Lá sen tươi 80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40 . Giã vụn sau đó ngâm vào nước hoặc sắc lấy nước uống. Trị thổ huyết do táo nhiệt

Chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày và các chứng chảy máu khác, ngày dùng 5 – 12g. Kinh nghiệm dân gian dùng lá sen chữa bệnh béo phì: Lá sen tươi hoặc khô: 1 lá, thái ngắn, hãm hoặc đun với 400 – 500ml nước trong 10 – 20 phút, mỗi sáng uống 1 ấm.

Gọi là ngẫu tiết, có chứa tinh bột; 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin. Vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.

– Ngó sen 20g, cuống sen 12g. Sắc nước uống. Trị nôn ra máu.

– Ngó sen tươi 40 g, huyết dư thán 10g, sắc uống. Trị đái dắt ra máu.

– Ngó sen 20g, cỏ nhọ nồi 20g, bạch cập 16g, trắc bách diệp tươi 16g. Phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, nghiền thành bột mịn, thêm nước làm hoàn, mỗi hoàn 10g; ngày uống 3 viên với nước sôi để nguội. Trị chứng lao phổi ho ra máu hoặc khi nôn ra máu.

(0)

Cà chua chứa 95% là nước. 5% còn lại của cà chua chứa carbohydrates và 1% protein và chất béo. Vì vậy, nó là loại thực phẩm cần có cho mùa hè khỏe mạnh.

Nó cũng chứa 80% chất xơ không hòa tan như lignin, cellulose và hemicellulose. Cà chua là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt như folate, kali, vitamin K1 và vitamin C.
Điều gì làm cho cà chua trở thành món ăn yêu thích trên toàn thế giới? Đó là vì nó chứa chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, theo boldsky.

Chống ung thư

Các lycopene hiện diện trong cà chua được biết giúp kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là trong ruột kết, vú và phổi. Các chất chống ô xy hóa này ngăn các phản ứng gây ung thư trong cơ thể.
Cholesterol thấp và trái tim khỏe mạnh

Hạt của cà chua không chứa cholesterol. Thay vào đó, chúng chứa các chất xơ giúp giảm mức cholesterol. Kali trong cà chua cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Làm giảm huyết áp

A xít Lycopene và Chlorogenic có trong hạt cà chua làm giảm huyết áp, ngăn ngừa tăng huyết áp.

Đặc tính chống viêm

Sản xuất gốc tự do trong cơ thể có thể gây viêm. Và viêm tiếp tục có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, loãng xương, bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch. Lycopene và Beta-carotene có trong hạt cà chua giúp loại bỏ các gốc tự do này, do đó ngăn ngừa nhiều bệnh.

Ngừa máu đông

Nhiều ca tử vong từ bệnh tim do đông máu gây ra. Cà chua ngăn chặn sự đông máu. Các hạt cà chua được bao quanh bởi lớp nhầy dày gọi là Fruitlow. Lycopene và Fruitlow cùng nhau ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ có trong cà chua điều chỉnh sự chuyển động nhu động của các cơ tiêu hóa, giúp giải phóng nhiều dịch tiêu hóa hơn. Các loại dịch này giúp ruột chuyển động lành mạnh và các cơ giúp điều chỉnh sự vận động của ruột, giữ cho toàn bộ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón.

Chăm sóc da

Cà chua là tuyệt vời cho da, khi ăn hoặc áp dụng bên ngoài. Khi chà cà chua lên da, nó giúp làn da mịn màng, loại bỏ tất cả các tế bào chết. Xoa một miếng cà chua lên da sau khi phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời, có thể giúp bạn loại bỏ ánh nắng mặt trời trước khi nó ăn vào da. Cà chua cũng được biết làm chậm lão hóa. Nó giúp bạn hấp thụ nhiều ô xy hơn, giữ cho làn da trông tươi trẻ.

Chăm sóc tóc

Cà chua là một phương thuốc tuyệt vời để điều trị da đầu ngứa, gàu, bệnh vẩy nến da đầu và bệnh chàm. Vitamin C trong cà chua chống lại gàu, giữ da đầu sạch. Collagen từ cà chua cũng thúc đẩy sự phát triển bình thường của các tế bào da đầu.

Dùng 3-4 muỗng canh nước cốt chanh, thêm vào cà chua chín và trộn để tạo thành bột nhão. Thoa hỗn hợp này lên da đầu để có mái tóc sáng bóng và da đầu khỏe mạnh. Cà chua cũng giúp điều trị tóc khô, cải thiện chất lượng tóc.

Cải thiện thị lực

Vitamin A, chất chống ô xy hóa tuyệt vời, và Beta-Carotene từ cà chua là một phương pháp chữa trị các bệnh về mắt. Đa số các trường hợp bị mù đêm và thoái hóa điểm vàng là do thiếu vitamin A và do các gốc tự do. Các đặc tính chống ô xy hóa của cà chua giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thị lực.

Bạn muốn giảm cân? Thêm cà chua vào chế độ ăn uống hằng ngày. Chúng chứa 95% nước, có lượng calo thấp, khoảng 18-22 calo từ một quả cà chua chín, tùy thuộc vào kích thước. Nó cũng giữ cho bạn no lâu hơn, giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát.

(0)