Thuốc nam được chia thành nhiều nhóm dựa vào tác dụng điều trị bệnh. Ví dụ như: nhóm thuốc chữa đau nhức xương khớp, nhóm thuốc nam bổ xương khớp, nhóm thuốc ho, nhóm thuốc chữa mụn nhọt….

Ở bài này ta tìm hiểu về thuốc nam bổ xương khớp:
Trước tiên cần tìm hiểu thuốc nam là gì?

Thuốc nam được định nghĩa là các cây mọc tự nhiên trên đất nước Việt Nam, có tác dụng điều trị bệnh cụ thể và có hiệu quả trên đối tượng bệnh. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng có tác dụng điều trị bệnh. Những cây thuốc nam đã được nghiên cứu và phân tích về cả bộ phận sử dụng, đặc điểm cây thuốc, thành phần hóa học, và công dụng của thuốc. Những vị thuốc này có trong “danh mục cây thuốc nam”.

Thuốc nam bổ xương khớp được định nghĩa như thế nào?
Là các vị thuốc mọc trên đất nước Việt Nam được nghiên cứu là có tác dụng cụ thể lên xương khớp, ở đây nói tới tác dụng bổ xương khớp. Sử dụng các vị thuốc nam bổ xương khớp có tác dụng: giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt, thông kinh hoạt lạc.

Một số vị thuốc nam bổ xương khớp như:
Ngũ gia bì chân chim:
Trong dân gian còn được gọi là cây đáng, cây lá lằng, cây ngũ gia bì. Bộ phận sử dụng: vỏ thân hoặc vỏ rễ. Ngũ gia bì chân chim có vị đắng chát, tính mát. Quy kinh: can, thận. Chững các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt, thông tiểu tiện, chữa cảm sốt… một vài bài thuốc nam bổ xương khớp có ngũ gia bì chân chim như:

Bài thuốc 1: Ngũ gia bì châm chim ngâm với rượu trắng, tỉ lệ 1:10, sau 1 tháng có thể sử dụng được. Ngày uống 2–3 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống ngay sau ăn.

Bài thuốc 2: Dùng 15–30g vỏ thân hoặc vỏ rễ cây ngũ gia bì chân chim, sắc nước uống trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm với dây đau xương, rễ cỏ xước, liều lượng ngang nhau.

Thiên niên kiện:

Trong dân gian còn gọi là cây sơn thục, thần phục. Bộ phận sử dụng: thân rễ. Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Quy kinh: can, thận, vị. Dùng để chữa các chứng như: đau nhức xương khớp, bổ xương khớp, chữa đau dạ dày, kích thích tiêu hóa…một số bài thuốc nam bổ xương khớp có thiên niên kiện như:

Bài thuốc 1: Dùng 10–15g thiên niên kiện sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng thiên niên kiện ngâm với rượu trắng với tỉ lệ 1:10, có thể phối hợp thêm với các vị thuốc như: cỏ xước, thổ phục linh. Sau 1 tháng có thể sử dụng được. Dùng để uống ngày 2–3 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống sau ăn. Có thể dùng để xoa bóp gân cốt.

Cỏ xước:

Trong dân gian còn gọi là: bách hội, ngưu kinh, thiết ngưu tất. Bộ phận sử dụng: rễ cây. Cỏ xước có vị đắng, chua, cay, tính bình. Quy kinh: can, thận. Dùng để chữa các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, bổ xương khớp, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, viêm phế quản… một số bài thuốc nam bổ xương khớp có vị cỏ xước như:

Bài thuốc 1: Dùng độc vị cỏ xước sắc nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 2: Dùng cỏ xước phối hợp với các vị thuốc khác như: hy thiêm, thổ phục linh, ké đầu ngựa… sắc chung lấy nước uống trong ngày.

Ké đầu ngựa:

Trong dân gian còn gọi là: thương nhĩ tử, xương nhĩ. Bộ phận sử dụng: quả của cây ké đầu ngựa. Ké đầu ngựa vị nhạt đạm, đắng, tính ấm. Quy kinh: phế, can, thận. Dùng để chữa các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, làm mạnh gân cốt, tiêu viêm, giải độc, ho suyễn… một số bài thuốc nam bổ xương khớp có ké đầu ngựa như:

Bài thuốc 1: Dùng 10–15g ké đầu ngựa sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Kết hợp ké đầu ngựa với lá lốt, vòi voi, cỏ xước liều tương đương tán vụn hãm với nước sôi hoặc sắc nước uống trong ngày.

Mỗi vị thuốc đều có một công dụng riêng, và đáp ứng trên người bệnh không giống nhau. Vì vậy người bệnh cần lựa chọn vị thuốc phù hợp để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất.

(0)

Có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp và phổ biến nhất là viêm xương khớp còn được gọi là thoái hóa khớp. Tuy nhiên, đây cũng là bệnh mà việc dùng thuốc nhiều khi chưa hợp lý, nhất là người bệnh tự ý mua thuốc về dùng…
Cơ chế gây viêm

Gọi là viêm xương khớp bởi vì có hiện tượng viêm xảy ra ở các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay chân, khớp ở bàn tay chân, khớp ở gót chân, khớp ở cột sống… Còn gọi là thoái hóa khớp vì có tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa sụn khớp.

Sụn khớp là phần cấu tạo quan trọng của khớp và là lớp mô bao lấy đầu xương. Nhờ sụn khớp đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động, tránh sự cọ xát hai đầu xương của khớp, giúp khớp vận động dễ dàng. Khi bị viêm xương khớp có hai bệnh lý xảy ra: một là phản ứng viêm thường xảy ra ở khớp, gây đau đớn có khi là không chịu nổi ở người bệnh; hai là các phản ứng viêm kéo dài đưa đến tổn thương thứ phát như viêm nang hoạt dịch phản ứng gây rối loạn thoái hóa ở khớp và cuối cùng là mất chức năng ở khớp làm cho người bệnh mất khả năng vận động.

Viêm là phản ứng của cơ thể tìm cách loại trừ tác nhân gây viêm. Trong viêm xương khớp, tác nhân gây viêm chính là các sản phẩm sinh ra từ rối loạn thoái hóa khớp. Để loại trừ tác nhân gây viêm, cơ thể sản sinh ra những chất sinh học như histamin, prostaglandin, leucotrien… làm cho chỗ viêm có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và nhất là lôi cuốn các tế bào bạch cầu đến để “dọn sạch” tác nhân gây viêm. Trong phản ứng viêm gây đau như thế, người ta quan tâm đến sự xuất hiện các chất sinh học gây viêm, đặc biệt là các prostaglandin. Bởi vì nếu ngăn chặn sự xuất hiện các prostaglandin gây viêm (phân biệt với prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày), tức ức chế sự sinh tổng hợp chất sinh học này trong cơ thể sẽ khống chế được viêm và làm giảm đau do viêm.

Dùng thuốc như thế nào?

Để chữa trị viêm xương khớp (trị đau và trị viêm), người ta phải dùng các thuốc chống viêm giảm đau. Thuốc được khuyến cáo dùng đầu tiên là paracetamol, nhưng paracetamol chỉ hiệu quả khi viêm xương khớp loại nhẹ. Khi bị đau từ trung bình trở lên, người ta bắt buộc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các NSAID cổ điển như aspirin, diclofenac, ibuprofen… có tác dụng chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là đau dạ dày, làm cho loét, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Nguyên do là vì NSAID vừa ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm (thông qua ức chế hoạt động của enzym có tên cyclooxygenase-2 viết tắt COX-2), vừa ức chế cả sự tổng hợp prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng (do ức chế hoạt động của enzym COX-1). Hiện nay, có một số thuốc NSAID mới gọi là thuốc ức chế chuyên biệt COX-2 chỉ ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm nên ít gây hại dạ dày hơn như celecoxib, etoricoxib… Nhưng các thuốc NSAID mới này lại có nguy cơ gây bệnh tim mạch nhiều hơn (một thuốc là rofecoxib đã rút ra khỏi thị trường dược phẩm vì chứng tỏ gây hại tim mạch).

