Bệnh tim mạch hiện được xem là “sát thủ thầm lặng” vì tấn công bất ngờ, đặc biệt ngày càng trẻ hoá. Muốn phòng ngừa hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống.
Theo các chuyên gia tim mạch, chế độ ăn uống và bệnh tim mạch vành có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau, nếu bạn chú ý nghiêm túc đến chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

1. Nguyên tắc chung về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh tim mạch vành đầu tiên là nên kiểm soát chặt chẽ lượng calo ăn vào hàng ngày và duy trì mức độ đó trong phạm vi bình thường theo trọng lượng cơ thể. Đối với chất béo, nếu ăn uống dài ngày với khẩu phần cao sẽ dễ dẫn đến xơ vữa động mạch.

Việc tiêu thụ đường thông qua chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate (nguồn năng lượng chính từ lương thực) sẽ gây ra thừa calo quá mức, từ đó chúng chuyển đổi trong cơ thể thành chất béo, gây béo phì, hình thành bệnh mỡ máu cao.

Phải chú ý đến cách ăn đúng: Ăn số lượng ít trong một bữa, số bữa trong ngày tăng lên so với bình thường. Tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là bữa ăn tối nên tránh ăn quá no.

Chế độ ăn nên bổ sung thêm Vitamin một cách đa dạng để đảm bảo dung nạp đủ các yếu tố vi lượng, lượng muối vô cơ.

Một nguyên tắc nữa là nên hạn chế uống rượu, lưu ý đặc biệt là tránh uống rượu mạnh, rượu có nồng độ cồn cao. Thay vào đó, nên tăng chế độ ăn uống giàu chất xơ, đây là những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát chế độ ăn uống, phòng chống bệnh tim mạch vành.
2. Cách lựa chọn thực phẩm khi ăn uống

Sau khi duy trì được nguyên tắc ăn uống chung nhất, bạn nên đi vào vấn đề cụ thể hơn là cách lựa chọn ăn uống như thế nào. Theo các bác sĩ, muốn phòng ngừa bệnh tim mạch vành thì nên ăn chế độ ăn nhiều rau củ quả tươi để đảm bảo đủ các chất vitamin C, vitamin B, lượng chất xơ.
Nên chú ý đến việc kiểm soát lượng chất béo, nên có thêm lựa chọn thực đơn với các món đậu, các sản phẩm đậu nành, không chỉ để tăng lượng protein, mà còn có thể dung nạp các axit amin thiết yếu, giúp ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch vành.
Trong các nhóm thực phẩm, cá có thể cung cấp protein tốt, dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ, có lợi cho việc điều tiết chỉ số mỡ trong máu. Trong nhóm hải sản thì sứa, rong biển, tảo bẹ… có thể cung cấp i-ốt tốt nhất.
Nên hạn chế hoặc ăn có cân nhắc các món ăn từ nội tạng động vật, dầu động vật, chất béo… để tránh dung nạp lượng cholesterol cao quá mức.
3. Lưu ý thêm

Người bị bệnh tim mạch vành, bữa tối nên ăn ít, tránh ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, tránh các loại thực phẩm chứa lượng cholesterol cao, đồng thời không nên uống cà phê, trà, rượu mạnh…

(0)

Dùng thìa nạo quả bơ, dùng giấy báo để kích chín hay chỉ ăn bơ vào mùa hè… đều là những “sai lầm kinh điển” của nhiều người làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng của loại quả này.
Cứ mỗi dịp tháng 4, tháng 5 là những trái bơ chín thơm ngon bắt đầu được bày bán ở khắp các sạp hoa quả. Hương vị béo ngậy thơm ngon của thứ quả này từng biến nó trở thành loại trái cây yêu thích của rất nhiều người.

Thế nhưng, kỳ thực vẫn có không ít người mang trong mình những lầm tưởng về loại quả ấy, thậm chí còn bảo quản và thưởng thức sai cách, từ đó khiến bơ giảm đi giá trị dinh dưỡng rất nhiều.

