Hiện nay trong dân gian có rất nhiều cây thuốc có thể đều trị được các bệnh về xương khớp rất tốt mà nhiều người còn chưa biết. bài viết này sẽ giới thiệu 16 loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất.
Dây đau xương
Đây cũng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp có chứa hàm lượng ancaloit dồi dào giúp giảm đau, chống viêm. Trong đông y, dây đau xương có tính mát, vị đắng giúp thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp. Sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh đau xương khớp, tê thấp và làm thuốc bổ bồi cơ thể. Một số trường hợp còn dùng thảo dược này để trị sốt rét kinh niên, chấn thương tụ máu, tê bại.
Dây đau xương chữa xương khớp
Cách sử dụng
Đối với trường hợp bệnh nhân đi chạy nhiều hoặc chấn thương thì sử dụng dây đau xương rửa sạch, sau đó giã nát cùng với rượu. Vắt lấy phần nước cốt để uống, còn phần bã thì đem xào nóng rồi đắp trực tiếp vào vị trí khớp xương bị sưng đau.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc củ mài, cẩu tích mỗi loại 20g, dây đau xương, rễ cỏ xước, thỏ ty tử mỗi loại 12g. Bổ cốt toái, đỗ trọng, tỳ giải mỗi loại 16g. Đem toàn bộ nguyên liệu đi sắc cùng với nước uống mỗi ngày hoặc ngâm cùng với rượu trong vòng 7 ngày rồi dùng 1 chén/ ngày vào thời điểm sau bữa ăn.
Cùng với 3 loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp , bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng mà không phải lo sợ tới biến chứng có thể xảy ra vì nó vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ mà lại có hiệu quả lâu dài.
Lá lốt giúp điều trị xương khớp tốt
Cây lá lốt có tên gọi khác là cây Tất bát. Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Lá lốt là cây thảo sống lâu, cao 30- 40 cm, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá.
Cách sử dụng
– Với lá lốt đã được phơi khô
Lá lốt phơi khô khoảng 10- 15g rửa sạch cho hết bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó cho vào nồi đổ nước vào sắc lấy nước uống trong ngày, bạn nên uống sau khi ăn và khi thuốc còn nóng sẽ tốt hơn rất nhiều. Uống trong vòng 1 tuần là bạn có thể thấy tác dụng của lá lốt. Lá lốt sẽ giúp bạn bớt đau nhức xương khớp hơn rất nhiều và bệnh đau nhức xương khớp sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
– Với lá lốt tươi
Lấy khoảng 10-20g lá tươi rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước sau đó đem bỏ vào nổi đổ nước vào sắc lấy nước uống trong ngày, bạn cũng nên uống nước lá lốt này sau khi đã ăn xong, bạn sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày là có thể thấy công hiệu bất ngờ của lá lốt chữa đau nhức xương khớp.
– Dùng lá lốt chườm
Cách làm: Dùng 20- 25 g lá tươi đem rửa sạch bụi bẩn để ráo nước. Sau đó cho vào ít muối trắng say nhuyễn, rồi bạn bỏ lá lốt đã được say bỏ vào nồi đun sôi lên lưu ý bạn đun nhỏ lửa và quấy đều tay không thì rất dễ bị cháy, sau đó bạn đổ ra khăn hay túi chườm, bạn chườm vào chỗ bị đau, bị sưng. Cứ làm như vậy khi nào bạn thấy giảm thì thôi. Ngày bạn có thể làm 2- 3 lần tùy vào những lần đau. Ngoài ra bạn có thể đắp trực tiếp lên chỗ bị sưng, bị đau cũng được, bạn nên kiểm tra độ nóng tránh gây bỏng cho bạn
Cỏ Xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất
Cỏ Xước là loại thảo dược khá phổ biến trong dân gian thường được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp… Cây Cỏ Xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất.
Cỏ Xước có tính mát, vị đắng, chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận, mạnh gân cốt, chống viêm tốt ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính. Công dụng nổi bật của Cỏ Xước là tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ nên thường được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, phong thấp.
Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp
Cách sử dụng
– Trị phong thấp, viêm khớp, sưng đau khớp:
Nguyên liệu: Rễ Cỏ Xước 16 gam; Hy Thiêm Thảo 16 gam; Nhọ Nồi 16 gam; Phục Linh 20 gam; Thương Nhĩ Tử 12 gam; Ngải Cứu 12 gam.
Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi cho vào ấm sắc 3 lần. Mỗi lần sắc xong sẽ đựng nước thuốc vào ấm khác rồi sắc tiếp. Sau khi sắc xong 3 lần, trộn nước thuốc ở các lần vào với nhau và sắc lần cuối cho đặc lại. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh đau xương khớp nên uống liên tục từ 10-15 ngày để có tác dụng.
– Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:
Thuốc uống:
Nguyên liệu: Cỏ Xước; cây Chìa Vôi; Dền Gai; Cỏ Ngươi; Lá Lốt; Tầm Gửi mỗi loại chuẩn bị 30 gam.
Cách dùng: Đem các vị thuốc trên phơi khô rồi sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày. sau khoagr 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cây đơn châu chấu
Cây đơn châu chấu là cây thuốc quý, giúp hành khí hoạt huyết, có thể điều trị tất cả các chứng đau, đặc biệt là đau lưng do thoái hóa, vôi hóa cột sống. Loại cây này tương đối nhỏ, cao 1-2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cây đơn châu chấu thường mọc rải rác ven rừng, các bờ suối và trên nương rẫy cũ, ở độ cao 200-1700m. Thông thường cây sẽ ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.
Ngoài lá thì phần vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Bên cạnh đó, rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc và hay được sử dụng để chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm bạch hầu, viêm khớp. Thân, nhất là lõi thân có thể dùng làm thuốc bổ.
Cây đơn châu chấu chữa bênh viêm khớp
Cách sử dụng:
– Lấy 15g rễ cây đơn châu chấu cộng với 10g vỏ cây xà cừ, 10g mặt quỷ rồi sắc với 600ml nước. Sau mỗi lần sắc như vậy, chia ra uống 2 lần/ngày và thường uống sau bữa ăn trưa, tối. Ban đầu uống có vị rất đắng khó uống. Sau khoảng 1 tháng sẽ thấy mức độ đau nhức xương khớp khuyên giảm rõ ràng.
Cây huyết đằng chữa xương khớp
Kê huyết đằng hay còn được gọi với tên khác là cây dây máu, đây là loại dây leo thân gỗ, có nhựa màu nâu đỏ giống như màu máu gà. Trong Đông Y kê huyết đằng được biết đến là vị thuốc có vị đắng nhưng hơi ngọt. Kê huyết đằng có tính ấm, có tác dụng bồi bổ khí huyết, mạnh xương, gân, cốt. Vị thuốc này rất thích hợp cho những người thường hay bị tê thấp, mỏi gối, ra mồ hôi, ứ huyết, kinh nguyệt không đều…
Cách sử dụng cây huyế đằng trog chữa xương khớp
Chữa đau lưng
Kê huyết đằng chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả
Nguyên liệu gồm: 16g kê huyết đằng, 20g dây đau xương, 20g cẩu tích, 12g ba kích, 8g thiên niên kiện, 8g cốt khỉ củ 8g.
Mỗi ngày sắc uống 1 thang như vậy, đều đặn mỗi ngày.
Chữa đau khớp các chi:
Nguyên liệu gồm các vị thuốc 12g kê huyết đằng, 10g ngũ gia bì hương, 12g tang chi, 10g độc hoạt, 12g uy linh tiên.
Đem tất cả các vị thuốc trên sắc uống trong ngày, Ngày nào cũng uống đều đặn không được bỏ trong 8 tuần.
Bài thuốc chữa viêm khớp.
Bài thuốc gồm: 16g kê huyết đằng, 16g hy thiêm, 16g rễ vòi voi, 16g thổ phục linh, các vị thuốc ngưu tất, sinh địa, mỗi vị thuốc 12g, các vị thuốc rễ cây cà gai leo, rễ cây cúc áo, huyết dụ, tất cả mỗi vị 10g.
Mỗi ngày sắc uống 1 thang gồm tất cả các vị thuốc trên.
Cây Xấu Hổ Đỏ (Trinh Nữ)
Cây xấu hổ ( cây trinh nữ) là cây vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Xấu Hổ Đỏ lại có nhiều tác dụng quý và có giá trị về mặt y tế rất cao. Trong Đông Y, Xấu Hổ Đỏ dùng để trị các bệnh như: an thần, đau nhức mỏi gối, đau lưng, các bệnh về xương khớp.
Cây Xấu Hổ Đỏ có tên gọi khác là cây Trinh Nữ, cây Mắc Cỡ, cây Thẹn. Trong Đông Y, cây Xấu Hổ Đỏ là cây thuốc quý. Toàn cây gồm: lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc. Rễ cây được người dân đào quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp.
Cây xấu hổ đỏ chữa đau nhức xương khớp
Cây xấu hổ đỏ là một trong những vị thuốc quý trong Đông y
Bên cạnh đó, rễ của cây Xấu Hổ Đỏ dùng để trị các bệnh về xương khớp rất tốt.