Trong chữa trị viêm xương khớp, có khi bác sĩ cho dùng thuốc glucocorticoid (gọi tắt corticoid) dạng tiêm, tiêm vào khớp gọi là tiêm nội khớp. Lưu ý, đây là chỉ định phải rất thận trọng, phải được bác sĩ tiêm đúng cách, vô trùng, đúng thời gian của liệu trình nhằm làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp, làm giảm sự tăng sinh màng hoạt dịch. Bác sĩ chỉ định tiêm corticoid phải cân nhắc rất kỹ, nếu lạm dụng và tiêm không đúng sẽ bị các tai biến rất nặng nề: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo da, teo cơ…

Ngoài dùng thuốc để chống viêm giảm đau, trong chữa trị viêm xương khớp người ta còn dùng thuốc hoặc chế phẩm làm chậm và hạn chế sự thoái hóa sụn khớp. Hiện nay, do các thuốc chính thức trị viêm xương khớp dễ gây tác dụng phụ có hại nên có khuynh hướng tìm các hợp chất thiên nhiên như glucosamin, chondroitin và collagen. Hiện nay có chế phẩm collagen gọi là UC-II – viết tắt của undenatured type II collagen tức collagen týp 2 không biến tính được dùng hỗ trợ, cải thiện thoái hóa khớp và được dùng hỗ trợ trị viêm xương khớp. Cần lưu ý các sản phẩm vừa kể “hỗ trợ” chứ không dùng đơn thuần hoặc thay thế thuốc trị viêm xương khớp. Bởi vì chúng thường là thực phẩm chức năng. Nếu là thực phẩm chức năng, theo quy định của ngành y tế, trên nhãn, bao bì của các sản phẩm này bắt buộc phải ghi rõ: “Đây không phải là thuốc và không được dùng để thay thế thuốc chữa bệnh”.

Đôi điều lưu ý

Như vậy, với người bị đau và sưng ở các khớp và nghi ngờ mình bị viêm xương khớp cần lưu ý, tốt nhất nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám. Bác sĩ sẽ khám trực tiếp trên bệnh nhân, xác định nguyên nhân sẽ cho hướng điều trị thích hợp. Bởi vì như đã nói trên, có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp, chỉ có bác sĩ thăm khám trực tiếp mới xác định được bệnh để không có sự nhầm lẫn (nếu người bệnh không phải bị bệnh viêm xương khớp mà là bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì cách chữa trị hoàn toàn khác).

Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.

Người bệnh không nên xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hoặc nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc hoặc chế phẩm nào đó ngoài các thuốc mà bác sĩ đã chỉ định dùng. Khi đang dùng thuốc nếu bị phản ứng bất thường (có thể bị phản ứng có hại – ADR) nên ngưng ngay thuốc và đi tái khám báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí. Không tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng thêm thuốc Tây y, thuốc y học cổ truyền, hay thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

(0)

Điều trị bệnh bằng các cây thuốc nam hiện nay đang được khá nhiều người lựa chọn, đậu bắp điều trị bệnh đau nhức xương khớp chỉ là một trong số nhiều cây thuốc nam được sử dụng để điều trị bệnh.

Bệnh đau nhức xương khớp xuất hiện khi xương khớp của hệ xương gặp phải tổn thương, tổn thương này có thể gây ra các cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt của người bệnh. Đây là một căn bệnh kinh niên và người bệnh chỉ có thể hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh. Chính vì vậy, việc lựa chọn các biện pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc xương khớp cần phải cân nhắc để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

TÁC DỤNG CỦA ĐẬU BẮP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP

Đau nhức xương khớp

Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc nam là lựa chọn hợp lý khi các hoạt chất chứa trong các cây thuốc khớp này tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, các tổn thương đang gặp phải và đặc biệt hoàn toàn không gây ra bất kì tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu tìm hiểu các thông tin được chia sẻ trên Internet, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều các cây thuốc nam có thể làm giảm các cơn đau nhức, sưng, viêm của xương khớp. Bài viết này sẽ dành thời gian chia sẻ cách điều trị bệnh bằng đậu bắp – một cây thuốc nam điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả đang được nhiều người bệnh áp dụng.

Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây, bông vàng, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Tây Phi, sống khá tốt trong điều kiện khô hạn và nóng bức. Theo nghiên cứu phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, trong đậu bắp có chứa khá nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong đó có thể kể đến một số dưỡng chất như: calo, chất béo, protein, chất xơ, đường, carbohydrate, vitamin, khoáng chất,…

Về tác dụng đối với xương khớp, nhờ có chứa vitamin K, axit folic và canxi mà việc sử dụng đậu bắp sẽ giúp hệ xương chắc khỏe hơn, từ đó hạn chế những căn bệnh liên quan đến xương khớp xuất hiện. Đây chính là lý do mà đậu bắp trở thành sự lựa chọn tin cậy của nhiều người bệnh đau nhức xương khớp.

Tìm hiểu thêm thông tin về: đậu bắp trên Wikipedia

CÁCH SỬ DỤNG ĐẬU BẮP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Cách điều trị bệnh khớp bằng đậu bắp khá đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 10 quả đậu bắp, rửa sạch, để ráo rồi dùng dao thái thành từng lát mỏng. Cho đậu bắp đã thái vào một chiếc bát to, đổ nước lọc vào ngập đậu bắp và phơi sương qua đêm.

Sáng hôm sau lọc lấy nước và sử dụng, kiên trì thực hiện theo cách này một thời gian tình trạng sưng, viêm và những cơn đau nhức của bệnh xương khớp sẽ giảm đi một cách đáng kể. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong các hoạt động và đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa sẽ không còn phải lo sợ về triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Top 3 cách điều trị bệnh đau khớp háng

Đây là cách điều trị đau nhức xương khớp mà không cần dùng đến thuốc điều trị đau nhức xương khớp này đã được nhiều người áp dụng và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một phản hồi xấu. Chính vì vậy, những người đã và đang mắc phải căn bệnh có thể yên tâm áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh khớp

LỜI KHUYÊN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP BẰNG THUỐC NAM

Mặc dù các bài thuốc nam điều trị bệnh khá hiệu quả, song với nhịp sống nhanh, gấp và thời gian bị bó hẹp như hiện nay thì việc sử dụng các bài thuốc này vẫn chưa phải là một giải pháp tối ưu.

Cũng chính vì lý do này mà các sản phẩm thực phẩm chức năng xuất hiện trên thị trường, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để chiết suất các hoạt chất có trong các cây thuốc nam, từ đó tạo nên các sản phẩm sử dụng ưu việt hơn cho người bệnh trong điều trị bệnh xương khớp. Tiện lợi trong sử dụng, dễ dàng trong việc mang theo và bảo quản.

(0)

Bất ngờ với hiệu quả của cách chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng. Đinh lăng vốn là loại cây “đa năng”. Từ lá, thân, cành đến rễ cây đều có tác dụng chữa bệnh. Trong khuôn khổ của bài viết này, xuongkhop360.com sẽ hướng dẫn các bạn dùng cây đinh lăng chữa bệnh viêm khớp.