Để giúp bạn không bỏ lỡ “mỏ vàng” về sức khỏe này, hãy cùng chúng tôi làm rõ những sai lầm kinh điển của mọi người về quả bơ qua bài viết này nhé!

Sai lầm thứ nhất: Dùng thìa để ăn bơ

Dùng thìa để nạo phần thịt quả là cách ăn bơ thường thấy của nhiều người. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, sử dụng thìa sẽ rất khó để lấy hết phần thịt quả, đặc biệt là với những quả bơ chín.

Do đó, cách thưởng thức bơ trọn vẹn nhất là tiến hành tuần tự như sau: Bổ đôi quả bơ rồi dùng dao gõ nhẹ vào hột, sau đó dùng lưỡi dao xiên vào hột rồi lắc nhẹ để hột rơi ra ngoài, cuối cùng lột lớp vỏ quả.

Cách làm này sẽ giúp bạn không lãng phí phần thịt quả và thưởng thức trái bơ một cách trọn vẹn nhất!

Sai lầm thứ hai: Bọc giấy báo để bơ nhanh chín

Dùng giấy báo bọc lại để kích hoa quả nhanh chín là mẹo vặt thường được nhiều bà nội trợ áp dụng. Tuy nhiên, cách làm này khó rất khó đảm bảo vệ sinh.

Thay vào đó, đối với trái bơ, bạn chỉ cần bỏ ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 đến 2 ngày là quả sẽ chín một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Sai lầm thứ ba: Quả bơ chỉ vào mùa hè mới tươi ngon

Tuy bơ là loại quả thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ có quả bơ vào những mùa nóng mới tươi ngon nhất.

Trên thực tế, quả bơ có thể được trồng và thu hoạch quanh năm. Vì vậy bạn không nhất thiết phải chờ tới mùa hè mới có thể thưởng thức loại quả này.

Sai lầm thứ tư: Ăn bơ có thể gây béo phì

Vì bơ sở hữu vị béo ngậy và cái tên có phần “đặc trưng”, nên suy nghĩ ăn nhiều bơ sẽ béo đã trở thành “sai lầm kinh điển” của nhiều người khi nói về loại quả này.

Kỳ thực, mỗi 100g bơ lại chỉ chứa 160 calo. Mặc dù lượng calo của loại quả này có phần nhỉnh hơn một chút so với các giống trái cây khác, nhưng bù lại trái bơ lại chứa nhiều chất béo có ích và mang lại cảm giác tiêu cực, một trong số đó chính là acid oleic.

Chính vì vậy, ăn bơ không những không gây béo phì mà còn giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn, đồng thời khiến chế độ dinh dưỡng càng thêm cân bằng, lành mạnh.

Quả bơ – “mỏ vàng” cho sức khỏe con người
Quả bơ không những không gây béo phì mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

quả bơ là “mỏ vàng” cho cơ thể con người hoàn toàn không phải là cách nói phóng đại. Bởi lợi ích của loại quả ấy từ lâu đã được khoa học chứng minh và nhận được sự đánh giá cao của giới y học.

Ăn quả bơ như thế nào để không gây hại sức khỏe
Tăng cường hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng: Sở hữu hàm lượng cao các chất béo lành mạnh, thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường hấp thu các chất vitamin như vitamin A, D, E, K…

Phòng ngừa ung thư: Các chất có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm trong quả bơ có công dụng phát hiện và tiêu diệt các tế bào gây ung thư, từ đó phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư miệng, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt…

Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Hàm lượng cao các acid béo có lợi cùng omega-3, phytosterol, carotenoid… khiến quả bơ có công dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, đặc biệt là đối với các chứng viêm về xương khớp.

