Thở khò khè
Khò khè, ho kéo dài là một triệu chứng thường gặp của các bệnh như cảm cúm, hen suyễn, các chứng bệnh về phổi… Thế nhưng, đôi khi nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.

Do các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức có thể gây ra tình trạng khó thở và ho. Vậy nên, khi gặp phải hiện tượng thở khò khè kéo dài thường xuyên thì bạn nên chủ động đi kiểm tra và xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh.
Sốt nhẹ, nhức đầu
Thông thường, các bệnh ung thư dễ dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ kèm theo tình trạng nhức đầu. Do lượng bạch cầu trong cơ thể tăng lên nhưng sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào, từ đó làm cho hệ miễn dịch dần suy yếu, nhạy cảm và dễ ốm vặt.
Xuất hiện đốm đỏ trên da
Nếu bỗng dưng thấy làn da xuất hiện những đốm đỏ, hoặc tím bầm trên cơ thể thì bạn nên chú ý vì nhiều khả năng là do cơ thể giảm tiểu cầu.

Trong đó, tiểu cầu là một tế bào máu có thể ngăn chặn tình trạng chảy máu, giúp máu đông. Thế nên, khi tiểu cầu giảm thì nó sẽ gây ra các dấu hiệu đổi màu trên da.
Đau xương khớp
Nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ung thư máu đều có sự xuất hiện của hiện tượng đau xương khớp, nhất là vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ.

Nguyên nhân là do tủy xương gặp vấn đề nên gây gián đoạn trong quá trình sản xuất các tế bào máu, nguy hiểm hơn còn dẫn đến tình trạng gãy xương.
Chảy máu cam
Hệ miễn dịch làm việc kém cũng có thể gây ra viêm nhiễm và những hạch bạch huyết trong cơ thể. Đặc biệt, chảy máu cam chính là một hiện tượng cảnh báo điều này nhưng nhiều người lại ít để tâm đến.

Do những cơn chảy máu cam thường đến bất chợt và có thể khắc phục ngay lúc đó, tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài và lượng máu chảy nhiều bất thường thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Dễ bị bầm tím
Cơ thể thường xuyên bị bầm tím mà không phải do bất cứ va chạm xung quanh nào thì hãy coi chừng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu.

Khi các tế bào bạch cầu thay đổi thì lượng tiểu cầu trong cơ thể cũng bị ứ đọng lại, gây ra hiện tượng bầm tím bất thường. Thế nên, nếu gặp phải dấu hiệu này thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

(0)

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu không được điều trị hiệu quả và dứt điểm, đau khớp gối kéo dài không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà có thể tiến triển thành bệnh mạn tính, ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài. Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi sẽ giúp việc điều trị trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả cao, tránh được các nguy cơ biến chứng và di chứng khi về già.

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi


Khớp gối là một trong những khớp lớn quan trọng, tham gia vào các hoạt động của chi dưới và gánh chịu nhiều áp lực nên dễ bị suy yếu và tổn thương. Không như ở người cao tuổi, đau khớp gối xảy ra do sự thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn. Ở những người trẻ, tình trạng đau khớp gối chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Đau khớp gối ở người trẻ do chấn thương

Những người trẻ tuổi thường năng động, tham gia nhiều hoạt động mạnh nên có thể gặp phải các chấn thương như té ngã, tai nạn, chấn thương do chơi thể thao… Bất cứ chấn thương nào ở xương khớp cũng có nguy cơ để lại biến chứng hoặc di chứng về sau. Đối với khớp gối – một trong những khớp hoạt động thường xuyên, chịu sức nặng cơ thể và nhạy cảm với chấn thương thì chỉ một chấn thương nhỏ ở đầu gối cũng có thể ảnh hưởng đến dây chằng, gân, xương và sụn khớp gối, dịch khớp cũng như các phần mềm quanh khớp gối… Từ đó khiến khớp gối bị sưng, đỏ và đau nhức cực kỳ khó chịu.

Viêm vùng khớp gối gây đau khớp gối ở người trẻ

Viêm tại vùng khớp gối cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà chúng ta cần phải chú ý. Các cấu trúc bị viêm tại vùng khớp gối có thể là viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè hay thậm chí là viêm khớp gối. Mặc dù lý do này không chiếm tỉ lệ cao nhưng chúng ta vẫn không nên coi thường mà bỏ qua. Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm tại vùng khớp gối là đầu gối bị sưng đau, nóng đỏ, cứng khớp gối khó vận động…

Thương tổn ở khớp gối dẫn đến đau khớp gối

Một số tổn thương ở khớp có thể gây đau khớp gối mà bạn không hề biết. Chẳng hạn, nếu sụn hoặc xương bị vỡ do tổn thương khớp hay trong quá trình thoái hóa khớp gối cũng tạo thành dị vật trong khớp, làm kẹt khớp gối và dẫn đến đau nhức gối khi người bệnh cử động. Hoặc nếu xương bánh trè bị trật khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ kéo theo những cơn đau ở khớp gối và hạn chế vận động cả bệnh nhân. Ngoài ra, sự lắng đọng acid uric ở khớp gối chèn ép lên dây thần kinh cảm giác cũng có thể gây đau nhức vô cùng khó chịu.