Rễ cây Xấu Hổ Đỏ thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35 – 40oC rồi lại rang cho khô. Thêm 600 ml nước, sắc còn 200 – 300 ml. Chia số nước còn lại làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thường dùng 4 – 5 ngày thì thấy kết quả (kinh nghiệm của người dân ở Diễn Châu, Nghệ An và miền Nam Việt Nam).
Cây xấu hổ chữa khỏibệnh đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.
– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:
+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.
+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.
Ngải cứu trắng hỗ trợ chữa đau xương khớp
Ngải cứu hay còn gọi với tên ngải diệp, là loại cây sống nhiều năm, thân có nhiều rãnh dọc. Lá ngải phát triển ngay từ thân nên không có cuống, mọc so le, mặt trên của lá màu lục sẫm, mặt dưới có màu trắng tro.
Ngải cứu có nhiều công dụng trị bệnh, trong đó phải kể tới là các bệnh về xương khớp như: Ngải cứu chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa
Cách sử dụng
Người bệnh sử dụng 1 nắm ngải cứu, rửa sạch, giã nát hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã chỉ để lại nước cốt. Sau đó cho thêm 2 muỗng mật ong vào nước ngải và chia làm 2 lần uống trong ngày (buổi trưa và chiều). Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong khoảng 1 – 2 tuần, sẽ thấy cơn đau giảm dần.
Ngải cứu chữa đau thắt lưng
Người bệnh sử dụng 1 nắm ngải cứu rang với muối, sau đó dùng vải mỏng bọc lại và chườm lên lưng bị đau. Áp dụng bài thuốc này kiên trì mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Nên áp dụng bài thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong quá trình thực hiện, nếu thuốc nguội thì thay thế bằng thuốc khác còn nóng hoặc mang rang nóng lại thuốc.
Ngải cứu chữa gai cột sống lưng
Dùng 100g ngải cứu, rửa sạch, cho vào cối giã nát, trộn với 1 chén giấm rồi đun cho nóng.
Người bệnh dùng mảnh vải bọc hỗn hợp thuốc rồi chườm lên lưng theo dọc xương sống khoảng 15 – 20 phút. Liên tục thực hiện bài thuốc này hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, trong khoảng 1 tuần sẽ thấy thuốc phát huy công dụng, cơn đau cũng thưa dần.
Cam phèn chua và hành khô
Cam là một trong những loại trái cây tuyệt vời với nhiều giá trị dinh dưỡng lành mạnh. Nó rất giàu kali, một khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ăn cam đều đặn mỗi ngày sẽ thúc đẩy não bộ phát triển khỏe mạng và tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong cam rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Trong y học cổ truyền, cam còn được sử dụng để nhuận phế, trừ ho, chóng co giật… Đặc biệt trong cam có còn có chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A, đây là một chất có tác dụng giảm các cơn đau do viêm khớp và gout gây nên. Chính vì thế, cam còn được xét duyệt vào danh sách những nguyên liệu được sử dụng chữa trị đau vai gáy vô cùng hiệu quả.
Cam phèn chữa đau nhức xương khớp
Cách sử dụng
Chữa đau mỏi vai gáy bằng cam, phèn chua và hành khô
Để thưc hiện bài thuốc này bạn cần phải chuẩn bị các thành phần sau:
Nguyên liệu:
– 1 quả cam sành hoặc loại cam bình thường vỏ xanh (lưu ý chọn quả còn tươi)
– 1 củ hành khô
– Một lượng nhỏ phèn chua
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch quả cam rồi để nước ráo
Bước 2: Dùng dao sắc cắt bỏ phần đầu của quả cam
Bước 3: Bạn cho hành khô và phèn chua vào ruột quả cam
Bước 4: Đăt cam lên bếp nướng cho đến khi nhận thấy phần vỏ cam chuyển sang màu đen thì thôi
Bước 5: Sau khi nướng xong, bạn để cam nguội bớt rồi cắt thành từng lát nhỏ rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau mỏi. Bạn để như vậy trong khoảng từ 10-15 phút.
Cam nướng đến khi vỏ đen là được
Bước 6: Sau khoảng 10-15 phút, bạn lấy miếng cam ra khỏi chỗ bị đau rồi thực hiện động tác massage để cơ được thoải mái và thư giãn hơn.