Mô tả.


Đinh lăng là loại cây thân nhẵn không gai. Cao khoảng 0,8-1 m. Lá kép 3 lằn, xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống dài 3-10 mm, phiến lá chót có hình răng cưa không đều và có mùi thơm. Hoa nở thành cụm, hình khuy ngắn, có nhiều tán, nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Đinh lăng được trồng phổ biến trên khắp địa bàn đất nước và được xem như một vị thuốc giúp trị các bệnh như: Giải cảm sốt, chữa trị đau lưng, tê thấp, lợi tiểu,… Trong đó:

Rễ cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược, gầy yếu.
Lá đinh lăng chữa cảm sốt. Giã nát đắp có thể chữa mụn nhọt, sưng tấy.
Thân và cành của đinh lăng dùng để chữa phong tê thấp và bệnh đau lưng
Chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng làm lành vết thương, chữa bệnh viêm khớp, sưng đau cơ khớp.
Thực hiện: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương, vùng sưng đau. Cách này cũng có tác dụng cầm máu khi bị chảy máu tay, chân, nhai lá đinh lăng đắp vào chỗ chảy máu rồi buộc lại.

Dùng đinh lăng chữa viêm khớp với các chứng tê khớp và đau lưng, mỏi gối:
Thực hiện: Dùng 20-30g thân, cành của cây đinh lăng ( có thể kèm theo các vị cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước uống. Uống nhiều lần trong ngày giúp chữa viêm khớp từ bên trong.

Đinh lăng chữa viêm khớp với các chứng phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối:
Thực hiện: Dùng 20-30g thân, cành đinh lăng ( hoặc kèm theo 10g các loại: cúc tần, rễ cây xấu hổ, bưởi bung). Cho vào 600ml nước. Sắc còn 300ml nước rồi bắc xuống. Mỗi ngày uống 3 lần.

Trên đây là những cách chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng hiệu quả. Lợi ích từ bài thuốc này là trị được các chứng đau nhức xương khớp cả bên trong lẫn bên ngoài mà không để lại các tác dụng phụ như thuốc tây. Khi bị mắc bệnh viêm khớp, đa số người bệnh phải gắn bó với thuốc chứ không thể trị dứt điểm. Nhưng các thuốc tây có thể dẫn đến nhiều loại bệnh khác, do đó, chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng là sự lựa chọn rất tốt cho mọi bệnh nhân.

(0)

Đau nhức xương khớp không chỉ là hiện tượng xảy ra do làm việc sai tư thế hay sự thay đổi bất thường và đột ngột của thời tiết mà đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh liên quan như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Những loại bệnh này nếu không có sự chữa trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy mà trong y học cổ truyền người ta đã nghiên cứu nên những bài thuốc từ nhiều loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ hoặc điều trị bệnh bệnh về xương khớp mà không gây hại hay có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cây thuốc nam quanh ta thường được nhiều người áp dụng chúng ta cùng tham khảo hi vọng có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh.

Dây đau xương


Kể đến những vị thuốc cho tác dụng hiệu qủa đối với bệnh về xương khớp đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến cây dây đau xương. Đúng như tên gọi đây là một loại cây thuộc họ dây leo, bài thuốc từ cây này đã có từ rất lâu đời và cho thấy những chuyển biến tình trạng bệnh một cách rõ rệt đối với những bệnh nhân đã từng sử dụng.

Trong đông y nó còn có nhiều cái tên khác như là khoan cân đằng, trục cốt đằng, thân cân đằng,…có bị hơi đắng, tính mát. Dây đau xương cho những tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , hoạt lac, thư cân,…và chữa các loại bệnh như đau nhức xương khớp, tê bại, tê thấp, đau dây thần kinh hông, bổ sức.

Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Người ta thường sử dụng thân và lá của cây khi đã già đem thái nhỏ phơi khô để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.

Lá Lốt
Lá lốt là loại cây không hề xa lạ với nhiều người, đây là loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn hàng ngày ngoài ra chúng cũng là vị thuốc chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau đặc biệt những bệnh liên quan đến xương khớp.

Ngoài cái tên lá lốt người ta còn hay gọi chúng với tên gọi là tất bát, toàn bộ cây đều cho tác dụng dược học có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng ôn trung, hạ khí, tán hàn chỉ thống vì thế mà người ta thường sử dụng chúng để trị chứng phong hàn thấp, tê bại, đau lưng, chân tay tê buốt, sưng đầu gối.

Có thể sử dụng trực tiếp lá lốt tươi hoặc có thể sấy khô, phơi nắng và dùng dần trong thời gian dài.

Cỏ Xước
Mặc dù đây mà một loại cây mọc hoang ở khắp nơi tuy nhiên đừng bao giờ nghi ngờ công dụng của loại cây này trong những bài thuốc y học cổ truyền điều trị xương khớp.

Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát

Trong đông y người ta vẫn thường gọi chúng là Nam Ngưu Tất, có thể dùng toàn cây để chế biến thành thuốc tuy nhiên người ta vẫn hay sử dụng phần rễ của nó là chủ yếu. Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát và cho những tác dụng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu. Bên cạnh đó chúng còn là loại dược liệu không thể thiếu để chữa phong thấp, đau lưng, viêm khớp, nhức xương, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt,…

Cây cỏ xước sau khi thu hoạch người ta lấy phần rễ( hoặc cả phần thân) đem rửa sạch và thái nhỏ sau thế có thể dùng tươi ngay hoặc đem phơi khô dùng dần.

Đơn Châu Chấu
Cây đơn Chấu chấu hay còn gọi là cây đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng có vị đắng, tính ấm, hơi cay . Rễ cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tán ứ hiệu quả .

Tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá, vỏ rễ đều có thể bào chế thành các vị thuốc sử dụng chữa bệnh trong đông y. Phần thân nhất là lõi thân cho thấy những tác dụng bồi bổ cơ thể đặc biệt theo nghiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây có tác dụng kháng sinh khá là mạnh có thể giải được một số loại độc, tương tự lá cây cũng có tác dụng tiêu độc.

Loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng để chữa một số loại bệnh như phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm khớp.

(0)

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa) là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiếu chất lượng dịch khớp.

Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn; đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp:

– Nguyên phát: thường gặp ở người lớn tuổi, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Ngoài ra, yếu tố di truyền, nội tiết và chuyển hoá (béo phì, mãn kinh, tiểu đường…) cũng làm gia tăng thoái hóa khớp.

– Thứ phát: gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nguyên nhân có thể do sau chấn thương khiến trục khớp thay đổi, bất thường trục khớp bẩm sinh hoặc sau các tổn thương viêm khác (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gout), chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…

Triệu chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp phát triển âm thầm nên ở giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu. Khi xuất hiện triệu chứng, khớp đã bị tổn thương, thường gặp như sau:

– Đau: ở vị trí khớp bị thoái hóa, thường xuất hiện và tăng nặng khi vận động hay thay đổi tư thế. Đau nhiều khi tăng cân, đặc biệt đau ở khớp gối, khớp háng, khớp gót chân – những khớp gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm, sau đó lại xuất hiện đợt khác. Đau nhiều có co cơ phản ứng.

– Vận động khó khăn, đi lại khập khiễng do đau khớp háng, khó cử động cổ – đau mỏi vùng sau gáy lan đến cánh tay, tay không cầm nắm được…

– Cứng khớp vào buổi sáng hoặc ngồi lâu, thường kéo dài dưới 30 phút.

– Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi, thường đi kèm với cơn đau.

