Râu ngô có chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng như thuốc lợi tiểu, làm thay đổi lượng đường trong máu và giúp giảm viêm.


Ngô là loại thực phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với lịch sử hơn 10.000 năm. Ngô được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người chỉ sử dụng hạt ngô cho các món súp, bánh và các công thức nấu ăn khác.

Tuy nhiên, có một bộ phận trên cây ngô nằm trong lớp vỏ (bẹ) ngô có chứa các hoạt chất có thể sử dụng cho mục đích y học.

Các sợi râu màu vàng, đỏ trên bắp ngô tươi được gọi là râu ngô. Râu ngô được cùng để điều trị viêm bàng qua, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, đái dầm. Đồng thời, loại nguyên liệu này cũng được sử dụng để điều trị chứng suy tim sung huyết, tiểu đường, cao huyết áp, mệt mỏi và chứng cholesterol cao.

Râu ngô có chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng như thuốc lợi tiểu, làm thay đổi lượng đường trong máu và giúp giảm viêm.
Dưới đây là một số tác dụng của râu ngô có thể bạn chưa biết:

1. Tăng cường chức năng đường tiết niệu

Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng trà râu ngô mỗi ngày giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.

2. Chống đau khớp

Râu ngô có chứa đặc tính chống viêm và thành phần kiềm giúp hỗ trợ điều trị chứng đau khớp tuyệt vời. Trà râu ngô còn giúp giảm lượng axit trong cơ thể, chống lại sự tích tụ nước, giảm cơ chế gây viêm.

3. Điều chỉnh huyết áp cao

Râu ngô chứa hàm lượng flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp. Vị thuốc này cũng giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể, mức độ cao của natri có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.

4. Hỗ trợ chữa trị các bệnh đường hô hấp

Trà râu ngô còn giúp làm sạch đường thở, làm giảm viêm ở cổ họng và kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Loại trà này cũng làm tan đờm, dịu các triệu chứng tắc mũi.

5. Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể

Các chất chống oxy hóa trong râu ngô rất tốt cho việc kích thích loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể. Điều này giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và những người dùng trà làm từ râu ngô có thể giúp giảm đáng kể mức đường trong máu. Phương pháp điều trị này giúp điều chỉnh sản xuất insulin và chống lại sự đề kháng với cơ thể của insulin.

7. Giảm đau đầu

Nhờ khả năng chống viêm và giảm đau, râu ngô giúp giảm chứng đau đầu mãn tính. Uống trà râu ngô giúp làm dịu mọi căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu.

8. Kiểm soát sự căng cơ

Trà râu ngô được khuyến khích dùng cho các vận động viên vì nó giúp làm dịu sự căng cơ sau các hoạt động thể chất. Râu ngô cũng chứa lượng calo thấp, giúp bù đắp và cân bằng mức điện giải của cơ thể.

9. Hỗ trợ giảm cân

Bởi vì nó có chứa lượng calo thấp và mang đặc tính lợi tiểu, nên trà râu ngô có thể giúp hỗ trợ những người đang cố gắng giảm cân. Uống trà râu ngô thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát viêm và hỗ trợ quá trình thải độc cơ thể.
Cách chế biến trà râu ngô

Thành phần:

– 3 muỗng canh râu ngô tươi (30g)

– 1 lít nước

Chuẩn bị:

– Đun sôi 1 lít nước, giảm nhỏ lừa và cho râu ngô vào

– Đun nhỏ lửa trong 2 phút, tắt bếp

– Để nguội, lọc lấy nước và uống 3-4 ly mỗi ngày

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên uống trà râu ngô. Nếu bạn đang mắc chứng cao huyết áp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp

(0)

Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô làcynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê,Natri… Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

1. Mô tả

Atisô là cây thảo lớn, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng

2. Địa lý phân bổ

Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa(Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.

3. Bộ phận được dùng

Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

4. Tác dụng

Hoa và cụm lá bắc atisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin).

Ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Lá atisô (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô atisô) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).

Thanh nhiệt, giải độc gan, lợi gan mật, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, chống viêm.

Rất tốt với những người uống nhiều rượu bia, nóng trong người và tốt cho người bệnh: Tiểu đường, mỡ máu, viêm gan, huyết áp, tim mạch…

5. Trong y học Dân gian

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin. Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp.Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.

Thuốc có tác dựng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 – 10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.

Người ta còn dùng thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng trị bệnh tiểu đường

Bài 1: Thân cây atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.

Bài 2: Hoa atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà

Bài 3: Hoa atisô 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.

Bài 4: Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò..Cách làm: Giò heo cạo sạch, đập phần móng, bóc bỏ phần cứng của móng. Chặt khoanh tròn. Ướp gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ. Để 30 phút cho giò heo thấm gia vị. Hoa atisô: 1 hoa tách rời tùng cánh, rủa sạch, để ráo nước, hoa còn lại không tách cánh, chỉ cắt bót phần đầu cánh cứng. Rửa thật kỹ dưới vòi nước cho sạch hết các chất bẩn.Hành lá rửa sạch, để ráo, xắt ngắn. Đặt nồi nước lên bếp, cho 1 củ hành tím vàn nước cho thơm. Nước sôi cho giò heo vào nồi nấu tiếp. Chú ý không đậy nắp nồi để giữ cho nước canh trong. Thỉnh thoảng vớt hết bọt trong nồi ra. Để lửa nhỏ, nước canh sôi lăn tăn vào khoảng 45 phút. Cho hoa atisô vào nồi hầm tiếp khoảng 20 phút nữa. Nêm gia vị, nước mắm vào bột ngọt cho vừa ăn.Nhắc xuống, múc giò heo hầm ra tô lớn. Đặt hoa atisô ở giữa, xung quanh rắc tiêu, hành ngò. Món giò heo hầm atisô kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.

Bài 5: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thá

(0)