Đây là một cách chữa đau vai gáy vô cùng hiệu quả mà lại dễ làm. Bất kì ai bị bệnh cũng có thể tự chế thuốc đắp từ 3 nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm này. Bài thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn sử dụng vào thời kỳ đầu của bệnh. Đặc biệt, các bạn cần nhớ bài thuốc này chỉ có tác dụng đối với trường hợp các cơn đau mỏi vai gáy thông thường mà không phải các cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Cây đinh lăng gai
Cây đinh lăng là loại cây quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Nhiều vùng nông thôn còn trồng cây dinh lăng làm hàng rào. Nhiều người đã biết dùng lá đinh năng đẽ nấu gà tẩm bổ. Công dụng của cây đinh lăng đã được nhiều người biết đến. Nó được ví như cây sâm của Việt Nam. Trong đông y cây đinh lăng cũng góp mặt trong nhiều bài thuốc trong đó có các bài thuốc để trị bệnh xương khớp hiệu quả. Cùng tìm hiểu tác dụng của cây đinh lăng đối với căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Cây đinh lăng chữa các bệnh về xương khớp
Cây đinh lăng được ví như một loại nhân sâm của người Việt bởi nó có rất nhiều dược chất quý và thành phần tương tự với nhân sâm. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm).
Cách sử dụng
Đem 20-30gr thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với Lá lốt, Cúc tần, Bưởi bung, rễ Mắc cở, mỗi loại 10gr, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2-3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau.
Hoặc bài thuốc gồm rễ Đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8gr, Vỏ quít, Quế chi 4gr, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị Quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Tục cốt đằng
Tục Cốt Đằng là thân đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây Dây Đau Xương (Tinospora Sinensis)có tác dụng khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Được dùng trị Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Bài thuốc trị bệnh từ Tục Cốt Đằng
– Chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông): Lá dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà (Opuntia dillenii), lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm.
– Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông): Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.
– Thuốc thấp khớp:
+ Cao bào chế từ 2 vị: Dây đau xương, củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g cao.
+ Cao chế từ các vị dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất.
Tục Cốt Đằng
– Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu: Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.
– Chữa đau nhức xương khớp: Viêm khớp vùng cổ và thắt lưng
+ Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.
+ Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 12 – 20 g, dùng tươi, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu để uống hay dùng ngoài.
Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta L. Schott, thuộc họ Ráy – Araceae hay dân gian còn gọi là cây Sơn thục, Thần phục. Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim.Đặc điểm thực vật:
Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ.
Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn.
Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Cây thiên kiện trong chữa đau nhức xương khớp
Thiên niên kiện chữa thoái hóa cột sống
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc.Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.
Lá bạch đàn
Bạch đàn (còn gọi là Khuynh diệp) có tên khoa học là Eucalyptus sp, thuộc họ Sim thường mọc phổ biến ở nhiều tình thành của nước ta. Có thể các bạn không còn lạ lẫm gì với loại cây này nhưng chưa chắc đã biết tới công dụng trị đau nhức viêm khớp và các bệnh lý khác mà nó mang lại. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay tác dụng “thần kỳ” trị bệnh bằng lá bạch đàn ngay sau đây!
Lá bạch đàn có tác dụng trị nhiều bệnh cho con người trong đó có bệnh viêm khớp.
Cách sử dụng lá bạch đàn trị đau nhức do viêm khớp
Cách 1: Hái một nắm lá bạch đàn tươi, đem rang nóng rồi đắp vào phần xương khớp bị đau nhức.
Cách 2: Hiện nay, lá khuynh diệp được chiết xuất và bào chế sẵn dưới dạng tinh dầu thuận tiện cho người sử dụng. Bởi vậy, khi bạn bị đau nhức do viêm khớp thì chỉ việc bôi một chút tinh dầu này xung quanh phần khớp bị sưng và xoa bóp nhẹ nhàng sẽ cảm nhận được sự dễ chịu, thoải mái, không còn đau nữa.
Hơ nóng lá bạch đàn và đắp vào vị trí sưng là cách giúp giảm đau nhức do viêm khớp hiệu quả
Gừng
Cách trị đau nhức khớp xương đơn giản mà hiệu quả với gừng. Đây là cách đơn giản nhưng có thể bạn chưa biết Khi cơ thể đột nhiên xuất hiện khối u, làm sưng tấy hoặc bị đau vì lí do nào đó, làm cho quá trình đi lại, vận động khó khăn. Nước Gừng là bài thuốc để áp dụng hiệu quả.
Gừng giảm đau nhức xương khớp
Cách sử dụng
Cách bào chế – 200 gram gừng tươi giả nhuyễn bọc vải mùng. – Nấu 2 lít nước sôi cho bọc gừng vô rồi hạ bớt lửa liền và để lửa nhỏ riu riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng. – Nắm góc khăn để nhúng khăn vô nồi nước gừng và vắt khăn ráo. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài để giữ nóng. – Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội thì đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo. Đắp từ 25 đến 30 phút mỗi lần. – Một ngày đắp ba lần, hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả.
