Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

Ngải cứu cây thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả

1. Cây ngải cứu trắng:

Ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh đau khớp được ông cha ta truyền lại từ nhiều đời nay. Ngải cứu có thể ăn được như một món ăn, loại rau có hiệu quả bất ngờ nếu thường xuyên sử dụng để chữa xương khớp.

Để chữa bệnh đau khớp bằng cây ngải cứu, người bệnh có thể dùng ngải cứu trắng trộn với muối biển, đem nướng nóng đắp lên vị trị khớp đau sẽ làm giảm đau, bớt sưng tấy khi phần xương khớp bị sưng.

2. Lá lốt chữa bệnh đau khớp khi trời lạnh:

Khi trời lạnh người bị đau khớp thường bị đau nhức và khó có thể đi lại bình thường. Để điều trị các bạn có thể lấy 10 đến 15 gam lá lốt khô hoặc 30 gam tươi đun với 2 chén nước còn nữa chén để uống. Để có hiệu quả tốt nhất, nên uống nước lá lốt này vào buổi tối, sau khi ăn và uống khi nước vẫn còn ấm.

Chữa bệnh đau khớp cây lá lốt muốn có tác dụng rõ rệt người bệnh cần sử dụng liệu trình liên tiếp khoảng 10 ngày.

Cỏ trinh nữ bài thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả cao, an toàn

3. Chữa bệnh đau khớp bằng cỏ trinh nữ (Cây thẹn, cây mắc cỡ, cây xấu hổ):

Trong dân gian cây trinh nữ là bài thuốc quý, trinh nữ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm. Công dụng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, phong thấp, nhức xương, chân tay tê bại khá tốt.

Chữa đau khớp bằng cỏ trinh nữ người bệnh cần: Lấy rễ cây thái mỏng đem tẩm với rượu trắng, sắc với 400ml nước để lấy 100ml nước rễ cỏ trinh nữ chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng các bài thuốc này liên tục trong thời gian từ 7-10 ngày.

4. Cây dây đau xương (cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng):

Cây dây đau xương có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Thường dùng chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại.

Để điều trị đau khớp bằng cây dây đau xương người bệnh dùng dây và lá sắc nước uống.

Thuốc nam điều trị đau khớp hiệu quả nếu dùng đúng cách

5. Dùng cây cỏ xước (nam ngưu tất) chữa bệnh đau khớp:

Cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Để chữa đau khớp người bệnh có thể dùng toàn thân cây rửa sạch đun nước uống hằng ngày.

6. Chữa đau nhức xương khớp bằng cam, phèn chua và hành khô:

Người bệnh chỉ cần lấy 1 quả cam cắt bỏ phần đầu, cho phèn chua và 1 củ hành khô vào phần ruột, đem nướng sau đó cắt ra và đắp vào vùng bị đau khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy tình trạng đau của mình giảm đáng kể.

7. Rượu ngâm hạt gấc chữa bệnh đau khớp:

Hạt gấc ngâm rượu là bài thuốc chữa đau khớp hiệu quả tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua. Hạt gấc ngâm rượu còn hữu hiệu với cả c trường hợp đau lưng và đau nhức xương, vết thương, vết cắn do va đập.

Để làm rượu ngâm hạt gấc người bệnh cần: 50 hạt gấc chín, rửa sạch đem nướng xém vỏ, để nguội sau đó đập bỏ phần vỏ cứng ở ngoài. Lấy phần nhân bên trong giã cho vào lọ đổ rượu trắng khoảng 45 độ, ngập xâm xấp hạt gấc, đậy kín nắp khoảng 5-7 ngày là có thể dùng được.

Rượu hạt gấc ngâm để càng lâu càng tốt, khi nào cần dùng chỉ cần lấy rượu xoa bóp phần đau 5 đến 10 phút.

(0)

Bằng phương thuốc bí truyền, ông Nguyễn Minh Chu, thôn Tiền Đình, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, 60 năm qua đã chữa trị cho rất nhiều người khỏi bệnh sỏi thận.

Ông Nguyễn Minh Chu có vẻ ngoài hiền lành, chân chất, chân đi đất, quần xắn ống cao ống thấp. Trong ngôi nhà ba gian thấp lè tè đã có những vị khách tứ phương đến xin thuốc. Chưa kịp để khách nói gì, ông cười nói: “Các chị trẻ thế này chưa mắc bệnh sỏi thận được. Các chị đến đây có việc gì? Đến hỏi thuốc cho người thân hả?”.