Tốt cho mắt: Thêm bơ vào thực đơn ăn hàng hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt một cách hoàn hảo, bởi cứ 28,3g bơ lại có tới 81mg lutein cùng nhiều dưỡng chất tốt cho mắt khác.

Bảo vệ hệ tim mạch: Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người thường xuyên ăn bơ có nguy cơ mắc các bệnh về tim ít hơn nhiều so với người không ăn. Quả bơ cũng có công dụng làm giảm chứng xơ vữa động mạch và bảo vệ hệ tim mạch một cách hiệu quả.

(0)

Nước ép lựu và chanh
Lựu là một lựa chọn tốt để giải độc cơ thể vì có chứa chất chống oxy hóa nhiều hơn trà xanh. Đồng thời, nó cũng chứa các vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung dinh dưỡng và đào thải chất độc hiệu quả.

Thêm nước cốt chanh vào nước ép lựu sẽ giúp tăng sức đề kháng, giải độc và tăng cường sự trao đổi chất.

Trái dứa

Dứa rất giàu chất dinh dưỡng và giúp giải độc rất tốt, đặc biệt là làm sạch tế bào gan. Hợp chất bromelin phân bố nhiều nhất ở lõi dứa, gấp tới 20 lần so với thịt dứa, nên khi ăn loại quả này bạn không nên bỏ lõi dứa.

Dứa thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong cơ thể, đặc biệt có lượng chất xơ lớn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nước ép cải bó xôi
Các chất diệp lục trong cải bó xôi giúp đại tràng và gan loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, đồng thời chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Uống một ly nước ép cải bó xôi mỗi ngày sẽ giúp thải các độc tố trong cơ thể mà bạn nạp vào từ không khí ô nhiễm và các chất phụ gia, thuốc trừ sâu có trong thực phẩm hàng ngày.

Uống nước

Uống nước là cách giải độc tốt nhất và hiệu quả nhất mà bạn nên làm mỗi ngày. Nó có thể giúp loại bỏ độc tố trong các cơ quan của cơ thể qua hệ thống tiêu hóa, bài tiết. Vì thế, hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát.

Dâu tây


Dâu tây có chứa nhiều a-xít hữu cơ, các khoáng chất có tác dụng làm sạch đường ruột, loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể.

Loại quả này còn chứa a-xít ellagic, anthocyanin, vitamin C, A và rất giàu chất xơ… có tác dụng chống lại sự hoạt động của các tế bào ung thư, ngăn ngừa lão hóa.

Trà xanh + chanh

Chất polyphenol có trong lá trà xanh giúp giải độc cơ thể một cách tự nhiên và đặc biệt không chứa caffein.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên uống từ 3 – 4 tách trà xanh để giúp thải độc và giảm cân nhanh chóng. Bạn có thể thêm một vài giọt nước cốt chanh vào trà xanh để tăng thêm hiệu quả giải độc.

Nghệ
Củ nghệ chứa nhiều đặc tính chữa bệnh và nó cũng giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của bạn.

Thêm một ít bột nghệ, một vài lát gừng mỏng vào một cốc nước ấm và uống mỗi ngày. Nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp giải độc, chống lại sự hình thành các tế bào ung thư.

(0)

Các phát hiện này cho thấy thanh thiếu niên, đặc biệt là nam giới có chất lượng sống liên quan đến sức khỏe kém hơn thì trong tĩnh mạch của họ có mạch máu động mạch lớn hơn và mạch máu tĩnh mạch hẹp hơn.

Tác giả chính của nghiên cứu, trợ lý giáo sư Bamini Gopinath tại Viện Nghiên cứu Y Westmead ở Sydney, Úc cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những thay đổi trong mạch máu võng mạc có thể chỉ báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Nghiên cứu này, được công bố trên tờ Scientific Reports, chỉ ra rằng thanh thiếu niên với điểm số kém hơn về sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ xã hội, là các lĩnh vực chính của chất lượng sống liên quan tới sức khỏe có những thay đổi cấu trúc trong mạch máu võng mạc có thể liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này.

