Sốt rét là căn bệnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, việc chữa bệnh sốt rét được rất nhiều người quan tâm. Bài viết đề cập đến một số loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên rất hữu ích cho việc điều trị bệnh sốt rét mà chúng ta nên tham khảo.
Chữa sốt rét cho trẻ nhỏ bằng lá na


Na không những cung cấp cho chúng ta một nguồn giá trị dinh dưỡng từ quả mà còn là một Vị thuốc Đông Y rất hay trong chữa sốt rét. Theo Y học cổ truyền thì trong ruột quả na có vị ngọt, tính ấm, giúp tiêu đờm, công dụng hạt na là giải nhiệt, lá na thì trị sốt rét rất tốt.

Cách làm: chỉ cần 200gam lá na đem rửa sạch, giã nát cho cuốn vào một chiếc khăn xô sạch sau đó sử dụng đắp trực tiếp lên trán của người bệnh. Cứ làm như trên cho đến khi hạ sốt, làm nhiều lần thì hiệu quả càng cao.

Rễ lá chua me đất giúp chữa sốt rét hiệu quả

Phương pháp này chỉ được sử dụng cho những người bệnh từ bảy tuổi trở lên.

Cách làm: chuẩn bị 200gam rẽ lá chua me đất rửa sạch sau đó đem giã nát, lọc bằng vải thưa lấy nước cốt pha với mật ong và sử dụng cho bé uống trực tiếp ngày hai lần sẽ đem lại công dụng hiệu quả chữa sốt rét.

Sử dụng tỏi để chữa bệnh sốt rét

Ngoài công dụng là thực phẩm sử dụng trong đời sống thường ngày thì tỏi còn là một vị thuốc Y học cổ truyền, theo chia sẻ của các Y sĩ Y học cổ truyền thì tỏi còn có tác dụng trong chữa bệnh sốt rét. Lưu ý là phương pháp chữa bệnh sốt rét bằng tỏi này chỉ được áp dụng cho những người bệnh từ 11 tuổi trở lên.

Cách làm: phương pháp rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần nhúm nhúm tỏi, bóc vỏ sạch sẽ rồi băm nhuyễn rồi cho vào cốc nước nóng đóng kín khoảng gần 15 phút rồi lọc bã ra lấy nước đó cho người bệnh uống. Những chất chứa trong tỏi theo Đông Y sẽ có tác dụng chữa sốt rét hiệu quả.

Cỏ nhọ nồi chữa sốt rét hiệu quả

Phương pháp này là phương pháp của Đông Y được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh hiệu quả đạt hiệu quả mà đơn giản.

Cách làm: chuẩn bị 200gam cỏ nhọ nồi, rửa sạch rồi đun sôi rồi vớt để ráo nước sau đó giã nát và lọc lấy nước cốt cho người bệnh uống thường xuyên hai lần một ngày mỗi lần sử dụng 50ml nước cốt và trong khi sử dụng thì kết hợp với bã đã lọc hết nước đắp và trà lên trán, gang bàn chân, bàn tay, nách để nhanh chóng giải sốt.

Việc điều trị sốt rét bằng những cây thảo dược thiên nhiên sẽ có tác dụng lành tính, tốt cho người bệnh. Hy vọng những kiến thức về một số cây thảo dược chữa bệnh sốt rét trên sẽ giúp ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về căn bệnh sốt rét này.

(0)

Ngải cứu hay còn có tên là Artesmisia absinthiun. Chiết xuất của ngải cứu được dùng để làm trà hoặc làm thuốc mỡ để bôi da. Theo Live and Feel (một trang web về sức khỏe) ngải cứu có chứa glucose, tannis, chlorophyll, axit malic, vitamin B và vitamin C, chống nhiễm khuẩn, đặc tính chống tiêu chảy cũng như các lợi ích sức khỏe khác.

Hệ tiêu hóa

Theo Great Home Remedies, ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra.

Ngải cứu hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi và khí đốt, tăng cường sự thèm ăn.

Theo website Herbs2000, ngải cứu có chứa cả chamazulene – một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

Cũng theo Holistic Online, ngải cứu là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo Herbs2000, ngải cứu có đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng.

Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.

Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.

Tốt cho trí nhớ

Theo Home Remedies Great, ngải cứu có chứa một chất gọi là absinthin. Absinthin được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng.

Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.

Chữa lành vết thương ngoài da

Những loại dầu chiết xuất từ ​​ngải cứu được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau.

Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn.

Dầu chiết xuất từ ngải cứu có thể gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh.

Tốt cho phụ nữ

Ngải cứu cũng có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt và lợi tiểu, làm giảm chướng bụng khi hành kinh. Ngoài ra ngải cứu cũng làm giảm các cơn đau.

(0)

Gần đây, lá ổi được phát hiện như một loại “thần dược” mới. Trong lá ổi có chứa nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa, các chất kháng khuẩn và các tannin có lợi cho sức khỏe, cũng như chăm sóc da và ngăn rụng tóc rất công hiệu.

Những chất như polyphenol, carotenoid, flavonoid và tannin trong lá ổi giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Bên cạnh những công dụng như giúp giảm cân, giảm cholesterols, hỗ trợ điều trị tiểu đường hay bệnh tiêu hóa … lá ổi còn được dùng để làm đẹp.