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi do thừa cân, béo phì

Hiện nay, lối sống thụ động, lười vận động đang rất phổ biến ở một bộ phận người trẻ tuổi. Tỉ lệ béo phì ở trẻ em và người trưởng thành ngày càng tăng cao khiến cho những đối tượng này càng có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp. Thừa cân, béo phì khiến cột sống và các khớp (bao gồm cả khớp gối) phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể nên sớm bị suy yếu, chấn thương, viêm khớp, thoái hóa khớp,… kèm theo các triệu chứng đau nhức khớp và hạn chế sự vận động của các khớp.

Chữa đau khớp gối ở người trẻ tuổi bằng cách nào?
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi nếu không được điều trị hiệu quả và dứt điểm thì không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà có thể tiến triển thành bệnh mạn tính, ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài. Vì vậy, người trẻ cần phải sớm phát hiện các dấu hiệu ở khớp gối và nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.

Chữa đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Đới với những người trẻ tuổi bị đau khớp gối không có điểm đau cố định và không có hiện tượng viêm khớp đi kèm thì có thể nguyên nhân gây đau là do chấn thương khớp, do hoạt động khớp quá mức, cố định khớp ở một tư thế quá lâu. Trong trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, hợp lý là có thể cải thiện. Ngược lại, nếu đau khớp là do các bệnh lý xương khớp thì cần phải được kiểm tra kỹ hơn. Tùy theo nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp.

Bác sĩ Nguyễn Quang Huy (Trưởng khoa Ngoại tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115) khuyến cáo, mỗi người trẻ cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất (canxi, magie, kali, sắt…). Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý; kết hợp vận động và luyện tập để giúp tăng cường cơ bắp, lưu thông máu huyết, tăng dinh dưỡng cho sụn và khớp. Trong quá trình vận động, chú ý giữ đúng tư thế, tránh vận động mạnh hay giữ một tư thế quá lâu.

(0)

Để chữa đau khớp gối ngay tại nhà, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa, người cao tuổi cần chú ý đến việc luyện tập và điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt giúp cải thiện bệnh tình. Cụ thể:

1- Áp dụng các bài thuốc chữa đau khớp gối

Bên cạnh các loại thuốc tây y, thuốc đông y, người cao tuổi có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc nam chữa đau khớp gối sau đây để cải thiện các triệu chứng sưng đau ở khớp gối nhanh chóng và an toàn:

Cách chữa đau khớp gối ở người già bằng rễ cây gối hạt
Dùng 20g rễ cây gối hạt đem sắc nước để uống hàng ngày. Cách này giúp lưu thông khí huyết, từ đó giảm sưng tấy và đau nhức ở đầu gối.

Ngoài ra, để cho hiệu quả nhanh hơn, người bệnh có thể kết hợp rễ cây gối hạt với cỏ xước, cốt khí củ, hy thiêm thảo, rễ gấc; mỗi vị khoảng 15-30g. Đem thuốc sắc uống mỗi ngày.

Cách chữa đau khớp gối ở người già bằng lá lốt

Chữa đau khớp gối ở người già bằng lá lốt
– Thuốc sắc uống: Đem 800g lá lốt, 300g cà gai leo, 300g thiên niên kiện, 300g thổ phục linh, 300g cỏ xước, 100g quế chi phơi khô rồi tán vụn. Sau đó cho vào ngâm với 5 lít rượu trắng trong 1 tuần thì lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống chừng 30ml rượu thuốc.

– Thuốc đắp: Đem 20g lá lốt và 20g ngải cứu rửa sạch, giã nát. Sau đó cho giấm vào chưng nóng rồi đắp chườm lên vùng đầu khớp bị sưng đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy khớp gối đỡ đau hơn.

Tham khảo thêm : Thuốc chữa bệnh viêm khớp gối hiệu quả

2- Luyện tập và vận động hợp lý

Để tránh khiến khớp gối bị đau hơn, người cao tuổi cần nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động nặng. Song song đó, phải kết hợp luyện tập với mức độ nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh hay tập các bài vận động được bác sĩ chỉ định để giúp xương khớp linh hoạt và dẻo dai, ngăn ngừa cứng khớp dưới đây:
Bài tập dưỡng sinh chữa đau khớp gối ở người già
– Bài tập 1: Bệnh nhân đứng thẳng, chân trái để lên trước, chân phải sau. Gập khớp gối chân phải xướng sàn, giữ tư thế này 30 giây rồi từ từ thả ra. Lặp lại bài tập này 5 lần rồi đổi chân và thực hiện tương tự.

– Bài tập 2: Tay phải người bệnh vịn lên thành ghế, co chân phải lên và dồn trọng tâm lên chân trái. Dùng tay trái nắm chân phải và kéo gót chân về gần mông, giữ tư thế này khoảng 20-30 giây rồi thả ra. Đổi chân và thực hiện tương tự.

– Bài tập 3: Bệnh nhân nằm thoải mái trên mặt phẳng, giữ hai chân thẳng rồi từ từ co chân, áp đùi vào sát bụng. Sau đó thả chân về lại tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập 15-20 lần.

3- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh

Người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khớp gối để giảm đau nhức khớp. Nếu thấy đau khớp và tê mỏi thì nên dùng dùng dầu xoa bóp để làm nóng, giúp các mạch máu giãn nở và lưu thông máu, vận chuyển đến nuôi khớp dễ dàng. Khi ra ngoài cần mặc đủ ấm, quàng khăn cổ, mang găng tay, đi tất, mặc quần ấm để giữ ấm.

4- Ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi cơ thể. Ngoài các hoạt động thể chất cần thiết, người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ các chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất… trong thực đơn hàng ngày. Nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên xào; nên ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega 3, canxi, vitamin C, vitamin D để ngăn chặn các phản ứng viêm ở khớp gối.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ về 4 cách chữa đau khớp gối ở người già sẽ giúp các ông, bà phòng tránh và giảm nhanh các triệu chứng do căn bệnh này mang lại hiệu quả.

(0)

Chân gà không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn là bài thuốc quý chữa bệnh nếu biết sử dụng đúng cách. Nhiều bệnh nhân bị đau khớp gối đã nhận thấy được những tác dụng tuyệt vời từ cách chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng, thậm chí không ít người thoát khỏi nguy cơ thay khớp nhờ món ăn đơn giản này.

Giá trị dinh dưỡng của chân gà có thể bạn chưa biết


Theo Y học cổ truyền, chân gà được gọi là kê cân, có vị ngọt, tính bình, hơi ấm và không độc. Y học cổ truyền cho rằng chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực, cường gân cốt… nên thường dùng để bồi bổ gân xương, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, tỳ hư lâu ngày, xuất huyết ở người cao tuổi, người run tay chân đi không vững, trẻ em còi xương và phát triển chậm, phụ nữ ngực lép da khô…

Chân gà bao gồm các bộ phận như xương cẳng chân, xương tăm, gân, da… mỗi bộ phận đều có những giá trị dinh dưỡng riêng. Trong đó, gân được xem là bộ phận quý nhất của chân gà. Gân gà có chứa 80% collagen, tiếp đến là các elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, glucoprotein và proteoglycan có khả năng tăng cường tái tạo sụn khớp và sản sinh chất nhờn ttong khớp. Da gà giàu collagen là một loại protein dính như keo; cùng với các acid amin như argynin, glycin, hydrosiprolin, prolin. Xương chân gà có chứa hydroxyapatite, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích có tác dụng làm chắc khỏe lớp xương bên ngoài. Tất cả các bộ phận này đều cần thiết và có lợi cho hệ thống cơ xương khớp.

Món ăn chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng
Trong thời gian vừa qua, bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng giúp cô gái trẻ thoát khỏi căn bệnh viêm khớp đang được cư dân mạng liên tục truyền tai nhau. Theo như chúng tôi tìm hiểu, bài thuốc này có tác dụng tăng chất nhờn ở khớp, đặc biệt là khớp gối, giảm đau và chữa viêm khớp gối nhiều năm cho hiệu quả cao, giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng. Theo đó, món ăn bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng có thành phần và cách chế biến như sau:

1 – Thành phần:

3 cặp chân gà ⇒ Có thể dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được, nhưng nếu được chân gà ta thì càng tốt.
1 chén đậu phộng (lạc)
2 – Cách thực hiện:

Sơ chế: Đem cẳng chân gà làm sạch, loại bỏ hết da cứng, móng chân. Dùng dao sắc khía sâu ở chân gà, sau đó bóp kỹ với gừng tươi đã giã nát và ướp trong 30 phút. Đậu phộng lượm bỏ hạt thối và hư mốc, đem rửa sạch, ngâm nước 14 giờ rồi vớt ra để ráo nước.

– Cho 3 cặp chân gà đã chuẩn bị và đậu phộng vào hầm chung với 1 lít nước hoặc hơn một chút.

– Nấu nhỏ lửa và hầm trong khoảng 1 – 1,5 giờ.

– Sau đó, nêm nếm chút gia vị (mắm, muối, đường) cho vừa miệng.

3 – Cách dùng:

– Chia nước hầm ra dùng hết trong ngày. Nên ăn hết chân gà nhưng không nên ăn đậu phộng để tránh đầy hơi, khó tiêu.

– Mỗi ngày dùng 1 phần chân gà hầm đậu phộng như trên, liên tục trong 1 tuần rồi ngưng 4 ngày, sau đó lại dùng tiếp tục 1 tuần. Như vậy là một liệu trình.

– Sau khi cảm thấy cơ thể có chuyển biến tích cực, các cơn đau thuyên giảm đi thì có thể sử dụng bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng 2 lần/tuần để tiếp tục điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Mách nhỏ:

⇒ Bạn cũng có thể chế biến chân gà hầm đậu phộng số nhiều rồi gạn lấy nước cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (8 – 10oC) để dùng dần đều được. Khi ăn nên hâm nóng (hấp trong nồi cơm) lại.