– Khớp tê, sưng, biến dạng, teo cơ. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp – xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng, thường gặp như: đầu gối lệch trục, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong veo.

Các khớp xương dễ bị thoái hóa

– Khớp gối: rất phổ biến vì đây là khớp chính để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối; khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống; ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, tê chân, biến dạng ở khớp gối.

– Khớp háng: có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Triệu chứng thường gặp như: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.

– Khớp ngón tay, bàn tay: các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp khiến ngón tay trở gồ ghề, cong vẹo.

– Cột sống thắt lưng: Là tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy. Sau đó, cơn đau sẽ dần dần kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều.

– Cột sống cổ: Người bệnh có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Khớp bàn chân: Vị trí thường gặp nhất là gốc của ngón cái, gây cứng khớp hoặc biến dạng, cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.

– Khớp gót chân: Người bệnh thường có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.

2. Một số bệnh xương khớp khác

– Bệnh viêm khớp dạng thấp: là một bệnh lý khớp mãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình, khả năng gây tàn phế cao. Biểu hiện đặc trưng: viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động.

Bệnh viêm khớp phản ứng: được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chân, cột sống, khớp cùng chậu, viêm các điểm bán gân, viêm dây chằng.

– Hội chứng đau thắt lưng: là hội chứng xương khớp hay gặp nhất, đau do nguyên nhân cơ học hoặc do một bệnh toàn thân chiếm khoảng 65-80% người lớn và 10% số này bị chuyển thành đau mãn tính.

– Đau thần kinh tọa: được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, đi từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Thường gặp đau một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Nguyên nhân thường gặp là do thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân này có thể kết hợp với nhau.

– Hội chứng cổ – vai – cánh tay: biểu hiện thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt – liên mỏm bên và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

– Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi: là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do bị thiếu máu nuôi phần trên chỏm xương đùi. Vùng hoại tử lúc đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát và mất chức năng của khớp háng, dẫn đến tàn phế.

Bệnh Gout: là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các khớp, gây tổn thương mô sụn.

– Loãng xương: là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng (mật độ khoáng của xương – BMD, khối lượng xương – BMC) và chất lượng (thể tích xương, vi cấu trúc của xương và chu chuyển xương).

(0)

Các loại lá dễ kiếm này có thể trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhưng mà không phải ai cũng biết.

Lá lốt

Lấy 5-10g lá lốt phơi sấy khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước cũng 1/2 bát, sử dụng trong ngày. Sử dụng khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình chữa 10 ngày.

Hay lá lốt và rễ 1 số cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều uống tươi xắt mỏng, sao vàng, sắc với cả 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống ở trong ngày. Sử dụng kéo dài trong 7 ngày.

Ngải cứu trắng
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đấy đắp vào khớp. Khi khớp sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cho cơn đau nhức giảm đi, khớp bớt sưng hơn.

Còn với cả người có nguy cơ cao bị đau nhức khớp (người lớn tuổi, trường hợp béo phì…) có khả năng dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh. Đây là 1 bài thuốc xương khớp tương đối hiệu quả.

Rau mùng tơi
Hầm rau mùng tơi với cả chân giò thêm tí rượu nhằm ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ chữa đau xương khớp.

Rau cần
Rau cần ta tươi giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Chè này chữa bệnh lý phong thấp, khớp tay chân sưng.

Cây lá bỏng
Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên khu bị đau khớp khi lá còn nóng. Nếu như không chịu được sức nóng, thay bởi vì đun nóng lá có thể đặt 1 miếng lót nóng hay là chai nước nóng ở trên lá.

Khi cần chạy có thể quấn lá xung quanh khu đau để giữ ấm trong ngày. Đây được xem là vị thuốc bổ xương khớp dẫn lại hiệu quả tốt.

1 số nguyên do hàng đầu làm bạn bị đau xương khớp

Lí do chính đem đến bệnh lý đau nhức khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở những khớp xương, điều này tạo nên đau khi cử động hay vận động.

Khi tuổi càng cao thì một số tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là 1 số tế bào ở đầu khớp xương nhằm tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như 1 lớp đệm giữa hai đầu khớp xương nhằm tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

Ai lao động nghiêm trọng liên quan đến thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hay thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Dấu hiệu của bệnh lý đau xương khớp
Dấu hiệu hay gặp nhất ở căn bệnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến thời gian dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau nhức, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bị bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên thân thể.

Một số khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.

Hiện tượng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có khả năng liên tục hàng giờ. Bên cạnh một số biểu hiện tại khớp là tình trạng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp diễn biến theo mỗi một thời kì. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu như được nhận ra sớm và điều trị tích cực, đúng phương pháp, căn bệnh có thể diễn biến tốt.

Nếu như căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh còn có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và không thể vận động.

(0)

Việc dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một trong những cách giúp người bệnh mau chóng tiêu trừ đi những cơn đau do bệnh gây ra. Những cây thuốc dễ tìm, được ứng dụng rộng rãi và không gay ra tác dụng phụ chính là lý do mà bạn nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

1: Cây cỏ trinh nữ
Cây cỏ trinh nữ là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được ứng dụng rộng rãi. Theo Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi sơ, hơi có tính hàn, giúp trấn tĩnh, an thần, chống viêm, hạ áp, tiêu ích, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau. Do đó cây trinh nữ được sử dụng nhiều trong việc chữa bệnh mất ngủ và đau nhức xương khớp.

Cách dùng cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp như sau:

Đào rễ cây trinh nữ về rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô. Mỗi ngày dùng 120g rễ trinh nữ phơi khô rang lên. Sau đó tẩm rượu 35-30 độ rồi tiếp tục rang khô. Thêm vào 600ml nước, sắc còn 200-300ml nước thuốc. Bắc xuống, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc này sẽ đem lại hiệu quả tương đối nhanh, khoảng từ 4-5 ngày.
Cây cỏ trinh nữ cho kết quả nhanh chóng, khoảng 4 – 5 ngày dùng

2: Lá lốt
Một bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp khác mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm đó là lá cây lá lốt. Trong Đông y, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, có tác dụng ôn trung (ấm bụng ), tán hàn ( trừ lạnh), hạ khí và chỉ thống ( giảm đau). Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Do đó thường được dùng để chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp khi trở trời và mụn nhọt lâu liền miệng, hoặc ra nhiều mồ hôi tay chân.

Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp đơn giản:

Lấy 15-30g lá lốt đem phơi khô bạn sẽ được khoảng 5-10g lá khô, đổ vào nồi với 2 chén nước, sắc sao cho thuốc chỉ còn 1/2 chén. Để ấm rồi uống. Nên uống sau khi ăn tối. Uống liên tục khoảng 10 ngày

Cách khác là bạn dùng lá lốt và rễ các cây: Bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g tươi, thái mỏng. Sau đó sao lên cho vàng, sắc với 600ml nước. Để cạn còn 200ml nước rồi chia ra uống 3 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.
Dùng lá lốt liên tục trong 7 ngày sẽ làm giảm hiệu quả những cơn đau

3: Gừng
Củ gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt. Do đó nó có thể giảm đau nhức xương khớp cho người bệnh.

Cách thực hiện:

Lấy vài củ gừng, nấu nước đun sôi, để lửa nhỏ liu riu khoảng 5 phút rồi bắc xuống, chờ nước ấm vừa phải, cho chút muối hạt vào rồi ngâm chân khoảng từ 15-30 phút.

Đối với những vị trí khác, người bệnh có thể lấy khăn bông tẩm nước thuốc khi còn nóng rồi chườm lên khu vực đau 10-15 phút, khăn nguội lại tiếp tục nhúng vào nước nóng.

