Tác dụng dược lý của cam thảo

Theo các nghiên cứu hiện đại cam thảo có các tác dụng sau:

Giải độc: glycyrrhizin và các muối (Ca, Na…) trong cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại, giúp bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính, ngăn độc tố tác dụng lên tim, chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat.

Cam thảo có khả năng chống lại chất độc của cá, thịt lợn, nọc rắn, độc tố uốn ván và bạch hầu.


Chống co thắt cơ trơn: do tác dụng của các flavonoid.

Điều trị loét dạ dày: cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét.

Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8 – 16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.

Trong Đông y, ngoài tác dụng ích khí, cam thảo thường dùng để giảm độc tính một số vị thuốc hoặc điều hòa quá trình hấp thu các vị thuốc, nhất là các vị thuốc có độc tính, lạnh quá hoặc nóng quá.

Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành.

Cam thảo dùng cùng với thuốc ấm thì bớt nóng, dùng với thuốc mát sẽ bớt lạnh; “bổ” không đột ngột, “tả” không qúa mãnh liệt.

Tác dụng gây hại đời sống lứa đôi

Cam thảo có mặt trong phần lớn các thang thuốc Đông y nhờ tác dụng điều hòa vị thuốc, giải độc và trị bệnh.

Tuy nhiên, nam giới nên hạn chế dùng nó vì vị thuốc này có thể làm suy giảm khả năng tình dục vì có chứa chất phytoestrogen, làm giảm lượng testosterone ở nam giới.

Hoóc-môn sinh dục nam này được tìm thấy ở cả hai giới và là chất quan trọng tạo ra ham muốn tình dục nên cũng ảnh hưởng đến đời sống lứa đôi của cả hai phái.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mahmoud Mosaddegh thuộc Đại học Y khoa Shaheed Beheshti (Iran), hoạt chất AG trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron bằng cách ức chế loại enzyme giúp tổng hợp nội tiết tố này gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới.

Một cuộc thử nghiệm độc lập do các nhà khoa học Iran tiến hành trên 20 đàn ông khoẻ mạnh.

Những người tham gia dùng mỗi ngày 1,3g chất chiết xurất từ cam thảo phơi khô (tương đương từ 400mg – 500mg glycyrrhizic acid hoặc khoảng 10g cam thảo) trong 10 ngày liên tiếp.

Kết quả, mẫu máu lấy trước khi thử nghiệm và 20 ngày sau đó đã cho thấy dùng cam thảo làm giảm khoảng 35% lượng testosteron…

Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam thảo khô).

Các nhà khoa học ghi nhận một nghiên cứu ở Ý cho biết liều dùng 500mg glycyrrhizic acid/ngày sẽ giảm đáng kể lượng testosteron ở nam giới khỏe mạnh.

Việc dùng cam thảo hằng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Phụ nữ mang thai nếu dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị sinh non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.

Từ đây, các nhà khoa học khuyến cáo không nên dùng cam thảo cho đàn ông bị thiểu năng sinh dục.

(0)

Chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì sức khỏe. Cam là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin được chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe và làn da.

Chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì sức khỏe. Cam là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin được chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe và làn da.

Vì vậy các chuyên gia khuyên nên bổ sung cam vào chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là những lý do bạn nên ăn cam mỗi ngày:

1. Giảm cholesterol

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cam mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

2. Tốt cho mắt

Cam chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu, giúp cải thiện thị lực. Theo các chuyên gia, bổ sung loại quả giàu vitamin C này trong chế độ ăn có thể cũng phòng ngừa những bệnh như đục thủy tinh thể, glôcôm….

3. Làm đẹp da và tóc

Do chứa nhiều vitamin C, cam tốt cho da theo nhiều cách. Nó giúp chống lại những bệnh về da như trứng cá hoặc giảm các dấu hiệu lão hóa.

Ngoài ra, nhờ chứa collagen, cam còn kích thích sự phát triển tóc và giúp tóc khỏe mạnh từ chân tóc.

4. Tăng cường miễn dịch

Nếu thường xuyên bị ốm, bạn nên bổ sung cam vào chế độ ăn hàng ngày.

Cam chứa nhiều chất xơ hòa tan, vitamin A, vitamin C nên giúp cải thiện chức năng của các tế bào bạch cầu, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn có hại. Ăn cam mỗi ngày giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

5. Phòng ngừa bệnh tim

Vitamin C và các thành phần khác trong cam giúp ngăn ngừa những chất có hại làm tắc động mạch và gây ra những rối loạn tim mạch khác.

6. Kiểm soát đường huyết

Bệnh nhân tiểu đường được khuyên dùng loại quả này vì nó có thể kiểm soát hiệu quả hàm lượng đường huyết nhờ chứa hàm lượng chất xơ lý tưởng.

7. Thúc đẩy não phát triển

Cam chứa nhiều dưỡng chất thực vật và axit folic. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển não bộ.

Nhờ vậy, loại quả này có thể tăng cường khả năng hoạt động của não như khả năng tập trung hoặc học những điều mới.

(0)

Khi bản thân hay những người thân bị ung thư bạch cầu, ngoài áp dụng các biện pháp trị liệu theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên kết hợp uống các bài thuốc tự nhiên hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu hay bệnh bạch cầu thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng cao đột biến.

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư bạch cầu chưa được xác định nhưng rất có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ hay cũng có thể là do di truyền.

