Đau khớp gối ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu không được điều trị hiệu quả và dứt điểm, đau khớp gối kéo dài không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà có thể tiến triển thành bệnh mạn tính, ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài. Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi sẽ giúp việc điều trị trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả cao, tránh được các nguy cơ biến chứng và di chứng khi về già.

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi


Khớp gối là một trong những khớp lớn quan trọng, tham gia vào các hoạt động của chi dưới và gánh chịu nhiều áp lực nên dễ bị suy yếu và tổn thương. Không như ở người cao tuổi, đau khớp gối xảy ra do sự thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn. Ở những người trẻ, tình trạng đau khớp gối chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Đau khớp gối ở người trẻ do chấn thương

Những người trẻ tuổi thường năng động, tham gia nhiều hoạt động mạnh nên có thể gặp phải các chấn thương như té ngã, tai nạn, chấn thương do chơi thể thao… Bất cứ chấn thương nào ở xương khớp cũng có nguy cơ để lại biến chứng hoặc di chứng về sau. Đối với khớp gối – một trong những khớp hoạt động thường xuyên, chịu sức nặng cơ thể và nhạy cảm với chấn thương thì chỉ một chấn thương nhỏ ở đầu gối cũng có thể ảnh hưởng đến dây chằng, gân, xương và sụn khớp gối, dịch khớp cũng như các phần mềm quanh khớp gối… Từ đó khiến khớp gối bị sưng, đỏ và đau nhức cực kỳ khó chịu.

Viêm vùng khớp gối gây đau khớp gối ở người trẻ

Viêm tại vùng khớp gối cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà chúng ta cần phải chú ý. Các cấu trúc bị viêm tại vùng khớp gối có thể là viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè hay thậm chí là viêm khớp gối. Mặc dù lý do này không chiếm tỉ lệ cao nhưng chúng ta vẫn không nên coi thường mà bỏ qua. Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm tại vùng khớp gối là đầu gối bị sưng đau, nóng đỏ, cứng khớp gối khó vận động…

Thương tổn ở khớp gối dẫn đến đau khớp gối

Một số tổn thương ở khớp có thể gây đau khớp gối mà bạn không hề biết. Chẳng hạn, nếu sụn hoặc xương bị vỡ do tổn thương khớp hay trong quá trình thoái hóa khớp gối cũng tạo thành dị vật trong khớp, làm kẹt khớp gối và dẫn đến đau nhức gối khi người bệnh cử động. Hoặc nếu xương bánh trè bị trật khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ kéo theo những cơn đau ở khớp gối và hạn chế vận động cả bệnh nhân. Ngoài ra, sự lắng đọng acid uric ở khớp gối chèn ép lên dây thần kinh cảm giác cũng có thể gây đau nhức vô cùng khó chịu.

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi do thừa cân, béo phì

Hiện nay, lối sống thụ động, lười vận động đang rất phổ biến ở một bộ phận người trẻ tuổi. Tỉ lệ béo phì ở trẻ em và người trưởng thành ngày càng tăng cao khiến cho những đối tượng này càng có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp. Thừa cân, béo phì khiến cột sống và các khớp (bao gồm cả khớp gối) phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể nên sớm bị suy yếu, chấn thương, viêm khớp, thoái hóa khớp,… kèm theo các triệu chứng đau nhức khớp và hạn chế sự vận động của các khớp.

Chữa đau khớp gối ở người trẻ tuổi bằng cách nào?
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi nếu không được điều trị hiệu quả và dứt điểm thì không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà có thể tiến triển thành bệnh mạn tính, ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài. Vì vậy, người trẻ cần phải sớm phát hiện các dấu hiệu ở khớp gối và nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.

Chữa đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Đới với những người trẻ tuổi bị đau khớp gối không có điểm đau cố định và không có hiện tượng viêm khớp đi kèm thì có thể nguyên nhân gây đau là do chấn thương khớp, do hoạt động khớp quá mức, cố định khớp ở một tư thế quá lâu. Trong trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, hợp lý là có thể cải thiện. Ngược lại, nếu đau khớp là do các bệnh lý xương khớp thì cần phải được kiểm tra kỹ hơn. Tùy theo nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp.

Bác sĩ Nguyễn Quang Huy (Trưởng khoa Ngoại tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115) khuyến cáo, mỗi người trẻ cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất (canxi, magie, kali, sắt…). Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý; kết hợp vận động và luyện tập để giúp tăng cường cơ bắp, lưu thông máu huyết, tăng dinh dưỡng cho sụn và khớp. Trong quá trình vận động, chú ý giữ đúng tư thế, tránh vận động mạnh hay giữ một tư thế quá lâu.