Sức khỏe kém và những thay đổi cấu trúc nhất định trong võng mạc đều có liên quan tới tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Điều quan trọng là các chỉ số chất lượng sống liên quan tới sức khỏe độc lập với những thay đổi về cấu trúc các nhà nghiên cứu quan sát được.

Điều đó có nghĩa những thay đổi này vẫn xuất hiện, thậm chí nếu không có các yếu tố nguy cơ thông thường như chỉ số khối cơ thể và huyết áp cao hơn.

(0)

Người có chỉ số mỡ máu cao, phải làm sao?

Chuyên gia dinh dưỡng Vu Nhân Văn – tác giả nổi tiếng Trung Quốc có những cuốn sách bán chạy về cách ăn uống giúp phòng chữa bệnh. Ông đã đưa ra những lời khuyên hiệu quả cho nhóm người bị bệnh mỡ máu cao.

Người mắc bệnh mỡ máu cao nếu không phòng ngừa, có thể dẫn đến bị xơ vữa động mạch, bệnh tim, huyết áp, đột quỵ.

Nhóm người nên chú ý kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống gồm: Thừa cân béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh nhân gút
Khi chỉ số mỡ máu cao, bạn nên ăn uống thế nào?

1. Tránh thực phẩm cholesterol cao

Não động vật, gan, nội tạng động vật, móng giò lợn, thịt mỡ, mỡ động vật.
Não động vật có mức cholesterol cao nhất, 100g óc lợn chứa hơn 2.500 mg, cao hơn gan 10 lần. Móng giò lợn chứa mức cholesterol 192mg/100g, ruột non 183mg, ruột già 137mg.
2. Ăn ít thực phẩm chứa axit béo bão hòa

Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao: Phô mai, Sữa nguyên chất, Bơ, Trứng, Kẹo, Bánh quy, Pizza, Khoai tây chiên, Bỏng ngô, Thịt gà, Xúc xích, Thịt xông khói, Thịt bò, Dầu cọ, Dầu dừa, Cacao.
3. Chế biến thực phẩm ở nhiệt độ thấp

Nếu chế biến thức ăn với nhiệt độ quá cao (chiên rán, nướng) sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi kết cấu.
Ví dụ như trứng, nếu chỉ luộc hấp thì có thể ăn bình thường, nhưng nếu ốp hoặc rán kết hợp với dầu mỡ thì sẽ làm kết cấu dinh dưỡng thay đổi, bị ôxy hoá, có thể làm tăng cholesterol.
4. Tăng lượng rau củ quả tươi, ngũ cốc thô, các loại nấm, rong biển

Thực phẩm từ thực vật giúp giảm sự hấp thu cholesterol, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol, giảm mỡ máu, bảo vệ mạch máu.
Cách ăn tốt nhất là ăn sống, hấp, luộc, nấu canh. Mỗi ngày tối thiểu ăn 1 kg rau củ quả. Khoảng hơn 200g rau lá, 200g ~ 350g củ quả, 1/3 ngũ cốc thô, ngô, khoai…
5. Ngừng hút thuốc và cai rượu
6. Đảm bảo giấc ngủ tốt và thái độ vui vẻ

(0)

Đậu xanh có nhiều chất chống oxy hoá và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: chất xơ, protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt, flavonoid và carotenoid.

Lợi ích của đậu xanh

Dự phòng ung thư đại tràng

Một số nghiên cứu phát hiện mối liên quan tiêu thụ đậu xanh với việc ngăn ngừa polyp đại tràng – một nguy cơ dẫn đến ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng lượng thức ăn chứa đậu xanh làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, giảm tái phát u xơ tuyến tiền liệt.

Đậu xanh giàu chất xơ giúp duy trì hệ thống tiêu hóa luôn ổn định, giảm áp lực lên đường ruột, từ đó phòng ngừa ung thư đại tràng và ung thư đường tiêu hóa.