⇒ Ngoài tác dụng chữa đau khớp gối, món ăn bài thuốc từ chân gà và đậu phộng còn giúp bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, người bị đau xương khớp và tê yếu chân tay, người già gầy yếu, phụ nữ gầy còm, da khô…

Nguồn gốc của bài thuốc chữa bệnh từ chân gà và đậu phộng
Theo như chúng tôi tìm hiểu được, bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng được Y sinh Tuệ Lâm phát hiện nhân một lần “cơ duyên xảo hợp”. Trong một lần lên Đà Lạt tìm thảo dược, ông ghé vào khách sạn Nguyên Hiền (đường Bùi Thị Xuân, gần chợ Đà Lạt) và rất ngạc nhiên vì sự nhanh nhẹn và linh hoạt của cô chủ khách sạn tuổi đã gần 60. Sau đó, ông mới hỏi chuyện thì được cô chủ khách sạn chia sẻ về căn bệnh đau khớp triền miên của mình và mách cho bài thuốc chân gà hầm đậu phộng kỳ lạ này.

Sau khi được chỉ cho bài thuốc, ông Tuệ Lâm vội vã ghi chép lại với mong muốn chia sẻ cho những người bệnh khác cũng đang phải chị đựng căn bệnh khổ sở này. Rất nhiều người bệnh ở Mỹ, Canada, Đức, Úc,… cũng kiên trì áp dụng theo bài thuốc trên đây và may mắn thoát khỏi nguy cơ phẫu thuật thay khớp. Chính ông cũng không ngờ bài thuốc mình may mắn biết được lại hữu dụng như vậy với mọi người.

Ông Tuệ Lâm chia sẻ : “Nhớ khoảng thời gian tôi đi thực tập trong bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM đã phải chứng kiến bao nhiêu người bị bệnh đau khớp hành hạ khốn khổ. Bệnh nhân ngoài tuổi 50 thì xếp lớp. Dùng các cách châm cứu, chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại, bấm huyệt… chỉ giúp các cụ đỡ đau nhất thời nhưng lại tái phát. Nhìn mặt mày ai nấy như đưa đám vì đau, các cụ rên rỉ lê từng bước mà tôi xót xa quá. Tôi đánh bạo chỉ dẫn cho các cụ về bài thuốc chân gà đậu phộng đã nhiều người áp dụng thành công. Vậy mà một số cụ đau quá nghe lời áp dụng lại có người thuyên giảm, người gần như hết hẳn” – (theo tamsugiadinh.vn)

Món ăn bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng là bài thuốc đơn giản và dễ thực hiện, người nghèo khó vẫn có thể áp dụng được, giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế. Ngoài tác dụng chữa đau khớp, chân gà còn có khả năng chữa chứng run tay run chân, đi đứng không vững, chữa đau cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống… Bệnh nhân mắc các bệnh về cơ xương khớp nên bổ sung món ăn này trong thực đơn của mình để hỗ trợ điều trị bệnh nhé!

(0)

Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.

1. Mô tả:
Cây xấu hổ họ trinh nữ (mimosacae) còn được gọi với những tên khác như trinh nữ, cỏ thẹn, mắc cỡ, hom tu thảo…

Xấu hổ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng phải.

Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả xấu hổ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.

2. Dược tính:
Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.

Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:

– Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.

– Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

– Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…

Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

3. Kinh nghiệm chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ
Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.

Kinh nghiệm dân gian của người dân các vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam cho thấy, loại cây này dùng để chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.
Các bài thuốc cụ thể như sau:

– Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày

Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.

– Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

– Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.

Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.

Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

(0)

Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

Ngải cứu cây thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả

1. Cây ngải cứu trắng:

Ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh đau khớp được ông cha ta truyền lại từ nhiều đời nay. Ngải cứu có thể ăn được như một món ăn, loại rau có hiệu quả bất ngờ nếu thường xuyên sử dụng để chữa xương khớp.

Để chữa bệnh đau khớp bằng cây ngải cứu, người bệnh có thể dùng ngải cứu trắng trộn với muối biển, đem nướng nóng đắp lên vị trị khớp đau sẽ làm giảm đau, bớt sưng tấy khi phần xương khớp bị sưng.

2. Lá lốt chữa bệnh đau khớp khi trời lạnh:

Khi trời lạnh người bị đau khớp thường bị đau nhức và khó có thể đi lại bình thường. Để điều trị các bạn có thể lấy 10 đến 15 gam lá lốt khô hoặc 30 gam tươi đun với 2 chén nước còn nữa chén để uống. Để có hiệu quả tốt nhất, nên uống nước lá lốt này vào buổi tối, sau khi ăn và uống khi nước vẫn còn ấm.

Chữa bệnh đau khớp cây lá lốt muốn có tác dụng rõ rệt người bệnh cần sử dụng liệu trình liên tiếp khoảng 10 ngày.

Cỏ trinh nữ bài thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả cao, an toàn

3. Chữa bệnh đau khớp bằng cỏ trinh nữ (Cây thẹn, cây mắc cỡ, cây xấu hổ):

Trong dân gian cây trinh nữ là bài thuốc quý, trinh nữ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm. Công dụng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, phong thấp, nhức xương, chân tay tê bại khá tốt.

Chữa đau khớp bằng cỏ trinh nữ người bệnh cần: Lấy rễ cây thái mỏng đem tẩm với rượu trắng, sắc với 400ml nước để lấy 100ml nước rễ cỏ trinh nữ chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng các bài thuốc này liên tục trong thời gian từ 7-10 ngày.