Ông Nguyễn Minh Chu sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em (3 trai, 2 gái). Tuy nhiên, ông lại là người duy nhất được bố truyền lại cho bài thuốc nam chữa sỏi thận gia truyền. Ông nói về bài thuốc gia truyền của gia đình với giọng đầy tự hào: “Từ đời ông nội, đời bố, rồi bây giờ tới lượt tôi là đã trải qua 3 đời làm nghề thuốc Nam, nhưng tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân, tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”.

Nơi ông Chu ở là một căn nhà ngói ba gian cũ kỹ, đồ đạc sơ sài. Tài sản trong nhà chỉ có chiếc tivi cũ là có chút giá trị. Nhưng với ông, quý giá nhất là những tấm bằng khen của Đảng, Nhà nước trao tặng, được ông treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà: Huân chương Kháng Chiến hạng Nhì, Bộ đội Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh Đoàn 559…

Trong nhiều trận đấu, ông đạt được nhiều thành tích, nhất là trong trận đánh cao điểm 62 ở Quảng Ngãi. Sau hai ngày chiến đấu giằng co ở cao điểm 62, ông đã liều mình chuyển khẩu đại liên từ cao điểm về làng Hòa Vinh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) và tiêu diệt được 47 lĩnh Mỹ. Ông vinh dự được nhận bằng khen Dũng sĩ diệt Mỹ.

Hơn 60 năm làm thuốc, chữa bệnh, ông không thể nhớ hết được có bao nhiêu bệnh nhân ở mọi miền đất nước nhờ ông chữa. Cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Có người điện thoại tới nói đang trên đường đến lấy thuốc như đã hẹn, có người ở tận Nha Trang – Khánh Hòa, thậm chí có cả bệnh nhân ở TPHCM cũng điện thoại cho ông để nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Chu còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện ra lấy thuốc. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Chu ngày càng nhiều.

Ông kể: “Tôi nhớ ngày bố tôi còn sống, khi ấy tôi mới lên mười, ông cụ đã cho đi rừng cùng. Tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa sỏi thận từ ngày đó. Lớn lên, tôi chỉ được giao làm các công việc hái lá, rửa lá và giã. Mãi tới sau này, khi sắp mất, cụ mới truyền lại nghề cho tôi. Cụ không chữa được nhiều bệnh, nhưng riêng với sỏi thận thì chưa đầu hàng trường hợp nào”, ông Chu tự hào khi nói về bài thuốc gia truyền của gia đình mình.

Trị sỏi thận bằng nắm lá tươi: Sáng uống, chiều có thể ra sỏi

Phương thuốc đặc trị bệnh sỏi thận

Theo ông Chu, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam, không giống như thuốc Bắc hay thuốc tân dược, mà phải chữa bằng cả tâm linh và cây thuốc. Qua cách lý giải của ông, chúng tôi mới hiểu tại sao các thầy lang thường thờ thần rừng, thần núi, thần cây để lấy được đúng cây thuốc chữa cho người bệnh.

Ông cho biết: “Tôi lấy lá thuốc ở núi Ao Giời, núi Hóp. Trước khi đi hái thuốc, ra khỏi cổng, nếu gặp người là tôi lại phải quay về rồi đi lại. Có cây tôi cắt ngọn, có cây cắt cả gốc. Có loại lá tôi chỉ được lấy vào lúc 5h sáng, có loại lấy vào lúc chiều tối khoảng 17h. Ông Chu cũng cho biết thêm, lấy lá thuốc cũng cần “hợp tay”, trước kia anh trai ông cũng thử theo ông lên rừng hái lá thuốc nhưng không lấy được, trong khi ông hái rất nhiều lá.

Bài thuốc chữa bệnh của ông Chu có gần 20 vị như: Cây bông lá đề, lá cau, chắt chuyền, cỏ xước, nha đam… Bí quyết trong phương pháp bốc thuốc của ông là sử dụng trực tiếp lá tươi kết hợp với vài loại lá phơi khô chứ không sao vàng hạ thổ như những thầy thuốc khác. Các loại lá thuốc đem về, ông rửa thật sạch, để ráo nước rồi đem vào giã cối.