Nước gừng và muối ấm sẽ giúp bệnh nhân thư giãn, làm dịu các cơn đau nhanh chóng, Ngâm chân bằng loại nước này mỗi tối còn có lợi ích ngăn ngừa các loại bệnh khác cho cơ thể.
Gừng vừa giúp giảm đau, vừa giúp ngăn ngừa bệnh cho cơ thể

Những vị thuốc trên đều có chung lợi ích là giảm đau nhanh chóng, nguyên liệu dễ tìm hoặc có sẵn. Tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên muốn chữa khỏi bệnh thì rất khó, cần kiên trì thực hiện mỗi ngày với các bài thuốc đắp và kết hợp với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị đau nhức xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau nhức xương khớp
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì chúng có khả năng ức chế và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Các loại trái cây tươi ( cam, chanh, bưởi, dâu tây…), rau xanh ( súp lơ xanh, cải xanh…) rất dồi dào loại vitamin này.

Các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế giúp làm nóng cơ thể và bảo vệ khớp khỏi các phản ứng có hại.
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, đậu nành giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và rất dồi dào canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa đau nhức xương khớp.

Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như: thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, phủ tạng động vật.

Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, các sản phẩm từ bơ sữa. Các loại thực phẩm này khiến phản ứng viêm tăng mạnh gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội.

Không ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), canh cua và thịt chó.

Chế độ luyện tập tốt cho người bị đau nhức xương khớp
Luyện tập thể dục giúp bệnh nhân đau khớp ít phụ thuộc vào khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bài tập nhằm làm giảm các cơn đau, hạn chế các biến chứng khớp hiệu quả mà Hiệp hội Chỉnh hình y học Thể thao Hoa Kỳ giới thiệu. Người bị đau nhức xương khớp có thể áp dụng.

Khởi động trước khi tập

Bệnh nhân bị đau khớp, trước khi tập cần tập thể dục nhẹ nhàng như sau: lần lượt gập đầu sang trái, phải, ra trước, ra sau; lặp lại 4 lần. Xoay cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, mỗi động tác 5 lần. Xoay cổ chân, đầu gối mỗi động tác 5 lần. Vặn mình sang mỗi bên 3 lần. Đi bộ tại chỗ hoặc bước đi khoảng 2-3 phút. Nếu trong lúc tập thấy khó thở, chóng mặt, mệt hay đau thắt ngực thì ngừng bài tập ngay.

Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực, trong khi đầu vẫn giữ áp sát vào mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng, đổi bên.

Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

– Luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo cho đủ ấm, uống và tắm nước ấm để cơ thể không bị lạnh.

– Làm nóng tại vùng khớp bị đau bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió để các mạch máu giãn nở giúp cho việc lưu thông máu đến nuôi khớp dễ dàng hơn.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

– Uống nhiều nước: nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Do đó, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.

(0)

Hiện nay trong dân gian có rất nhiều cây thuốc có thể đều trị được các bệnh về xương khớp rất tốt mà nhiều người còn chưa biết. bài viết này sẽ giới thiệu 16 loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất.

Dây đau xương
Đây cũng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp có chứa hàm lượng ancaloit dồi dào giúp giảm đau, chống viêm. Trong đông y, dây đau xương có tính mát, vị đắng giúp thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp. Sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh đau xương khớp, tê thấp và làm thuốc bổ bồi cơ thể. Một số trường hợp còn dùng thảo dược này để trị sốt rét kinh niên, chấn thương tụ máu, tê bại.


Dây đau xương chữa xương khớp
Cách sử dụng
Đối với trường hợp bệnh nhân đi chạy nhiều hoặc chấn thương thì sử dụng dây đau xương rửa sạch, sau đó giã nát cùng với rượu. Vắt lấy phần nước cốt để uống, còn phần bã thì đem xào nóng rồi đắp trực tiếp vào vị trí khớp xương bị sưng đau.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc củ mài, cẩu tích mỗi loại 20g, dây đau xương, rễ cỏ xước, thỏ ty tử mỗi loại 12g. Bổ cốt toái, đỗ trọng, tỳ giải mỗi loại 16g. Đem toàn bộ nguyên liệu đi sắc cùng với nước uống mỗi ngày hoặc ngâm cùng với rượu trong vòng 7 ngày rồi dùng 1 chén/ ngày vào thời điểm sau bữa ăn.

Cùng với 3 loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp , bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng mà không phải lo sợ tới biến chứng có thể xảy ra vì nó vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ mà lại có hiệu quả lâu dài.
Lá lốt giúp điều trị xương khớp tốt

Cây lá lốt có tên gọi khác là cây Tất bát. Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Lá lốt là cây thảo sống lâu, cao 30- 40 cm, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá.

Cách sử dụng
– Với lá lốt đã được phơi khô

Lá lốt phơi khô khoảng 10- 15g rửa sạch cho hết bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó cho vào nồi đổ nước vào sắc lấy nước uống trong ngày, bạn nên uống sau khi ăn và khi thuốc còn nóng sẽ tốt hơn rất nhiều. Uống trong vòng 1 tuần là bạn có thể thấy tác dụng của lá lốt. Lá lốt sẽ giúp bạn bớt đau nhức xương khớp hơn rất nhiều và bệnh đau nhức xương khớp sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

– Với lá lốt tươi

Lấy khoảng 10-20g lá tươi rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước sau đó đem bỏ vào nổi đổ nước vào sắc lấy nước uống trong ngày, bạn cũng nên uống nước lá lốt này sau khi đã ăn xong, bạn sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày là có thể thấy công hiệu bất ngờ của lá lốt chữa đau nhức xương khớp.

– Dùng lá lốt chườm

Cách làm: Dùng 20- 25 g lá tươi đem rửa sạch bụi bẩn để ráo nước. Sau đó cho vào ít muối trắng say nhuyễn, rồi bạn bỏ lá lốt đã được say bỏ vào nồi đun sôi lên lưu ý bạn đun nhỏ lửa và quấy đều tay không thì rất dễ bị cháy, sau đó bạn đổ ra khăn hay túi chườm, bạn chườm vào chỗ bị đau, bị sưng. Cứ làm như vậy khi nào bạn thấy giảm thì thôi. Ngày bạn có thể làm 2- 3 lần tùy vào những lần đau. Ngoài ra bạn có thể đắp trực tiếp lên chỗ bị sưng, bị đau cũng được, bạn nên kiểm tra độ nóng tránh gây bỏng cho bạn
Cỏ Xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất

Cỏ Xước là loại thảo dược khá phổ biến trong dân gian thường được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp… Cây Cỏ Xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất.

Cỏ Xước có tính mát, vị đắng, chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận, mạnh gân cốt, chống viêm tốt ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính. Công dụng nổi bật của Cỏ Xước là tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ nên thường được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, phong thấp.
Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp

Cách sử dụng
– Trị phong thấp, viêm khớp, sưng đau khớp:

Nguyên liệu: Rễ Cỏ Xước 16 gam; Hy Thiêm Thảo 16 gam; Nhọ Nồi 16 gam; Phục Linh 20 gam; Thương Nhĩ Tử 12 gam; Ngải Cứu 12 gam.

Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi cho vào ấm sắc 3 lần. Mỗi lần sắc xong sẽ đựng nước thuốc vào ấm khác rồi sắc tiếp. Sau khi sắc xong 3 lần, trộn nước thuốc ở các lần vào với nhau và sắc lần cuối cho đặc lại. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh đau xương khớp nên uống liên tục từ 10-15 ngày để có tác dụng.

– Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:
Thuốc uống:
Nguyên liệu: Cỏ Xước; cây Chìa Vôi; Dền Gai; Cỏ Ngươi; Lá Lốt; Tầm Gửi mỗi loại chuẩn bị 30 gam.

Cách dùng: Đem các vị thuốc trên phơi khô rồi sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày. sau khoagr 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cây đơn châu chấu
Cây đơn châu chấu là cây thuốc quý, giúp hành khí hoạt huyết, có thể điều trị tất cả các chứng đau, đặc biệt là đau lưng do thoái hóa, vôi hóa cột sống. Loại cây này tương đối nhỏ, cao 1-2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cây đơn châu chấu thường mọc rải rác ven rừng, các bờ suối và trên nương rẫy cũ, ở độ cao 200-1700m. Thông thường cây sẽ ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.

Ngoài lá thì phần vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Bên cạnh đó, rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc và hay được sử dụng để chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm bạch hầu, viêm khớp. Thân, nhất là lõi thân có thể dùng làm thuốc bổ.
Cây đơn châu chấu chữa bênh viêm khớp

Cách sử dụng:
– Lấy 15g rễ cây đơn châu chấu cộng với 10g vỏ cây xà cừ, 10g mặt quỷ rồi sắc với 600ml nước. Sau mỗi lần sắc như vậy, chia ra uống 2 lần/ngày và thường uống sau bữa ăn trưa, tối. Ban đầu uống có vị rất đắng khó uống. Sau khoảng 1 tháng sẽ thấy mức độ đau nhức xương khớp khuyên giảm rõ ràng.
Cây huyết đằng chữa xương khớp

Kê huyết đằng hay còn được gọi với tên khác là cây dây máu, đây là loại dây leo thân gỗ, có nhựa màu nâu đỏ giống như màu máu gà. Trong Đông Y kê huyết đằng được biết đến là vị thuốc có vị đắng nhưng hơi ngọt. Kê huyết đằng có tính ấm, có tác dụng bồi bổ khí huyết, mạnh xương, gân, cốt. Vị thuốc này rất thích hợp cho những người thường hay bị tê thấp, mỏi gối, ra mồ hôi, ứ huyết, kinh nguyệt không đều…

Cách sử dụng cây huyế đằng trog chữa xương khớp
Chữa đau lưng

Kê huyết đằng chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả

Nguyên liệu gồm: 16g kê huyết đằng, 20g dây đau xương, 20g cẩu tích, 12g ba kích, 8g thiên niên kiện, 8g cốt khỉ củ 8g.

Mỗi ngày sắc uống 1 thang như vậy, đều đặn mỗi ngày.

Chữa đau khớp các chi:

Nguyên liệu gồm các vị thuốc 12g kê huyết đằng, 10g ngũ gia bì hương, 12g tang chi, 10g độc hoạt, 12g uy linh tiên.

Đem tất cả các vị thuốc trên sắc uống trong ngày, Ngày nào cũng uống đều đặn không được bỏ trong 8 tuần.

Bài thuốc chữa viêm khớp.

Bài thuốc gồm: 16g kê huyết đằng, 16g hy thiêm, 16g rễ vòi voi, 16g thổ phục linh, các vị thuốc ngưu tất, sinh địa, mỗi vị thuốc 12g, các vị thuốc rễ cây cà gai leo, rễ cây cúc áo, huyết dụ, tất cả mỗi vị 10g.

Mỗi ngày sắc uống 1 thang gồm tất cả các vị thuốc trên.

Cây Xấu Hổ Đỏ (Trinh Nữ)
Cây xấu hổ ( cây trinh nữ) là cây vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Xấu Hổ Đỏ lại có nhiều tác dụng quý và có giá trị về mặt y tế rất cao. Trong Đông Y, Xấu Hổ Đỏ dùng để trị các bệnh như: an thần, đau nhức mỏi gối, đau lưng, các bệnh về xương khớp.

Cây Xấu Hổ Đỏ có tên gọi khác là cây Trinh Nữ, cây Mắc Cỡ, cây Thẹn. Trong Đông Y, cây Xấu Hổ Đỏ là cây thuốc quý. Toàn cây gồm: lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc. Rễ cây được người dân đào quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp.
Cây xấu hổ đỏ chữa đau nhức xương khớp

Cây xấu hổ đỏ là một trong những vị thuốc quý trong Đông y
Bên cạnh đó, rễ của cây Xấu Hổ Đỏ dùng để trị các bệnh về xương khớp rất tốt.

Rễ cây Xấu Hổ Đỏ thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35 – 40oC rồi lại rang cho khô. Thêm 600 ml nước, sắc còn 200 – 300 ml. Chia số nước còn lại làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thường dùng 4 – 5 ngày thì thấy kết quả (kinh nghiệm của người dân ở Diễn Châu, Nghệ An và miền Nam Việt Nam).

Cây xấu hổ chữa khỏibệnh đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.
Ngải cứu trắng hỗ trợ chữa đau xương khớp

Ngải cứu hay còn gọi với tên ngải diệp, là loại cây sống nhiều năm, thân có nhiều rãnh dọc. Lá ngải phát triển ngay từ thân nên không có cuống, mọc so le, mặt trên của lá màu lục sẫm, mặt dưới có màu trắng tro.

Ngải cứu có nhiều công dụng trị bệnh, trong đó phải kể tới là các bệnh về xương khớp như: Ngải cứu chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa

Cách sử dụng
Người bệnh sử dụng 1 nắm ngải cứu, rửa sạch, giã nát hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã chỉ để lại nước cốt. Sau đó cho thêm 2 muỗng mật ong vào nước ngải và chia làm 2 lần uống trong ngày (buổi trưa và chiều). Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong khoảng 1 – 2 tuần, sẽ thấy cơn đau giảm dần.

Ngải cứu chữa đau thắt lưng

Người bệnh sử dụng 1 nắm ngải cứu rang với muối, sau đó dùng vải mỏng bọc lại và chườm lên lưng bị đau. Áp dụng bài thuốc này kiên trì mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Nên áp dụng bài thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong quá trình thực hiện, nếu thuốc nguội thì thay thế bằng thuốc khác còn nóng hoặc mang rang nóng lại thuốc.

Ngải cứu chữa gai cột sống lưng

Dùng 100g ngải cứu, rửa sạch, cho vào cối giã nát, trộn với 1 chén giấm rồi đun cho nóng.

Người bệnh dùng mảnh vải bọc hỗn hợp thuốc rồi chườm lên lưng theo dọc xương sống khoảng 15 – 20 phút. Liên tục thực hiện bài thuốc này hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, trong khoảng 1 tuần sẽ thấy thuốc phát huy công dụng, cơn đau cũng thưa dần.