Điều chỉnh đường huyết

Đậu xanh và các loại đậu khác giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một phát hiện tuyệt vời về lợi ích của đậu xanh vì rất khó tìm ra các thực phẩm tự nhiên điều chỉnh được mức đường huyết.

Vì bệnh đái tháo đường phải được theo dõi và quản lý liên tục, thêm đậu xanh vào chế độ ăn uống cũng góp phần điều trị bệnh.

Tốt cho xương

Canxi gần như không có ích với xương chắc khoẻ nếu không phối hợp với vitamin K. Cơ thể không thể sản xuất ra các protein cho phép xương chấp nhận và sử dụng canxi mà không có tác động của vitamin K.

Ngoài ra, vitamin K giảm thiểu sự mất mát khoáng chất từ xương. 1 chén đậu xanh chứa gần 20% lượng khuyến cáo vitamin K hàng ngày của bạn.
Đậu xanh giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol, tốt cho xương.

Tăng cường miễn dịch

Một trong những lợi ích chính của đậu xanh là có hàm lượng cao chất chống oxy hoá như carotenoid và flavonoid. Carotenoid chứa lutein và beta-caroten; flavonoid bao gồm catechin, epicatechin, kaempferol và quercetin.

Chúng có khả năng giảm xảy ra đột quỵ cũng như chống lại ảnh hưởng có hại của các gốc tự do trong cơ thể.

Mắt nhìn tốt hơn

Carotenoid zeaxanthin và lutein trong đậu xanh giúp giảm nguy cơ thoái hoá hoàng điểm. Carotenoid ngăn chặn sự suy giảm thị lực bằng cách giảm căng thẳng trên mắt trong khi vẫn duy trì tầm nhìn và chức năng hoạt động của mắt.

Tốt cho tim mạch

Đậu xanh có nhiều chất xơ, giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách giảm bớt sự hấp thu chất béo, duy trì mức cholesterol trong mức cho phép. Kali có trong cây họ đậu giúp duy trì mức huyết áp tốt, giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Giảm các vấn đề về dạ dày

Rất nhiều người bị các vấn đề dạ dày. Một trong những nguyên nhân do không tiêu thụ đủ chất xơ hàng ngày.

Chất xơ giúp tiêu hóa tốt và loại bỏ phân nhanh, do đó loại bỏ nhanh các độc tố ra khỏi cơ thể. Đậu xanh tăng cường trợ giúp hệ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong đậu xanh còn làm giảm trào ngược acid dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa.

Giúp phát triển thai nhi

Axit folic trong đậu xanh giúp phát triển bào thai, cụ thể nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trái tim, não và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Axit folic cũng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Dùng đậu xanh có phản ứng phụ không?

Đậu xanh là một trong những loại thực phẩm có rất ít nguy cơ phản ứng phụ, tuy nhiên cũng cần lưu ý:

Chất phytate – axit phytic trong đậu xanh có thể góp phần vào sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu tiêu thụ quá mức. Axit phytic liên kết với canxi, kẽm và các khoáng chất quan trọng khác và ngăn cản hấp thụ các chất này.

Mặc dù hàm lượng phytate trong đậu xanh thấp, nếu bạn bị các rối loạn khác gây ra thiếu khoáng chất thì không nên ăn nhiều đậu xanh. Tốt nhất nên nấu hoặc ngâm đậu xanh để giảm đáng kể lượng axit phytic. Tránh ăn đậu xanh dạng thô.

Lectin là các protein gắn kết carbonhydrate tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng thường có trong các loại đậu. Quá nhiều lectin không tốt cho tiêu hóa. Tương tự acid phytic, nấu ở nhiệt độ cao hoặc ngâm nước lâu ngày có thể làm giảm hàm lượng lectin.