4. Cây dây đau xương (cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng):

Cây dây đau xương có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Thường dùng chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại.

Để điều trị đau khớp bằng cây dây đau xương người bệnh dùng dây và lá sắc nước uống.

Thuốc nam điều trị đau khớp hiệu quả nếu dùng đúng cách

5. Dùng cây cỏ xước (nam ngưu tất) chữa bệnh đau khớp:

Cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Để chữa đau khớp người bệnh có thể dùng toàn thân cây rửa sạch đun nước uống hằng ngày.

6. Chữa đau nhức xương khớp bằng cam, phèn chua và hành khô:

Người bệnh chỉ cần lấy 1 quả cam cắt bỏ phần đầu, cho phèn chua và 1 củ hành khô vào phần ruột, đem nướng sau đó cắt ra và đắp vào vùng bị đau khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy tình trạng đau của mình giảm đáng kể.

7. Rượu ngâm hạt gấc chữa bệnh đau khớp:

Hạt gấc ngâm rượu là bài thuốc chữa đau khớp hiệu quả tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua. Hạt gấc ngâm rượu còn hữu hiệu với cả c trường hợp đau lưng và đau nhức xương, vết thương, vết cắn do va đập.

Để làm rượu ngâm hạt gấc người bệnh cần: 50 hạt gấc chín, rửa sạch đem nướng xém vỏ, để nguội sau đó đập bỏ phần vỏ cứng ở ngoài. Lấy phần nhân bên trong giã cho vào lọ đổ rượu trắng khoảng 45 độ, ngập xâm xấp hạt gấc, đậy kín nắp khoảng 5-7 ngày là có thể dùng được.

Rượu hạt gấc ngâm để càng lâu càng tốt, khi nào cần dùng chỉ cần lấy rượu xoa bóp phần đau 5 đến 10 phút.

(0)

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng:

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:

Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g:

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính:

Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

(0)

1. Hi vọng mới cho người mắc bệnh ung thư bạch cầu dòng tủy và lympho

Năm 2014, trên Tạp chí Khám phá điện tử thuộc Sở Khoa học công nghệ TP HCM công bố kết quả một cuộc nghiên cứu đem lại hi vọng mới cho những người mắc bệnh ung thư bạch cầu dòng tủy và lympho.

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường cùng các cộng sự thuộc Viện Hóa học Các hợp chất thiên nhiên – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam đã công bố tìm ra quy trình tổng hợp và tinh chế hợp chất indirubin – 3′ – oxim từ cây chàm mèo.

Hợp chất này có tác dụng đặc trị đối với bệnh ung thư bạch cầu dòng tủy và lympho.

Ngoài ra chúng còn có tác dụng giúp ngăn ngừa và gây ra sự tự chết của nhiều dòng tế bào ung thư khác như ung thư bạch cầu dòng tủy và lympho, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u xơ tiền liệt tuyến

Indirubin – 3′ – oxim có thể ức chế ung thư di căn giúp kéo dài tuổi thọ và không gây tác dụng phụ.

2. Cây chàm mèo – vị thuốc quý

Việc tìm ra hợp chất indirubin – 3′ – oxim từ cây chàm mèo là bước đột phá mới, mở ra tiềm năng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh ung thư, góp phần đem lại hi vọng mới cho người bệnh.

Để có thêm những cơ sở khoa học, chúng tôi xin giới thiệu về cây chàm mèo – dược tính và những công dụng chữa bệnh để độc giả tham khảo.

a. Mô tả:

Cây chàm mèo có tên khoa học là Strobilanthes flaccidifoliusNees, họ Ôrô – ACANTHACEAE, là loại cây sống nhiều năm, cao từ 50 – 100cm, thân nhẵn, phân nhiều cành, có các mấu phình to lên.

Lá chàm mèo mọc đối, phiến lá hình bầu dục thon dài từ 10 – 12cm, mép khía răng.

Hoa chàm mèo mọc thành bông màu lam tím, phía trên loe ra chia 5 thùy, quả dạng nang dài.
b. Dược tính:

Trong Đông y, lá và rễ chàm mèo có vị đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh can, vị.

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, dùng chữa các bệnh cấp tính như sốt cao, nhức đầu, miệng khát, phát ban, chảy máu cam, lỵ, mụn nhọt độc, mẩn ngứa, viêm họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm amidan, viêm đường hô hấp.

Nghiên cứu gần đây cho thấy thanh đại (lá chàm mèo được chế biến khô) có tác dụng tốt trong việc chữa trị ung thư bạch cầu do có chứa indirubin. Rễ chàm mèo (bản lam căn) còn dùng chữa viêm não truyền nhiễm, viêm não B, thương hàn, quai bị.

c. Những bài thuốc sử dụng chàm mèo chữa bệnh:

– Chữa viêm amidan, sưng hạch ở cổ: Lá chàm mèo khô 15g, bồ công anh 15g; huyền sâm 12g. Sắc uống.

– Chữa viêm não, sốt cao, khát nước: Lá chàm mèo khô 15g (tươi 30g) kim ngân hoa 30g, thạch cao sống 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

– Chữa trẻ em bị cảm mạo dẫn đến các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, người khó chịu, sốt cao, miệng khát: Dùng lá chàm mèo khô 10g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày.