Cam phèn chua và hành khô
Cam là một trong những loại trái cây tuyệt vời với nhiều giá trị dinh dưỡng lành mạnh. Nó rất giàu kali, một khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ăn cam đều đặn mỗi ngày sẽ thúc đẩy não bộ phát triển khỏe mạng và tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong cam rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Trong y học cổ truyền, cam còn được sử dụng để nhuận phế, trừ ho, chóng co giật… Đặc biệt trong cam có còn có chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A, đây là một chất có tác dụng giảm các cơn đau do viêm khớp và gout gây nên. Chính vì thế, cam còn được xét duyệt vào danh sách những nguyên liệu được sử dụng chữa trị đau vai gáy vô cùng hiệu quả.
Cam phèn chữa đau nhức xương khớp

Cách sử dụng
Chữa đau mỏi vai gáy bằng cam, phèn chua và hành khô

Để thưc hiện bài thuốc này bạn cần phải chuẩn bị các thành phần sau:

Nguyên liệu:

– 1 quả cam sành hoặc loại cam bình thường vỏ xanh (lưu ý chọn quả còn tươi)

– 1 củ hành khô

– Một lượng nhỏ phèn chua

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch quả cam rồi để nước ráo

Bước 2: Dùng dao sắc cắt bỏ phần đầu của quả cam

Bước 3: Bạn cho hành khô và phèn chua vào ruột quả cam

Bước 4: Đăt cam lên bếp nướng cho đến khi nhận thấy phần vỏ cam chuyển sang màu đen thì thôi

Bước 5: Sau khi nướng xong, bạn để cam nguội bớt rồi cắt thành từng lát nhỏ rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau mỏi. Bạn để như vậy trong khoảng từ 10-15 phút.

Cam nướng đến khi vỏ đen là được

Bước 6: Sau khoảng 10-15 phút, bạn lấy miếng cam ra khỏi chỗ bị đau rồi thực hiện động tác massage để cơ được thoải mái và thư giãn hơn.

Đây là một cách chữa đau vai gáy vô cùng hiệu quả mà lại dễ làm. Bất kì ai bị bệnh cũng có thể tự chế thuốc đắp từ 3 nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm này. Bài thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn sử dụng vào thời kỳ đầu của bệnh. Đặc biệt, các bạn cần nhớ bài thuốc này chỉ có tác dụng đối với trường hợp các cơn đau mỏi vai gáy thông thường mà không phải các cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Cây đinh lăng gai
Cây đinh lăng là loại cây quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Nhiều vùng nông thôn còn trồng cây dinh lăng làm hàng rào. Nhiều người đã biết dùng lá đinh năng đẽ nấu gà tẩm bổ. Công dụng của cây đinh lăng đã được nhiều người biết đến. Nó được ví như cây sâm của Việt Nam. Trong đông y cây đinh lăng cũng góp mặt trong nhiều bài thuốc trong đó có các bài thuốc để trị bệnh xương khớp hiệu quả. Cùng tìm hiểu tác dụng của cây đinh lăng đối với căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Cây đinh lăng chữa các bệnh về xương khớp

Cây đinh lăng được ví như một loại nhân sâm của người Việt bởi nó có rất nhiều dược chất quý và thành phần tương tự với nhân sâm. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm).

Cách sử dụng
Đem 20-30gr thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với Lá lốt, Cúc tần, Bưởi bung, rễ Mắc cở, mỗi loại 10gr, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2-3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau.

Hoặc bài thuốc gồm rễ Đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8gr, Vỏ quít, Quế chi 4gr, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị Quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Tục cốt đằng
Tục Cốt Đằng là thân đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây Dây Đau Xương (Tinospora Sinensis)có tác dụng khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Được dùng trị Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.

Bài thuốc trị bệnh từ Tục Cốt Đằng

– Chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông): Lá dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà (Opuntia dillenii), lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm.

– Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông): Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.

– Thuốc thấp khớp:

+ Cao bào chế từ 2 vị: Dây đau xương, củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g cao.

+ Cao chế từ các vị dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất.

Tục Cốt Đằng

– Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu: Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

– Chữa đau nhức xương khớp: Viêm khớp vùng cổ và thắt lưng

+ Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.

+ Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 12 – 20 g, dùng tươi, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu để uống hay dùng ngoài.
Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta L. Schott, thuộc họ Ráy – Araceae hay dân gian còn gọi là cây Sơn thục, Thần phục. Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim.Đặc điểm thực vật:

Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ.
Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn.
Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Cây thiên kiện trong chữa đau nhức xương khớp

Thiên niên kiện chữa thoái hóa cột sống

Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc.Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.

Lá bạch đàn
Bạch đàn (còn gọi là Khuynh diệp) có tên khoa học là Eucalyptus sp, thuộc họ Sim thường mọc phổ biến ở nhiều tình thành của nước ta. Có thể các bạn không còn lạ lẫm gì với loại cây này nhưng chưa chắc đã biết tới công dụng trị đau nhức viêm khớp và các bệnh lý khác mà nó mang lại. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay tác dụng “thần kỳ” trị bệnh bằng lá bạch đàn ngay sau đây!
Lá bạch đàn có tác dụng trị nhiều bệnh cho con người trong đó có bệnh viêm khớp.

Cách sử dụng lá bạch đàn trị đau nhức do viêm khớp
Cách 1: Hái một nắm lá bạch đàn tươi, đem rang nóng rồi đắp vào phần xương khớp bị đau nhức.

Cách 2: Hiện nay, lá khuynh diệp được chiết xuất và bào chế sẵn dưới dạng tinh dầu thuận tiện cho người sử dụng. Bởi vậy, khi bạn bị đau nhức do viêm khớp thì chỉ việc bôi một chút tinh dầu này xung quanh phần khớp bị sưng và xoa bóp nhẹ nhàng sẽ cảm nhận được sự dễ chịu, thoải mái, không còn đau nữa.
Hơ nóng lá bạch đàn và đắp vào vị trí sưng là cách giúp giảm đau nhức do viêm khớp hiệu quả

Gừng
Cách trị đau nhức khớp xương đơn giản mà hiệu quả với gừng. Đây là cách đơn giản nhưng có thể bạn chưa biết Khi cơ thể đột nhiên xuất hiện khối u, làm sưng tấy hoặc bị đau vì lí do nào đó, làm cho quá trình đi lại, vận động khó khăn. Nước Gừng là bài thuốc để áp dụng hiệu quả.
Gừng giảm đau nhức xương khớp

Cách sử dụng
Cách bào chế – 200 gram gừng tươi giả nhuyễn bọc vải mùng. – Nấu 2 lít nước sôi cho bọc gừng vô rồi hạ bớt lửa liền và để lửa nhỏ riu riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng. – Nắm góc khăn để nhúng khăn vô nồi nước gừng và vắt khăn ráo. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài để giữ nóng. – Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội thì đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo. Đắp từ 25 đến 30 phút mỗi lần. – Một ngày đắp ba lần, hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả.
14. Trà xanh
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp rất đặc trưng với những triệu chứng cụ thể như đau, sưng, làm hạn chế sự chuyển động của các khớp. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ có nguy cơ cao phát triển thành bệnh loãng xương, bệnh tim và bệnh tiểu đường.Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ cho biết, trà xanh cũng là một giải pháp cho các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
Trà xanh có tác dụng giảm viêm cho người bị viêm khớp dạng thấp

Trà xanh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bằng cách giảm viêm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ để tìm ra liều lượng tối ưu cho trà xanh cũng như bổ sung thêm các loại thuốc để giúp cho tình trạng bệnh của bạn. Hãy ghi nhớ rằng, bổ sung trà xanh chỉ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm chứ không thể thay thế bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Mẹo để có tách trà xanh và thơm ngon

Bước 1: Lá trà ngâm qua nước, rửa sạch bụi trên lá, ngâm 10 phút trước khi vớt ra

Bước 2: Nước sôi tráng ấm tích hoặc tráng bình pha

Bước 3: Ta vò nhẹ lá trà, sao cho lá bị gẫy gập, nhưng không bị dập nhé

Bước 4: Cho lá trà vào bình, thả 2 lát gừng tươi vào cùng, lấy nửa lít nước sôi đổ vào tráng chè lắc qua và đổ đi.