Dị ứng: Cũng như bất kỳ thực phẩm nào, một số người bị dị ứng với đậu xanh và các cây họ đậu khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn muốn sử dụng đậu xanh.

(0)

Bài 1: Chim cút 1 con (làm sạch, bỏ ruột), đảng sâm 15g, hoài sơn 30g, cho các vị thuốc vào bụng chim, hầm nhừ, ăn ngày 1 lần, cần ăn vài ngày liền.

Tác dụng: bổ trung ích khí, thích hợp cho các chứng tỳ, vị suy yếu, tiêu hóa kém, ăn không ngon.

Bài 2: Chim cút 2 con làm sạch, đậu đỏ 100g, gừng tươi 10g (gọt vỏ đập giập) tất cả hầm nhừ, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bị tiêu chảy, kiết lỵ.

Bài 3: Chim cút 2 con, gạo tẻ 100g, đậu đỏ 50g, bầu dục lợn 100g (thái lát). Tất cả nấu cháo, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp ho lao, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, ăn kém.


Cháo chim cút tốt cho người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ăn kém.

Bài 4: Trứng chim cút 3 quả, đảng sâm 15g, đương quy 12g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm nhừ, ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp mới ốm dậy, sản phụ sau khi sinh con, suy nhược thần kinh.

Bài 5: Cháo trắng (gạo tẻ hoặc gạo nếp) 1 tô, trứng chim cút 1-2 quả. Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người thể trạng suy nhược. (Nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối).

Bài 6: Chim cút 1 con, đậu ván trắng 150g, gừng tươi 3 lát. Chim cút làm sạch, ướp đường, rượu, thêm gia vị vừa miệng ninh nhừ cùng đậu ván trắng, gần được cho thêm gừng tươi. Ăn ngày 2 lần, 5 ngày 1 liệu trình.

Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính.

Bài 7: Trứng chim cút 3 quả, ích mẫu 40g. Trứng luộc bóc vỏ đem ninh nhừ với ích mẫu. Ngày ăn 2 lần, 10 ngày một liệu trình. Tác dụng: điều hòa kinh nguyệt, tăng cường khí huyết.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ chim cút – Ảnh 2.
Trứng chim cút.

Bài 8: Chim cút 2 con làm sạch, ướp gia vị cho vừa; đỗ trọng 15g, kỷ tử 30g, hầm nhừ lấy nước thuốc hầm với chim cút cho nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày.

Cách ngày ăn 1 lần, 10 ngày một liệu trình. Tác dụng: hỗ trợ điều trị phong thấp, thoái hoá khớp, đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi.

Chú ý: Không nên dùng chim cút khi đang bị cảm sốt, nhiều đờm.

(0)

Tác dụng dược lý của cam thảo

Theo các nghiên cứu hiện đại cam thảo có các tác dụng sau:

Giải độc: glycyrrhizin và các muối (Ca, Na…) trong cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại, giúp bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính, ngăn độc tố tác dụng lên tim, chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat.

Cam thảo có khả năng chống lại chất độc của cá, thịt lợn, nọc rắn, độc tố uốn ván và bạch hầu.


Chống co thắt cơ trơn: do tác dụng của các flavonoid.

Điều trị loét dạ dày: cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét.

Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8 – 16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.

Trong Đông y, ngoài tác dụng ích khí, cam thảo thường dùng để giảm độc tính một số vị thuốc hoặc điều hòa quá trình hấp thu các vị thuốc, nhất là các vị thuốc có độc tính, lạnh quá hoặc nóng quá.

Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành.

Cam thảo dùng cùng với thuốc ấm thì bớt nóng, dùng với thuốc mát sẽ bớt lạnh; “bổ” không đột ngột, “tả” không qúa mãnh liệt.

Tác dụng gây hại đời sống lứa đôi

Cam thảo có mặt trong phần lớn các thang thuốc Đông y nhờ tác dụng điều hòa vị thuốc, giải độc và trị bệnh.