Trường hợp bệnh nặng: Rễ chàm mèo 30g, hoàng cầm 15g, áp chích thảo 30g, xạ can 9g, quán chúng 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

– Chữa viêm họng, ban sởi, loét miệng, mẩn ngứa: Rễ chàm mèo 12g, hoàng bá 8g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 9g, cam thảo 5g. Sắc uống.
– Chữa cảm mạo phong nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, đại thanh diệp 10g, cát cánh 10g, bạc hà 9g, sinh cam thảo 3g. Sắc lấy 200ml uống một lần ngày một thang, uống 2 – 3 thang.

– Chữa quai bị: Dùng rễ Chàm mèo 18g, xích tiểu đậu 15g, thanh bì 6g, kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần, dùng 2 – 4 thang.

– Chữa bệnh sởi kết hợp với viêm phổi: Rễ chàm mèo 9g, kim ngân hoa 9g, thiên hoa phấn 3g, hạnh nhân 3g, huyền sâm 6g, mạch môn đông 3g, tang diệp 3g, tiền hồ 3g, cam thảo 1,5g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần, uống 3 – 4 thang.

– Chữa viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản cấp tính: Rễ chàm mèo 50g, kim tiền thảo 50g, sa tiền 20g, chỉ xác 20g, nhân trần 50g, hoàng cầm 25g, mộc hương 15g, mang tiêu (hòa sống) 15g. Sắc uống ngày một thang, liên tục 15 – 30 thang.

(0)

Gút (gout) là căn bệnh “nhà giàu” đang ngày càng phổ biến, gây đau đớn, giảm chất lượng sống của người bệnh. Bài thuốc Đông y đơn giản từ cây mã đề là gợi ý tuyệt vời cho bạn.


Theo Đông y, cây mã đề còn được gọi là Xa tiền thảo, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, ngừng tiêu chảy. Là loại cây dược thảo có tác dụng trị liệu và hỗ trợ làm nhẹ triệu chứng đối với những người mắc bệnh gút (gout).

Bài viết này giới thiệu về tác dụng của cây mã đề đối với bệnh nhân mắc bệnh gút và người muốn phòng ngừa bệnh gút, cách sử dụng và những điều cần lưu ý.

Bài thuốc Đông y đặc biệt chữa gút từ cây mã đề

Có rất nhiều người sau khi mắc bệnh gút là lập tức sử dụng các loại thuốc để điều trị mà không quan tâm nhiều đến tác dụng phụ của nó đối với sức khỏe tổng thể trong dài hạn. Mặc dù uống các loại thuốc tân dược có tác dụng nhanh, có thể nhìn thấy kết quả ngay sau khi uống, nhưng khi dừng thuốc, hoặc qua một thời gian, thì tình trạng bệnh lại tái phát.

Trên thực tế, một số người lại thích sử dụng thảo dược để khắc phục tình trạng bệnh, vừa đơn giản vừa có hiệu quả lâu dài. Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây mã đề, hoặc kết hợp mã đề với các loại thuốc khác để tăng cường dinh dưỡng và giảm nhẹ tình trạng bệnh, một công đôi việc.
Cách sử dụng bài thuốc

Có rất nhiều cách chế biến mã đề làm thuốc chữa gút, trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 2 cách chế biến phổ biến và dễ làm nhất, 1 là nấu cháo và 2 là đun nước uống như trà.

Cách nấu cháo mã đề

Chuẩn bị 100 gram gạo, 15 gram đường, 25 g mã đề

Vo sạch gạo, cho cây mã đề vào trong túi vải, túi lưới, buộc miệng túi lại, sau đó cho mã đề vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút thì vớt túi vải ra, tiếp tục cho gạo vào nấu chín nhừ thành cháo, thêm đường nấu sôi là được. Nói một cách đơn giản, dùng nước lá mã đề nấu cháo trắng rồi thêm đường để ăn.

Cách nấu nước trà mã đề

Cách làm này tương đối đơn giản, lấy khoảng 10g mã đề, loại bỏ sạch các tạp chất, rửa sạch rồi phơi khô. Sau khi phơi khô rồi thi có thể cho vào nước đun sôi trong khoảng 5 phút là có thể uống thay cho trà.

Tác dụng của cây mã đề

Theo Đông y Trung Quốc, cây mã đề gọi là xa tiền thảo, cũng có những địa phương gọi là xa luân thảo, loài cây mọc dại trên lối xe ngựa chạy ngày xưa. Cây thuộc nhóm thực vật tính hơi mát, thuộc hàn lạnh, ăn vào miệng có chút đắng, mọc ở nơi góc vườn bờ ruộng ở nhiều quốc gia.

Đừng coi nhẹ loại cây mọc dại này, bởi chúng chứa một lượng lớn protein, carotene, carbohydrate, canxi, sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Mã đề có tác dụng giải độc, lợi tiểu, loại bỏ phù nề…

Nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường như đau họng, nóng trong, bốc hỏa, viêm loét đường hô hấp hay viêm phế quản thì có thể được uống một chút nước lá mã đề là có thể cải thiện tình hình.
Lưu ý khi sử dụng mã đề để điều trị bệnh gout

Ở Trung Quốc, việc sử dụng cây mã đề để làm thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điệu trị bệnh gút khá phổ biến. Cách đơn giản nhất là ăn hoặc uống nước uống như trà. Đây là một trong những loại thuốc rất tiện lợi cho người bị bệnh gút.

