Vết loét trên da lâu ngày không khỏi, khối u ngày càng dày lên, ho kéo dài, khó nuốt…là những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư.

Sự thay đổi đột ngột về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của mụn cơm hoặc nốt ruồi trên da là dấu hiệu phổ biến của ung thư. Ảnh minh họa: Health.

Bác sĩ Foo Kian Fong, Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, khuyên mọi người nên tầm soát ung thư định kỳ đồng thời chú ý đến những thay đổi bất thường trong cơ thể để phát hiện bệnh và điều trị sớm

– Một vết loét lâu ngày không khỏi xuất hiện trên da, âm đạo, khoang miệng hoặc bất kỳ vị trí nào của cơ thể.

– Xuất huyết hoặc chảy dịch bất thường. Ví dụ, máu trong đờm hoặc phân, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc chảy dịch từ núm vú.

– Một khối u dày lên ở vú, tinh hoàn, hạch bạch huyết hoặc mô mềm.

– Thay đổi thói quen đi vệ sinh hoặc chức năng bàng quang. Chẳng hạn như táo bón mạn tính, tiêu chảy, đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn trong thời gian dài, có máu trong nước tiểu, thay đổi kích thước phân.

– Ho kéo dài hoặc khàn tiếng.

– Khó tiêu hoặc khó nuốt thức ăn.

– Bất thường ở mụn cơm hoặc nốt ruồi. Chẳng hạn, sự thay đổi đột ngột về màu sắc, hình dạng, kích thước của mụn cơm hoặc nốt ruồi trên da.

– Giảm cân nhiều mà không giải thích được, cụ thể là sút từ 5 kg trở lên dù bạn không ăn kiêng.

– Đau lưng hoặc đau, khó chịu ở xương lưng, xương hông.

– Sốt, mệt mỏi, suy kiệt.

Bác sĩ Foo khuyên mọi người khi bị một trong các triệu chứng trên nên đi khám chuyên khoa ngay. Những dấu hiệu này có thể chỉ điểm sự hiện diện của ung thư hoặc một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Qua thăm khám, nếu nghi ngờ là ung thư, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm một số xét nghiệm đặc hiệu và tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn.

(0)

Duy trì cân năng ở mức lý tưởng, giảm ăn thịt đỏ, dùng kem chống nắng… giúp bạn phòng tránh ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 30% bệnh ung thư có thể dự phòng được bằng cách thay đổi lối sống, theo Webmd. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tránh xa ung thư:

Giảm cân

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, tuyến tụy, đại tràng, thận và tuyến giáp.

Các chuyên gia ước tính, nếu mỗi người trưởng thành tại Mỹ giảm 1% chỉ số khối cơ thể thì có thể giảm đến 100.000 ca mắc ung thư mới tại nước này.

Ăn ít thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích… làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại tràng. Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo bạn không nên ăn quá 500 g các thực phẩm này mỗi tuần.

Bôi kem chống nắng

Tia cực tím có thể gây ung thư da. Vì thế, bạn hãy chú ý bôi kem chống nắng khi ra đường, nên chọn loại loại SPF từ 30 trở lên.


Các thực phẩm giúp ngừa ung thư. Ảnh: H.C.

Ăn nhiều rau quả hơn

Các loại rau, quả giúp ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư họng, miệng, thực quản… Bạn nên ăn ít nhất 500 g rau, quả mỗi ngày.

Giảm đường

Thực phẩm và những đồ uống nhiều đường cung cấp rất nhiều năng lượng. Nếu thường xuyên tiêu thụ chúng có thể khiến bạn lên cân, vì thế có thể tăng nguy cơ mắc ung thư. Bạn không cần phải kiêng đường hoàn toàn nhưng hãy ăn ít.

Tăng cường thể dục

Những người lười vận động dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ruột hoặc tử cung. Khi bạn tích cực vận động, cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa tích tụ một số loại hormone có thể dẫn đến ung thư.

Vận động cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường.

Bỏ thuốc

Người hút thuốc lá có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 lần, ung thư thanh quản gấp 12 lần so với người bình thường. Ngoài ung thư phổi, nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư tuyến tụy, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột, tai biến mạch máu não và trực tràng, có nguyên nhân liên quan thuốc lá.

Cả người hút thuốc trực tiếp và hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì thế, nếu đang hút thuốc thì bạn nên từ bỏ.

