Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng 2-6 lần nguy cơ biến chứng ung thư từ các bệnh viêm loét dạ dày lành tính
Vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, biến chứng ung thư

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm 95%.

Thông thường trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh sẽ mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng nguy hiểm hơn là có tới 70-80% người nhiễm vi khuẩn HP không hề có triệu chứng gì, vi khuẩn HP âm thầm phát triển.

Nếu tình trạng nhiễm trùng HP không được điều trị thì sau 10-20 năm sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.

Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày thông thường và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.

Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh và đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và cơ hội hồi phục thấp, gây tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.

Vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát triệt để các nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiến triển thành ung thư dạ dày.

Kết hợp Đông tây y – một giải pháp để bỏ vi khuẩn HP

Việc sử dụng kết hợp Đông tây y được coi là một giải pháp để loại bỏ vi khuẩn HP. Bởi theo tây y, điều trị HP không khó, thời gian khoảng 2 tuần, với phác đồ ba thuốc kết hợp, tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn, tỷ lệ diệt trừ HP từ các phác đồ đó cũng chỉ dao dộng trong khoảng 61-94 %.

Các chuyên gia cũng cảnh báo môi trường a-xít dịch vị có thể làm mất tác dụng của các thuốc kháng sinh, khuẩn H. pylori lại nằm sâu dưới lớp nhày và trong môi trường a-xít có thể dễ dàng “lẩn trốn” được thuốc điều trị bệnh.

Đó là nguyên nhân chính khiến cho H. pylori có khả năng kháng thuốc và tiếp tục gây bệnh, sau nhiều đợt điều trị kháng sinh dài ngày mà bệnh cứ tái đi tái lại.

Nhiều bệnh nhân nhiễm HP phải dùng quá nhiều kháng sinh đâm ra sợ thuốc do các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, tổn thương gan thận, từ đó bỏ dở quá trình điều trị. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.

Vì vậy sau những đợt kháng sinh dài ngày, để tránh tái nhiễm HP, gây khó khăn trong điều trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các thảo dược có tính kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, mà không gây tác dụng phụ khi sử dụng thường xuyên, lâu dài. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.

(0)

Bắp cải là một loại rau có nhiều thuộc tính chữa bệnh. Tuy nhiên, loại rau này cũng không hoàn toàn tốt với dạ dày.

Dưới đây là những tác dụng tốt và xấu của bắp cải với dạ dày.

Tác dụng:

– Bắp cải có thể được sử dụng để điều trị thiếu axit dạ dày. Nếu cơ thể bị thiếu axit dạ dày, có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày – thực quản. Cải bắp có thể giúp bạn giảm những khó chịu vì chúng kích thích sản sinh axit trong dạ dày.

Uống nước ép bắp cải hoặc nước bắp cải lên men từ dưa cải bắp trước khi ăn có thể cải thiện hệ tiêu hoá.

– Cải bắp có thể giúp giảm đau bụng và loét dạ dày. Cải bắp có thể giúp giảm đau dạ dày và làm liền loét dạ dày.

Theo báo cáo từ Viện Sức khoẻ quốc gia, Thư viện y học quốc gia Mỹ, thời gian lành loét dạ dày trung bình ở những người uống nước ép bắp cải được rút ngắn so với những người không uống nước ép bắp cải.
Tác hại:

– Bắp cải có thể gây đầy hơi. Bắp cải là loại rau họ cải cùng với súp lơ xanh, cải xoăn và súp lơ trắng.

Các loại rau họ cải chứa raffinose – một loại đường chỉ được tiêu hoá trong ruột già nơi các vi khuẩn sản sinh metan lên men. Quá trình này tạo ra khí do vậy gây đầy hơi.

Nên ăn bắp cải hay không?

Nên quan sát phản ứng của cơ thể khi bạn ăn bắp cải. Nếu vấn đề đầy hơi thực sự nghiêm trọng, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm khác có lợi ích tương tự nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

(0)

Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.


Sau đây là một số bài thuốc khác:
– Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.
– Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.
– Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
– Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.
– Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
– Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

(0)