Tuy nhiên, nam giới nên hạn chế dùng nó vì vị thuốc này có thể làm suy giảm khả năng tình dục vì có chứa chất phytoestrogen, làm giảm lượng testosterone ở nam giới.

Hoóc-môn sinh dục nam này được tìm thấy ở cả hai giới và là chất quan trọng tạo ra ham muốn tình dục nên cũng ảnh hưởng đến đời sống lứa đôi của cả hai phái.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mahmoud Mosaddegh thuộc Đại học Y khoa Shaheed Beheshti (Iran), hoạt chất AG trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron bằng cách ức chế loại enzyme giúp tổng hợp nội tiết tố này gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới.

Một cuộc thử nghiệm độc lập do các nhà khoa học Iran tiến hành trên 20 đàn ông khoẻ mạnh.

Những người tham gia dùng mỗi ngày 1,3g chất chiết xurất từ cam thảo phơi khô (tương đương từ 400mg – 500mg glycyrrhizic acid hoặc khoảng 10g cam thảo) trong 10 ngày liên tiếp.

Kết quả, mẫu máu lấy trước khi thử nghiệm và 20 ngày sau đó đã cho thấy dùng cam thảo làm giảm khoảng 35% lượng testosteron…

Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam thảo khô).

Các nhà khoa học ghi nhận một nghiên cứu ở Ý cho biết liều dùng 500mg glycyrrhizic acid/ngày sẽ giảm đáng kể lượng testosteron ở nam giới khỏe mạnh.

Việc dùng cam thảo hằng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Phụ nữ mang thai nếu dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị sinh non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.

Từ đây, các nhà khoa học khuyến cáo không nên dùng cam thảo cho đàn ông bị thiểu năng sinh dục.

(0)

Khoảng 90% người Việt Nam ăn trung bình 10gr muối/ngày. Trong khi đó, giới khoa học Mỹ khuyến cáo chỉ nên ăn muối ở mức 1,5gr/ngày để tránh các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ.


Các nguy cơ trên vừa được bà Sonya Angelone – chuyên gia về dinh dưỡng tim mạch, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và chế độ ăn uống (Mỹ) – cảnh báo trên tờ CNN.

Theo bà Angelone, thừa muối nguy hại cho sức khỏe và cả tuổi thọ, làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh tim mạch mà phổ biến nhất là cao huyết áp, ung thư dạ dày.

Nếu thuộc nhóm nhạy cảm với muối, bạn càng dễ rơi vào tình huống bị cao huyết áp mà không hiểu vì sao bởi vì bạn cho rằng mình sống lành mạnh.

Thực ra, người nhạy cảm với muối chỉ cần một lượng hơn 1,5gr muối (tức hơn 3/4 muỗng cà phê muối), là đủ phát bệnh.
Các món ăn đậm đà với nước sốt, nước chấm vẫn luôn hấp dẫn vị giác. Nhưng chúng có thể khiến bạn chết sớm. – ảnh minh họa từ internet

Tiến sĩ Frank Sacks – Khoa Dinh dưỡng, Đại học Harvard – cảnh báo một nguy cơ khác: ăn nhiều muối khiến lớp lót nội mô của các động mạch bị xơ hóa, dẫn đến nguy cơ thuyên tắc mạch; đồng thời nó ngăn chặn sự giải phóng nitric oxide, thứ giúp cho động mạch trở nên linh hoạt.

Những điều này sẽ chóng dẫn tới một cơn đột quỵ.

Vậy chúng ta cần bao nhiêu muối? WHO khuyến cáo nên ăn dưới 5gr. Các nghiên cứu trước đây cho thấy cần khoảng 2gr.

Nhưng con số mới nhất mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa ra sau các nghiên cứu gần đây có thể khiến bạn bất ngờ: bạn chỉ cần hơn 0,5gr muối (tức 1/4 muỗng cà phê muối) mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt!