Chăm sóc da

Với thành phần chứa chất khử trùng, lá ổi có khả năng diệt khuẩn gây mụn trứng cá và mụn đầu đen. Thêm vào đó, các thành phần khác giúp làm mờ các vết thâm và làm da mịn một cách hiệu quả.

Để trị mụn trứng cá và vết thâm, cách làm rất đơn giản: chỉ cần rửa mặt sạch, đắp lá ổi nghiền nhuyễn vào các nốt mụn hay vết thâm, sau 10 phút rửa sạch bằng nước, thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn bay biến.

Riêng với mụn đầu đen, giã nhuyễn lá ổi và pha chút nước ấm, dùng dung dịch này rửa mặt hàng ngày, chà xát nhẹ vào những nơi có mụn sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.
Một công dụng hữu ích khác của lá ổi là cải thiện làn da nhờ các chất chống oxy hóa của lá ổi. Những chất này tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại làn da, bảo vệ da khỏi lão hóa cũng như cải thiện màu da và kết cấu.

Nước sắc từ lá ổi già còn làm se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn và làm da mịn màng. Ngoài ra, lá ổi còn làm giảm ngứa trên da, các vết ngứa do dị ứng nhờ vào các hợp chất chống dị ứng.

Cách làm:

Chọn những ngọn lá ổi non rửa sạch và nghiền nhỏ. Trộn lòng trắng trứng gà cùng một muỗng nhỏ đường nâu khuấy cho tan đều.

Sau đó trộn hai hỗn hợp trên rồi thoa khắp mặt và vùng cổ, để trong 5 phút và rửa mặt với nước ấm. Làm mỗi tuần 2 – 3 lần, trong vòng 1 tháng, da mặt sẽ được cải thiện rõ rệt và trở nên sáng mịn.
Ngăn rụng tóc

Bên cạnh những tác dụng tốt cho da, lá ổi là giải pháp tự nhiên giúp ngăn rụng tóc được dùng từ rất lâu. Bằng việc gội đầu thường xuyên với nước lá ổi, mái tóc sẽ chắc khỏe, ít rụng tóc hẳn.

Cách làm: lá ổi nấu sôi trong 20 phút sau đó pha ấm, gội kỹ và massage tóc rồi xả sạch bằng nước.
Hỗ trợ giảm cân

Các thành phần của lá ổi hỗ trợ trong việc giảm cân bằng cách ngăn chặn các tinh bột phức tạp chuyển đổi thành các loại đường.

Các carbohydrates thường được chia nhỏ trong gan để nuôi cơ thể, lá ổi ngăn các carbonhydrates này chuyển hóa thành hợp chất có thể dùng được.
Để hỗ trợ giảm cân, lá ổi thường được xắt nhỏ, phơi khô và pha nước uống (như uống trà).

(0)

Nhiều người vì muốn có sức khỏe mà mải miết tìm đến sâm, nhung, quy… đủ các loại thảo dược quý hiếm mà quên đi mất một cây thuốc nam dễ tìm, dễ dùng lại rẻ mà trị được rất nhiều chứng bệnh “cứng đầu”.

Cỏ xước (còn gọi là ngưu tất nam) là một loại thân thảo mọc hoang sống lâu năm, có thể cao tới gần 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Quả nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải. Hạt hình trứng dài. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây (liền cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viêm tốt
Thành phần hoá học: Cỏ xước chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ; 2,3% tro; 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1%.

Theo Đông y: Cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viêm tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngọn và lá non vò kỹ, thái nhỏ, chần qua nước sôi, có thể xào hay nấu canh. Còn rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị: cảm mạo phát sốt, sổ mũi, sốt rét, lỵ, viêm màng tai, quai bị, thấp khớp, viêm thận phù thũng, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, ngã tổn thương. Liều dùng: 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
Cỏ xước điều trị tốt: cảm mạo phát sốt, sổ mũi, sốt rét, lỵ, viêm màng tai, quai bị, thấp khớp, viêm thận phù thũng.
Ở Ấn Ðộ người ta dùng toàn cây trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban da, đau bụng và rắn cắn. Rễ được dùng sắc để thu liễm. Hạt được dùng trong chứng sợ nước.

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước

1. Trị bạch hầu: Dùng rễ cỏ xước tươi(ngưu tất nam) 100 gam, cho nước sắc lấy 150 ml, để nguội, uống làm nhiều lần trong ngày.

2. Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

3. Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong, còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.

4. Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.

5. Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.

6. Chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

7. Chữa các chứng bốc hỏa (nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần; thuốc có công hiệu an thần.

Cây cỏ xước có nhiều tác dụng chữa bệnh Chữa thấp khớp đang sưng: rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.
Cỏ xước cũng gọi là Ngưu tất nam, có thể tìm mua ở tiệm thuốc đông y.
8. Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.

9. Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.

10. Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày. Không dùng cho người có thai.

11. Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.

12. Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.

13. Cây cỏ xước chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.

Chú ý: Không dùng cho người có thai.

(0)