Thực phẩm dinh dưỡng cao
Cua đồng là cua nước ngọt, phổ biến ở khắp nước ta. Cua sống và đào hang ven các thủy vực (ao, hồ, đầm, ruộng nước…). Cua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: toàn thân con cua đều dùng được. Cua có hàm lượng protein cao, giàu vitamin và đặc biệt là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Cách sơ chế cua đồng thật giản đơn.

Cua đồng
Thời vụ cua béo chắc thường là vào mùa hè. Chọn cua càng to, lưng gù là cua chắc, có nhiều thịt. Bỏ cua vào nồi đổ nhiều nước, dùng que (hoặc đũa) khoắng và thay nước nhiều lần để làm sạch bùn đất bám ngoài thân cua.

Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, có tác dụng hoạt huyết, chữa tổn thương gân, xương, sản phụ máu không ra hết sinh đau bụng, trong lòng bồn chồn phiền muộn, trẻ em hở thóp, chữa bệnh cảm phong tà phát sốt, giải các thứ độc, hút được độc ra ngoài cơ thể, chữa mụn nhọt, giúp cứng xương, nuôi gân. Trong trước tác của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều có nói tới tác dụng chữa bệnh của cua đồng.

Theo các tài liệu của Trung Quốc, cua đồng có tác dụng điều trị các triệu chứng ung thư rất tốt. Bệnh nhân ung thư vòm họng thường bị nổi hạch ở cổ, cua đồng có tác dụng “tiêu hạch, tán kết” nên ăn cua đồng là rất tốt. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến vú cho ăn cua đồng và lấy mai cua, càng cua rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột mịn pha với nước uống rất thích hợp.

Những bài thuốc từ các món cua đồng

Chữa bị thương sưng đau – cua đồng 10 con, rửa sạch, bỏ mai, yếm giã nhỏ cho nước vào lọc lấy 100 ml nước cua đặc, cho 20 ml rượu trắng vào quấy đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày và dùng liền 2 – 3 ngày; Chữa mất ngủ, trong người bồn chồn – nấu canh rau rút, khoai sọ với cua đồng cho ăn vào buổi chiều, ăn liền 5 ngày; Chữa trẻ em hở thóp – cua đồng 1 con rửa sạch giã nhỏ cùng 10g bạch cập đắp vào thóp trẻ, dùng băng buộc lại 10 tiếng đồng hồ rồi bỏ đi. Hai ngày sau lại làm lại. Làm 5 lần liền; Chữa viêm vú cấp – lấy 10 cái mai cua rang chín vàng sẫm, tán bột mịn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước pha 50% rượu trắng; Chữa sốt sau sanh – mai cua 100g, cho vào nồi đất đậy kín, đốt lửa xung quanh sau 1 giờ lấy mai cua tán bột mịn cho uống ngày 3 lần, mỗi lần với nước sôi để nguội pha 50% rượu trắng; Thúc đẻ, xuống thai – càng cua 60g với một lượng hoàng tửu (rượu vàng) vừa phải sắc với nước rồi uống. Sau sanh máu không thông – 3 con cua đồng hấp chín với rượu vàng (hoàng tửu) ngày uống 1 lần, khi thông huyết thì thôi.

Chữa ong đốt – lấy cua đồng sống đem đốt tồn tính (đốt kín không có oxy), nghiền thành bột, trộn với mật ong bôi vào chỗ ong đốt ngày 2 lần; chữa sai trẹo khớp lưng – 3 con cua đồng rửa sạch, giã nhỏ trộn với 50g đường trắng đắp chỗ đau. Ngày thay 1 lần, đắp liền 3 – 5 ngày.
Lưu ý: do cua có tính hàn nên người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (lạnh) cần hạn chế. Nếu người có cảm giác sợ lạnh, bị tiêu chảy không nên ăn cua. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn của cua.

Con cua thường có 2 càng to và 8 cẳng (chân). Có loại cua đồng chỉ có 6 hoặc 4 cẳng (chân) hoặc có 1 mắt đỏ, dưới bụng có lông, trong bụng có xương, đầu, lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại đến người.

(0)