Nhưng do mã đề là giống thảo dược thuộc tính mát, lạnh, nên khi sử dụng loại cây này thì cần chú ý liều lượng phù hợp, cố gắng không nên uống nhiều quá.

Những người có thể chất hàn lạnh, hoặc dạ dày không tốt, nếu uống mã đề quá mức trong thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng đến gan thận và một số các bộ phận khác.

Chuyên gia kiến nghị, ngoài việc uống lá mã đề, mọi người cũng nên rèn luyện cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh, để sức khỏe luôn được chăm sóc tốt nhất và lâu dài.

Cây mã đề tươi hoặc khô có nhiều ở các địa phương, gia đình. Nếu không có, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thuốc nam hoặc hiệu thuốc Đông y.

(0)

Để giải quyết vấn đề cơ thể thiếu nước vào mùa hè chúng tôi xin giới thiệu những món ăn, đồ uống giúp đáp ứng nhu cầu thiếu nước của cơ thể.


Tùy theo cơ địa của từng cá thể và sức khỏe của từng người, tập quán và khí hậu của từng vùng mà áp dụng cho thích hợp, đem lại hiệu quả tốt trong phòng và chữa bệnh.

Theo học thuyết âm dương, khí hậu của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông luôn thay đổi, buộc cơ thể con người phải thay đổi theo để phù hợp với khí hậu của trời đất. Nếu cơ thể con người không thay đổi kịp thì sinh ra các bệnh tật, làm tổn hại đến sức khỏe, có khi gây tử vong.

Mùa Hạ thuộc dương khí, trời nắng nóng. Nhất là vào tiết tiểu thử, đại thử là những thời điểm cực nóng. Với khí hậu ấy thường làm cho cơ thể của mỗi người thiếu nước mà sinh ra những chứng bệnh khác nhau.

Đối với ngoại nhân thường bị cảm nắng. Nội nhân thường do nóng nên thoát mồ hôi dẫn đến mất nước. Cái khát trong người thường làm cho người ta mệt mỏi, có khi bị suy nhược cơ thể, thậm chí dẫn đến đột quỵ…

Đối với thời tiết khắc nghiệt như vậy, trước hết phải giải quyết vấn đề thiếu nước trong cơ thể, đó là việc cần làm hàng ngày, có khi hàng giờ, nhất là khi lao động ngoài trời, người sức khỏe yếu, người cao tuổi… Để giải quyết vấn đề cơ thể thiếu nước vào mùa hè chúng tôi xin giới thiệu những món ăn, đồ uống sau:

Trà xanh

Đông y gọi là trà diệp, hồng trà, thanh trà… là món đồ uống truyền thống của người Việt Nam. Đây cũng là loại hình văn hóa ẩm thực mà nhân dân ta hết sức trân trọng. Có thể dùng tươi, hoặc sấy khô để dùng dần. Theo Đông y, trà xanh có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào bốn kinh tâm, phế, tỳ, vị.

Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa, tiêu thực, gây hưng phấn trong khi lao động. Uống trà xanh có tác dụng trừ nhiệt ở thượng tiêu (tim và phổi) để giải nhiệt, giảm bớt khát nước, làm tỉnh táo đầu óc. Hồng trà đã sao khô có tác dụng tiêu thực, giảm tích trệ, còn có tác dụng trị chứng tiêu chảy thuộc nhiệt tả, chứng kiết lỵ do thấp nhiệt.

Nhân đây cũng cảnh báo với độc giả: Thanh trà dùng để giải nhiệt, hồng trà thiên về tiêu tích không nên nhầm lẫn hai thứ này. Ngày dùng từ 8- 16gam dưới dạng nước hãm. Người tỳ vị hư hàn, mắc chứng thủy thũng, người đang uống thuốc bổ Đông y không được dùng.

Đậu xanh

Đông y gọi lục đậu, vỏ đậu xanh gọi lục đậu y, có vị ngọt, tính hàn, vào kinh vị, tâm, can nấu nước uống có tác dụng thanh thử nhiệt, giải độc ở dạ dày, tim, gan vào mùa hè.
Nước đậu xanh còn có tác dụng đặc biệt là giải độc khi bị ngộ độc thuốc Đông Y và Tây y hoặc khi ăn phải thức ăn bị ngộ độc. Uống để giải nhiệt: Ngày dùng 100 gam đun với 2 lít nước cho nhừ chia đều uống 3-4 lần vào buổi trưa và buổi chiều trong ngày. Nếu có điều kiện có thể cho thêm 50 ml mật mía có tác dụng điều hòa bồi bổ tỳ vị.

Nếu để giải độc ngày dùng 200gam, đun với 2 lít nước cho bệnh nhân uống liên tục, khi bệnh nhân nôn ra chất độc hoặc đại tiện ra chất độc, thì không uống nữa. Nếu chưa nôn, hoặc chưa đại tiện cứ cho uống tiếp. Chú ý: Không được cho mật ong vào, vị ngọt làm chất độc dễ hấp thụ vào tỳ vị. Người tỳ vị hư hàn không được dùng đậu xanh để giải độc.

