Bệnh tim mạch hiện được xem là “sát thủ thầm lặng” vì tấn công bất ngờ, đặc biệt ngày càng trẻ hoá. Muốn phòng ngừa hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống.
Theo các chuyên gia tim mạch, chế độ ăn uống và bệnh tim mạch vành có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau, nếu bạn chú ý nghiêm túc đến chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

1. Nguyên tắc chung về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh tim mạch vành đầu tiên là nên kiểm soát chặt chẽ lượng calo ăn vào hàng ngày và duy trì mức độ đó trong phạm vi bình thường theo trọng lượng cơ thể. Đối với chất béo, nếu ăn uống dài ngày với khẩu phần cao sẽ dễ dẫn đến xơ vữa động mạch.

Việc tiêu thụ đường thông qua chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate (nguồn năng lượng chính từ lương thực) sẽ gây ra thừa calo quá mức, từ đó chúng chuyển đổi trong cơ thể thành chất béo, gây béo phì, hình thành bệnh mỡ máu cao.

Phải chú ý đến cách ăn đúng: Ăn số lượng ít trong một bữa, số bữa trong ngày tăng lên so với bình thường. Tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là bữa ăn tối nên tránh ăn quá no.

Chế độ ăn nên bổ sung thêm Vitamin một cách đa dạng để đảm bảo dung nạp đủ các yếu tố vi lượng, lượng muối vô cơ.

Một nguyên tắc nữa là nên hạn chế uống rượu, lưu ý đặc biệt là tránh uống rượu mạnh, rượu có nồng độ cồn cao. Thay vào đó, nên tăng chế độ ăn uống giàu chất xơ, đây là những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát chế độ ăn uống, phòng chống bệnh tim mạch vành.
2. Cách lựa chọn thực phẩm khi ăn uống

Sau khi duy trì được nguyên tắc ăn uống chung nhất, bạn nên đi vào vấn đề cụ thể hơn là cách lựa chọn ăn uống như thế nào. Theo các bác sĩ, muốn phòng ngừa bệnh tim mạch vành thì nên ăn chế độ ăn nhiều rau củ quả tươi để đảm bảo đủ các chất vitamin C, vitamin B, lượng chất xơ.
Nên chú ý đến việc kiểm soát lượng chất béo, nên có thêm lựa chọn thực đơn với các món đậu, các sản phẩm đậu nành, không chỉ để tăng lượng protein, mà còn có thể dung nạp các axit amin thiết yếu, giúp ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch vành.
Trong các nhóm thực phẩm, cá có thể cung cấp protein tốt, dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ, có lợi cho việc điều tiết chỉ số mỡ trong máu. Trong nhóm hải sản thì sứa, rong biển, tảo bẹ… có thể cung cấp i-ốt tốt nhất.
Nên hạn chế hoặc ăn có cân nhắc các món ăn từ nội tạng động vật, dầu động vật, chất béo… để tránh dung nạp lượng cholesterol cao quá mức.
3. Lưu ý thêm

Người bị bệnh tim mạch vành, bữa tối nên ăn ít, tránh ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, tránh các loại thực phẩm chứa lượng cholesterol cao, đồng thời không nên uống cà phê, trà, rượu mạnh…

(0)