14. Trà xanh
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp rất đặc trưng với những triệu chứng cụ thể như đau, sưng, làm hạn chế sự chuyển động của các khớp. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ có nguy cơ cao phát triển thành bệnh loãng xương, bệnh tim và bệnh tiểu đường.Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ cho biết, trà xanh cũng là một giải pháp cho các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
Trà xanh có tác dụng giảm viêm cho người bị viêm khớp dạng thấp
Trà xanh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bằng cách giảm viêm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ để tìm ra liều lượng tối ưu cho trà xanh cũng như bổ sung thêm các loại thuốc để giúp cho tình trạng bệnh của bạn. Hãy ghi nhớ rằng, bổ sung trà xanh chỉ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm chứ không thể thay thế bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.
Mẹo để có tách trà xanh và thơm ngon
Bước 1: Lá trà ngâm qua nước, rửa sạch bụi trên lá, ngâm 10 phút trước khi vớt ra
Bước 2: Nước sôi tráng ấm tích hoặc tráng bình pha
Bước 3: Ta vò nhẹ lá trà, sao cho lá bị gẫy gập, nhưng không bị dập nhé
Bước 4: Cho lá trà vào bình, thả 2 lát gừng tươi vào cùng, lấy nửa lít nước sôi đổ vào tráng chè lắc qua và đổ đi.
Bước 5: Nước sôi còn lại vào ấm, không đậy nắp bình và để chè ngấm 20 phút
15. Cà gai leo
Rễ cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp Cà gai leo. Cà gai leo là một thảo dược quý từ thiên nhiên được sử dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như: các bệnh về gan, bệnh máu nhiễm mỡ, rắn cắn, giải rượu… Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện và chứng minh rằng rễ cà gai leo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp.
Rễ cà gai leo có công dụng kháng viêm, kháng độc, giảm đau, bổ sung chất đầy kháng cho xương chắc khỏe.
Cách sử dụng rễ cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp:
Tìm rễ cà gai leo, phơi khô hoặc dùng tươi, rồi cho vào sắc lấy nước uống hàng ngày.
Để có tác dụng hiệu quả hơn thì người bệnh có thể kết hợp với những cảm thảo như sau:
Rễ cà gai leo+ lá lốt+ dây gấm+ thổ phục linh+ kê huyết đắng, mỗi thứ lấy 10g, mỗi ngày sắc 1 thang uống, chỉ sắc từ 2-3 bát nước 1 ngày, kiên trì trong 1 tháng để thấy được kết quả tuyệt vời từ thảo dược thiên nhiên này.
Đây là những bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp mà mọi người đều thực hiện ở nhà vì những vị cam thảo bổ sung rât rễ kiếm, giá rẻ mà lại có hiệu quả cao.
Cà gai leo chữa xương khớp
16. Ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì được dùng loại cây này như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, nhất là bệnh đau khớp, nhức xương khớp, đau bụng,…Đông Y sử dụng cây ngũ gia bì chân chim để chữa các bệnh về đau khớp vì cây có chứa giá trị dược liệu cao.
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây ngũ gia bì có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em, trong đó nó có tác dụng hỗ trợ trẻ em có cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt… Ở người cao tuổi dùng cây ngũ gia bì có tác dụng tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
Ngũ gia bì chữa xương khớp
Cách sử dụng
Nguyên liệu: vỏ thân cây ngũ gia bì và rượu
Cách làm: Cạo sạch vỏ thân cây ngũ gia bì, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó bạn đem vỏ này sao vàng lên và xay thành bột mịn rồi lấy bột đem ngâm với rượu, tỉ lệ cứ 1 lít rượu gạo (loại 45 độ) thì cho 100g bột ngũ gia bì. Rượu ngâm trong khoảng 10 ngày thì có thể dùng được.
Cách dùng: Trước khi dùng, nên lắc đều bình, lấy một lượng nhỏ khoảng 1 ly uống trước mỗi bữa tối.
Rượu ngũ gia bì có tác dụng làm giảm đau xương khớp, chữa chứng bệnh phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp,… rất tốt.
Vỏ ngũ gia bì chữa xương khớp
Lưu ý: khi dùng rượu thuốc chữa bệnh đau khớp cần tránh áp dụng cho một số trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sau:
– Người có triệu chứng âm hư hỏa vượng
– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
– Bệnh nhân huyết áp thấp
Trên đây là 12 cây thuốc trong dân gian có tác dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Đã có nhiều người sử dụng và tình trạng đau nhức xương khớp khuyên giảm đáng kể.