Người ta ăn nhiều muối hơn số lượng cho phép bởi các món ăn đậm đà cũng hấp dẫn chẳng kém gì thức ăn ngọt.

Một nghiên cứu mới công bố của Viện Nghiên cứu Y học Mỹ khuyên những người đang có bệnh tim, thận và tiểu đường chỉ nên giới hạn lượng muối ở mức 1,5gr/ngày trở xuống. Tuy nhiên, theo Hội Tim mạch Mỹ, con số này nên được khuyến cáo với hầu hết người trưởng thành.
“Một số thử nghiệm của chúng tôi đã chứng minh nếu giảm lượng muối tiêu tụ từ mức 2,5-3gr/ngày xuống còn 1,5gr /ngày, huyết áp của bạn sẽ giảm thấy rõ” – tiến sĩ Lawrence J. Appel, người dẫn đầu nghiên cứu nói trên, cho biết.

Trong khi đó, một nghiên cứu vừa công bố giữa tháng 4 trên tạp chí khoa học PLOS Medicine cho thấy việc tuân thủ mục tiêu cắt giảm muối của ngành y tế Mỹ có thể giúp nước này ngăn chặn 450.000 ca bệnh tim và 83.000 ca tử vong trong vòng 20 năm.

Theo các thống kê của Mỹ, người dân nước này tiêu thụ khoảng 3,4gr muối mỗi ngày, tương đương 1,5 muỗng cà phê muối hoặc 4 muỗng canh nước tương.

Tại Việt Nam, năm 2015, cuộc điều tra quốc gia “Yếu tố nguy cơ bệnh không lây” cho thấy 90% người Việt Nam ăn rất nhiều muối (trung bình 10gr /ngày).

(0)

Theo chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng cấp 1 Quốc gia Trung Quốc Lý Hiếu Lệ, việc uống trà là thói quen hàng ngày của đại đa số người. Đây cũng là cách chăm sóc sức khỏe truyền thống lâu đời của người Trung Quốc vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống trà thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, chống lão hóa, giảm mỡ máu và nhiều tác dụng khác. Mặc dù uống trà tốt như vậy, nhưng đây không phải là món đồ uống phù hợp với tất cả mọi người, trong đó 3 nhóm người sau đây nên cẩn thận hoặc không uống.

1. Bệnh nhân loét dạ dày

Những người bị loét dạ dày, loét tá tràng, hoặc viêm dạ dày teo mạn tính, tốt nhất là không nên uống trà, đặc biệt là không uống trà đặc hoặc uống trà khi bụng rỗng.

Trà có chứa caffeine và axit tannic sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tiết acid dạ dày, và do đó sẽ làm tăng khả năng làm cho vết thương loét hơn. Nếu bạn thường xuyên uống trà đặc, nó có thể dẫn đến bệnh ác tính hóa, làm trầm trọng tình trạng bệnh.

Những người có bệnh về tiết acid dạ dày quá mức thậm chí còn không thích hợp để uống trà Phổ Nhĩ và Hồng trà, vì hàm lượng caffeine của hai loại trà này tương đối cao.
2. Người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh

Caffeine có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung tâm. Nếu người nào thường có các triệu chứng như mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, những người nhạy cảm với caffeine, tốt nhất là ngừng uống trà hoặc cà phê sau 3 giờ chiều, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

3. Người mắc chứng loạn nhịp tim

Chất Caffeine trong trà có thể làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, gây ra chứng nhịp tim đập nhanh và thậm chí là đánh trống ngực, điều này là một mối đe dọa tiềm tàng đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não.

Nếu một số người thường xuyên gặp phải chứng rối loạn nhịp tim, hoặc đặc biệt nhạy cảm với trà và cà phê, uống trà trong khi dạ dày trống rỗng có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh và các triệu chứng khác, tăng gánh nặng lên tim, và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

(0)