Hạn chế uống rượu, bia

Với các bệnh ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, người uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày có nguy cơ tăng khoảng 5 lần đối so với những người không bao giờ uống hoặc chỉ thỉnh thoảng uống. Thậm chí, người chỉ uống không quá một ly mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn 20% so với người không uống rượu.

Vì thế, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh liên quan khác, bạn tốt nhất không nên uống rượu bia hoặc nếu có uống thì nên giới hạn mức độ.

(0)

Các điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề không chỉ hỗ trợ tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, đặt xông tiểu, xông dạ dày… mà còn trò chuyện, giúp bệnh nhân ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân.

Mô hình chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, song vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam. Trong nước, một trong đơn vị đầu tiên xây dựng và phát triển chương trình chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là Phòng khám Gia đình Việt Úc.

Bác sĩ Ton Van Der Velden – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Gia đình Việt Úc (Hà Nội) cho biết, nhiều bệnh nhân ung thư đã qua giai đoạn điều trị đặc hiệu mong muốn được chăm sóc tại nhà, hơn là trong môi trường bệnh viện chật chội và đông đúc. Có những bệnh nhân nhà xa bệnh viện, không thể tự mình di chuyển đến. Mỗi lần đến kỳ khám, họ cùng người thân phải lặn lội đến bệnh viện, chờ đợi hàng giờ, có khi mất cả buổi mới tới lượt. Nỗi ngao ngán, mệt mỏi càng khiến bệnh tật nặng thêm.

Vì vậy, đa phần bệnh nhân ung thư sau điều trị được người thân chăm sóc tại nhà. Nếu bận rộn công việc, nhiều gia đình khắc phục bằng cách thuê người giúp việc đến chăm bệnh nhân. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp tối ưu, bởi người giúp việc thiếu tình cảm, kỹ năng, kiến thức y học, không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chăm sóc y khoa. Điều này ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe, quá trình phục hồi của bệnh nhân.

Ngoài ra, việc thực hiện các thủ thuật y tế như tiêm, truyền dịch, truyền kháng sinh…tại nhà cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi thể chất của bệnh nhân ung thư thường yếu, dễ xảy ra hiện tượng sốc phản vệ, nhiễm trùng vết thương hoặc dị ứng thuốc. Nếu người chăm sóc thiếu trình độ chuyên môn, không tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc điều trị, không có kinh nghiệm xử lý các tình huống khẩn cấp, thì tính mạng và sức khỏe bệnh nhân có thể bị đe dọa.

mo-hinh-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-tai-nha

Theo chuyên gia, chỉ có những điều dưỡng được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề và tận tâm mới đáp ứng được các yêu cầu chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Họ có chuyên môn và kỹ năng toàn diện khi thực hiện các thủ thuật y tế như tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, hướng dẫn người bệnh giữ vết thương không nhiễm trùng, lở loét, đặt xông tiểu, xông dạ dày… Ngoài ra, còn hỗ trợ bệnh nhân ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, trò chuyện và tâm sự.

Hiện nay do quá tải, hầu hết các bệnh viện công không cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà. Nhiều gia đình đành nhờ bác sĩ, y tá bệnh viện tới chăm sóc người thân, song việc thỏa thuận giữa hai cá nhân có thể phát sinh những chuyện không hay ngoài tầm kiểm soát của bệnh viện. Tìm đến các cơ sở y tế tư nhân uy tín, được cấp phép là lựa chọn tối ưu hơn, chiếm được lòng tin của gia đình bệnh nhân bởi người chăm sóc có kiến thức chuyên môn về y học.

mo-hinh-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-tai-nha-1

Tại Hà Nội, Phòng khám Gia đình Việt Úc có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế gia đình – mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục và có tính cộng đồng cao. Đội ngũ điều dưỡng công tác tại các bệnh viện lớn đảm nhận việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà, được cập nhập liên tục những phương pháp trị liệu, điều dưỡng tiên tiến.

Điều khác biệt nhất nơi đây, khẳng định uy tín và chất lượng của phòng khám là tấm lòng thương yêu, chăm sóc bệnh nhân như người thân trong gia đình của các điều dưỡng. Ngoài ra, phòng khám còn kết hợp với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa ung bướu tại Bệnh viện K Trung ương, nhằm giúp người bệnh được chăm sóc liên tục với chuyên môn cao.

(0)