Như chúng ta biết, những bạch cầu trong cơ thể đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Vì vậy, khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần, vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến tử vong.

Ngày nay, căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị như: ghép tủy (cấy tế bào gốc, cuống rốn….) dùng hóa trị liệu theo phương pháp tây y hiện đại.

4 bài thuốc tự nhiên hỗ trợ trị ung thư máu rất hiệu quả

Bên cạnh việc trị liệu theo Tây y, trong y học cổ truyền Việt Nam cũng có khá nhiều bài thuốc quý nổi tiếng hỗ trợ chữa trị bệnh bạch cầu.

Uống nước dừa dâu + cam thảo

Để hỗ trợ điều trị ung thư máu, mỗi ngày bạn nên uống nước một trái dừa dâu nấu với 2g cam thảo (nấu sôi vài dạo). Sau đó để vừa nguội rồi uống. Thực hiện đều đặn, mỗi ngày uống một ly. Sau ba tháng đi xét nghiệm sẽ thấy kết quả tốt.

Uống nước cà rốt

Nhiều người bị ung thư máu thấy rằng, mỗi ngày uống nước cốt cà rốt liền trong một khoảng thời gian. Mỗi ngày bạn nên uống bốn ly nước cà rốt, kết hợp ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh cực tốt.

Uống nước cây dừa cạn

Tuy đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh ung thư bạch cầu tốt nhất nhưng chiết xuất dừa cạn được khá nhiều người kháo nhau rất quý với người mắc bệnh ung thư này. Để chữa bệnh máu trắng, bạn cũng có thể dùng lá dừa cạn sắc uống.

Bạn có thể dùng khoảng 15g thân lá khô/ngày. Nên sử dụng loại dừa cạn có hoa trắng làm thuốc vì hoạt chất của chúng cao hơn cây hoa đỏ, hồng.

Do dừa cạn có thành phần vincristin, thành phần này có tác dụng với bệnh nhân ung nhưng chúng lại là thành phần gây hại với thai nhi, ức chế hệ thần kinh. Vì thế, loại cây này tránh dùng cho phụ nữ có thai và người huyết áp thấp.

Uống nấm lim xanh

Được biết, các dược chất trongnấm lim xanh giúp cân bằng và ức chế mọi sự sản sinh, phân chia, tăng trưởng mất kiểm soát và mọi hoạt động bất thường trong cơ thể.

Ung thư bạch cầu,Điều trị ung thư bạch cầu,Nguyên nhân gây bệnh ung thư,Triệu chứng bệnh ung thư,Điều trị bệnh ung thư

Nấm giúp nâng cao hệ miễn dịch nhờ hoạt chất polysaccharide phòng ngừa các mầm mống có hại, từ đó triệt tiêu các nguy cơ có thể gây bệnh như chất phóng xạ, virut…

Các dưỡng chất có ích trong nấm lim xanh giúp cơ thể chống lại các triệu chứng khó chịu từ thể bệnh, giúp người bệnh nâng cao thể trạng và đảm bảo sức khỏe, thể trạng tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.

(0)

Người bị chứng mất ngủ thường hay thức giấc giữa giấc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn vì mộng mị, có khi nằm thao thức cả đêm, thường có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn không tiêu, biếng ăn, mệt mỏi hay quên.

Những món ăn trị mất ngủ

Canh rau nhút (rau rút) gồm có: Rau nhút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau nhút bỏ cọng già, bỏ lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng. Củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa. Xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ, thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon. Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau nhút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.

Canh hạt sen cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: Thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị. Công dụng: Bổ thận, cố tỳ, ninh tâm, an thần, chữa mất ngủ, lưng đau, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đi tiểu nhiều về đêm, đại tiện lỏng, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

Tim lợn hầm đương quy: Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy cho gia vị vừa ăn. Công dụng: chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, tâm huyết hư, dưỡng huyết, bổ âm, an thần định chí.

Canh hạt sen: Hạt sen 30g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Tác dụng: kiện tỳ hòa vị, định tâm an thần. Thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

Cháo khoai mài: Khoai mài tươi 100g, quế 15g, quả vải 5 quả, ngũ vị tử 3g, khoai mài bỏ vỏ cắt mỏng nấu với các thứ trên thành cháo. Ăn buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 60 phút.

Tác dụng: sinh tân chỉ khái, bổ phế thận, thanh tâm an thần, chữa mất ngủ và tiểu đường.

Cao quả dâu mật ong: Quả dâu tươi 100g, mật ong 300g. Cho quả dâu vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun 30 phút, lại cho nước đun lần thứ 2, lọc nước, trộn 2 lần nước lại, cô đặc, thêm mật ong, đun sôi, cho vào bình, đậy kín. Khi dùng uống với nước ấm, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước lúc ngủ 60 phút. Công dụng: Bổ can, thận, an thần, thông tai, sáng mắt, trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tai ù, phiền khát, râu tóc bạc sớm.

Canh thịt lợn, hàu biển: Thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: trị âm hư phiền táo, mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

Canh hành táo: Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Canh tiểu mạch, cam thảo, táo Tàu: Tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo Tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun tiếp khoảng 60 phút, gạn lấy nước. Uống lúc nào cũng được. Tác dụng: bổ dưỡng tâm can, an thần, định chí, chữa các chứng âm hư, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt, buồn chán.

(0)