Bước 5: Nước sôi còn lại vào ấm, không đậy nắp bình và để chè ngấm 20 phút

15. Cà gai leo
Rễ cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp Cà gai leo. Cà gai leo là một thảo dược quý từ thiên nhiên được sử dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như: các bệnh về gan, bệnh máu nhiễm mỡ, rắn cắn, giải rượu… Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện và chứng minh rằng rễ cà gai leo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp.

Rễ cà gai leo có công dụng kháng viêm, kháng độc, giảm đau, bổ sung chất đầy kháng cho xương chắc khỏe.

Cách sử dụng rễ cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp:

Tìm rễ cà gai leo, phơi khô hoặc dùng tươi, rồi cho vào sắc lấy nước uống hàng ngày.

Để có tác dụng hiệu quả hơn thì người bệnh có thể kết hợp với những cảm thảo như sau:

Rễ cà gai leo+ lá lốt+ dây gấm+ thổ phục linh+ kê huyết đắng, mỗi thứ lấy 10g, mỗi ngày sắc 1 thang uống, chỉ sắc từ 2-3 bát nước 1 ngày, kiên trì trong 1 tháng để thấy được kết quả tuyệt vời từ thảo dược thiên nhiên này.

Đây là những bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp mà mọi người đều thực hiện ở nhà vì những vị cam thảo bổ sung rât rễ kiếm, giá rẻ mà lại có hiệu quả cao.
Cà gai leo chữa xương khớp

16. Ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì được dùng loại cây này như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, nhất là bệnh đau khớp, nhức xương khớp, đau bụng,…Đông Y sử dụng cây ngũ gia bì chân chim để chữa các bệnh về đau khớp vì cây có chứa giá trị dược liệu cao.

Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây ngũ gia bì có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em, trong đó nó có tác dụng hỗ trợ trẻ em có cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt… Ở người cao tuổi dùng cây ngũ gia bì có tác dụng tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
Ngũ gia bì chữa xương khớp

Cách sử dụng
Nguyên liệu: vỏ thân cây ngũ gia bì và rượu

Cách làm: Cạo sạch vỏ thân cây ngũ gia bì, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó bạn đem vỏ này sao vàng lên và xay thành bột mịn rồi lấy bột đem ngâm với rượu, tỉ lệ cứ 1 lít rượu gạo (loại 45 độ) thì cho 100g bột ngũ gia bì. Rượu ngâm trong khoảng 10 ngày thì có thể dùng được.

Cách dùng: Trước khi dùng, nên lắc đều bình, lấy một lượng nhỏ khoảng 1 ly uống trước mỗi bữa tối.

Rượu ngũ gia bì có tác dụng làm giảm đau xương khớp, chữa chứng bệnh phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp,… rất tốt.
Vỏ ngũ gia bì chữa xương khớp

Lưu ý: khi dùng rượu thuốc chữa bệnh đau khớp cần tránh áp dụng cho một số trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sau:

– Người có triệu chứng âm hư hỏa vượng

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

– Bệnh nhân huyết áp thấp

Trên đây là 12 cây thuốc trong dân gian có tác dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Đã có nhiều người sử dụng và tình trạng đau nhức xương khớp khuyên giảm đáng kể.

(0)

Đau nhức xương khớp là căn bệnh về hệ xương khớp phổ biến ở nước ta, từ trẻ đến già. Đau nhức xương khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm cho người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Hãy cùng chúng tôi khám phá 5 cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp vừa gần gũi, vừa hiệu quả.

Khám phá 4 cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp có thể biểu hiện ở nhiều dạng: Đau nhức vùng đầu gối, bàn tay, ngón tay, vùng lưng, vùng cổ,… Với những dạng bệnh này các bác sĩ Y học cổ truyền lẫn Tây y đều khuyên bệnh nhân dùng thuốc Đông y. Do những vị thuốc Đông y là hoàn toàn có trong tự nhiên và khong gây tác dụng phụ đối với người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc chữa đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo:

1. Lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Công dụng: Trong Đông y, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, có tác dụng ôn trung (ấm bụng ), tán hàn ( trừ lạnh), hạ khí và chỉ thống ( giảm đau). Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Do đó thường được dùng để chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp khi trở trời và mụn nhọt lâu liền miệng, hoặc ra nhiều mồ hôi tay chân.
Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp đơn giản:

Lấy 15-30g lá lốt đem phơi khô bạn sẽ được khoảng 5-10g lá khô, đổ vào nồi với 2 chén nước, sắc sao cho thuốc chỉ còn 1/2 chén. Để ấm rồi uống. Nên uống sau khi ăn tối. Uống liên tục khoảng 10 ngày

Cách khác là bạn dùng lá lốt và rễ các cây: Bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g tươi, thái mỏng. Sau đó sao lên cho vàng, sắc với 600ml nước. Để cạn còn 200ml nước rồi chia ra uống 3 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày

2. Dùng cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp nhanh chóng.
Công dụng: Cây trinh nữ ( mimosacae) , hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây xấu hổ, được dùng làm thuốc, gọi là hàm tu thảo. Theo Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi sơ, hơi có tính hàn, giúp trấn tĩnh, an thần, chống viêm, hạ áp, tiêu ích, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau. Do đó cây trinh nữ được sử dụng nhiều trong việc chữa bệnh mất ngủ và đau nhức xương khớp.

Cách dùng cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp như sau:

Đào rễ cây trinh nữ về rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô. Mỗi ngày dùng 120g rễ trinh nữ phơi khô rang lên. Sau đó tẩm rượu 35-30 độ rồi tiếp tục rang khô. Thêm vào 600ml nước, sắc còn 200-300ml nước thuốc. Bắc xuống, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc này sẽ đem lại hiệu quả tương đối nhanh, khoảng từ 4-5 ngày.

3. Ngải cứu trắng chữa đau nhức xương khớp
Công dụng: Ngải cứu, hay còn gọi là thuốc cứu, tên khoa học là Artemisia vulgaris l. Loại này có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, giảm đau.

Với cách này bạn có thể làm như sau:

Dùng lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho chút muối hạt vào, đổ nước nóng lên. Sau đó dùng lá đã ngâm nước nóng và muối đắp vào các khớp bị sưng, tấy. Các cơn đau sẽ giảm đi và khớp bớt sung nhanh chóng trong khoảng 30 phút.

Người cao tuổi hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh đau khớp cũng có thể dùng bài thuốc này hàng ngày để ngừa bệnh.

4. Dùng gừng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.
Công dụng: Củ gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt. Do đó nó có thể giảm đau nhức xương khớp cho người bệnh

Cách thực hiện:

Lấy vài củ gừng, nấu nước đun sôi, để lửa nhỏ liu riu khoảng 5 phút rồi bắc xuống, chờ nước ấm vừa phải, cho chút muối hạt vào rồi ngâm chân khoảng từ 15-30 phút.

Đối với những vị trí khác, người bệnh có thể lấy khăn bông tẩm nước thuốc khi còn nóng rồi chườm lên khu vực đau 10-15 phút, khăn nguội lại tiếp tục nhúng vào nước nóng.

Nước gừng và muối ấm sẽ giúp bệnh nhân thư giãn, làm dịu các cơn đau nhanh chóng, Ngâm chân bằng loại nước này mỗi tối còn có lợi ích ngăn ngừa các loại bệnh khác cho cơ thể.

Những vị thuốc trên đều có chung lợi ích là giảm đau nhanh chóng, nguyên liệu dễ tìm hoặc có sẵn. Tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên muốn chữa khỏi bệnh thì rất khó, cần kiên trì thực hiện mỗi ngày với các bài thuốc đắp.

(0)