Mía

Đông y gọi là Cam giá, Cam chấp (nước mía). Cây mía rửa sạch dùng tươi, có vị ngọt, tính bình vào kinh phế, tỳ vị, tâm, can. Theo kinh nghiệm của các bậc tiền bối mía đỏ đi vào tâm nhanh hơn, mía trắng đi vào phế nhanh hơn, mía có màu vàng đi vào tỳ vị nhanh hơn.
Mía có tác dụng thanh thử nhiệt vào mùa hè, nhuận táo bón, sinh tân dịch chỉ khát; điều hòa vị khí, trợ tỳ, tiêu đờm, trị ho, bồi bổ dịch vị để trị chứng dịch vị kém làm miệng khô dịch, ít nước bọt. Nước mía thường dùng vào buổi trưa hoặc chiều lúc nắng gắt là tốt nhất.

Đặc biệt khi lao động ngoài trời nắng gắt uống một cốc nước mía thấy người khoan khoái giảm hẳn sự mệt mỏi. Chú ý khi đang nóng thấy họng khô không được bỏ đá vào nước mía lạnh gây viêm họng cấp.

Không được uống nước mía trước khi ăn trưa, vì nước mía nhanh chóng hấp thụ vào tỳ vị gây no giả tạo. Sau khi uống nước mía không được uống rượu bia vì làm tăng nồng độ rượu dễ say.

Chú ý: Người ăn uống khó tiêu, đại tiện phân lỏng không được dùng nước mía, trẻ em ăn nhiều mía dễ mắc chứng cam răng.

Bài thuốc điều trị trẻ em đại tiện ra chất lầy nhầy như mũi có dính máu, do tâm hỏa làm tổn thương tiểu tràng (trong Đông y tâm và tiểu có quan hệ biểu lý với nhau): Huyết dụ 3 lá, mơ tam thể 7-9 lá, mía đỏ 3 khẩu.

Cách chế: Thái nhỏ lá mơ và huyết dụ sao vàng hạ thổ, mía đỏ nướng lên, bỏ vỏ, chẻ nhỏ. Cho vào 2 bát ăn cơm nước đun lấy một bát chia 3 lần cho trẻ uống trong ngày, uống liên tục 5 ngày trẻ hết bệnh. Bài thuốc dùng cho trẻ 2-5 tuổi.

Sắn dây

Đông y gọi cát căn, sinh cát căn, sinh chấp cát căn, can phẩn cát căn.

Bộ phận dùng là rễ, thường gọi là củ, củ to nhỏ khác nhau, vỏ bên ngoài có màu nâu tía, trong có màu trắng vàng nhạt, nhiều bột, ít xơ là loại tốt. Sắn dây có vị ngọt, tính bình, vào kinh vị và bàng quang.
Tác dụng: Giải biểu thanh nhiệt chỉ khát, trị chứng cảm mạo do nhiệt thử, đi lỵ ra máu do đại trường nhiệt, chứng sởi đậu mới phát bệnh nhân sốt cao.

Trẻ em, người lớn sốt cao lấy 30 gam sắn dây tươi, bóc bỏ vỏ, rửa sạch giã nhuyễn, lấy nước đun sôi để nguội hòa đều vớt bỏ bã, cho bệnh nhân uống ngày 2 lần. Hoặc lấy 15gam bột sắn dây khô hòa với nước đun sôi để nguội, cho bệnh nhân uống để hạ sốt.

Người mùa hè mắc chứng bàng quang nhiệt nước tiểu đỏ, hoặc đái giắt uống nước sắn dây 3-4 ngày sẽ khỏi. Củ sắn dây tươi luộc chín ăn, có tác dụng điều hòa khí huyết chống mệt mỏi. Chú ý: Người âm hư hỏa vượng, người trên vượng dưới hư không được dùng.

Con sứa

Đông y gọi là Thủy mẫu, có vị mặn, tính ấm.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, thông huyết bổ dưỡng, phụ nữ huyết ứ rong kinh.

Chế biến theo phương pháp truyền thống. Đây là món khoái khẩu của dân một số vùng miền biển vào mùa hè, thường ăn sứa với mắm t+98ôm, lá kinh giới có vị cay tính ôn vào kinh can, phế có tác dụng khu phong, giải độc, chống dị ứng, sốt, nhức đầu, thông lợi đại tiểu tiện dùng để thanh nhiệt giải độc. Hiện nay người ta sấy khô sứa làm thức ăn, là món ăn đặc sản cao cấp.
Cách dùng: Người lớn ăn ngày 30-40 gam sứa tươi đã chế biến. Trẻ em ăn bằng ½ liều người lớn. Chú ý: Người tỳ vị hư hàn không được dùng.

Ăn sứa với mắm tôm, lá kinh giới có vị cay tính ôn vào kinh can, phế có tác dụng khu phong, giải độc, chống dị ứng, sốt, nhức đầu, thông lợi đại tiểu tiện dùng để thanh nhiệt giải độc.

(0)