Ông cho biết phải giã bằng tay thì lá mới tạo được bột và nhuyễn, chứ xay bằng máy thì không hiệu quả. Mỗi mẻ, ông giã tán trong khoảng 15 phút, lọc rồi pha chế với 1,5 lít nước sôi để nguội. Thuốc này uống trong ngày, thay cho nước lọc. Để dễ uống và bảo quản được lâu, người bệnh có thể cho vào tủ lạnh. Thấy chúng tôi tò mò về gần 20 vị thuốc, ông cười dí dỏm: “Tôi có nói hết 20 vị thì mọi người cũng không biết được đâu. Vả lại đây cũng là bí mật gia truyền, tôi xin phép không chia sẻ”.

Bài thuốc chữa sỏi thận của ông rất hiệu quả. Có những bệnh nhân sáng uống thuốc, chiều ra sỏi – đó là những trường hợp bị nhẹ. Có trường hợp sốt ruột muốn sỏi ra ngay, ông cho biết có thể làm được nhưng như vậy sẽ rất nguy hiểm, cần phải uống thuốc để sỏi mòn, ra từ từ. Với sỏi kích thước khoảng 1 – 2 ly, ông khẳng định chỉ uống thuốc nửa tháng là khỏi. Loại sỏi nặng 4 – 5 ly, chỉ cần uống hết 10 chai thuốc nước của ông là khỏi (mỗi chai 1,5 lít).

Tại nhà ông Chu, chị Nguyễn Thị Đào (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ: “Tôi đã uống hết 10 lít nước thuốc của thầy và khỏi bệnh. Thuốc dễ uống vì mùi thơm, mát của cây cỏ. Nay tôi lại lên đây, đặt thầy làm thuốc cho đứa em gái. Em gái tôi cũng bị sỏi thận, đi chữa ở bệnh viện mà chưa có dấu hiệu thuyên chuyển gì”.

Ông Nguyễn Văn Thành, Hội Người cao tuổi thôn Tiền Đình cho biết: “Tôi bị sỏi thận hành hạ nhưng khi uống thuốc của ông Chu, được mấy hôm bệnh tình đã chuyển biến, đi tiểu đỡ buốt, tôi đặt uống thêm mấy chai cho dứt điểm”. Ông Thành cười sảng khoái.

Không chỉ có tài chữa sỏi thận, ông Chu còn chữa được rắn cắn. Người đi rừng, nếu bị rắn cắn, lấy lá bòn bọt chữa là hết độc. Trước hết băng chặt phần trên vết thương lại cho máu độc không lan rộng, sau đó đem thái hoặc giã lá bòn bọt, lọc lấy nước, cậy mồm bệnh nhân, đổ từ từ nước xuống cổ. “Đặc biệt, có cách chữa mẹo mà bố ông truyền lại, lấy vài sợi tóc, vò rối lại và đánh trực tiếp vào vết thương bị rắn cắn. Cách này có tác dụng loại bỏ nọc độc của rắn”, ông Chu cho hay.

(0)

Rất nhiều người đã từng nghe nói đến bệnh sỏi thận trước đây, nhưng kiến thức và chi tiết về bệnh sỏi thận thì không phải ai cũng nắm rõ.


Sỏi thận là những hạt khoáng cứng nhỏ được tạo thành và tích tụ trong thận. Điều quan trọng hơn nữa là một số người rất dễ dàng mắc phải căn bệnh này, theo BS tiết niệu Brian Norouzi tại Bệnh viện St. Joseph Hospital (Orange, California, Mỹ).

Giáo sư Ralph V. Clayman (Khoa Tiết Niệu, Đại học California, Irvine, Mỹ) cho biết rằng mặc dù sỏi thận xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, nhưng ai cũng có thể mắc phải căn bệnh trên.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ vì sao sỏi thận phát triển ở nam giới nhiều hơn, nhưng sỏi được cho là có liên quan đến chế độ ăn nhiều muối và uống ít nước.

Có nhiều cách để bác sĩ có thể điều trị sỏi thận, phụ thuộc vào kích thước và vị trí viên sỏi, theo BS David Kaufman, Giám đốc Central Park Urology, Maiden Lane Medical, New York (Mỹ). Hầu hết các viên sỏi nhỏ có thể được loại ra ngoài khi tiểu tiện.

Nhưng một số viên lớn hơn cần phải được phá vỡ nhỏ ra ra bằng thiết bị y tế.

Ở nữ giới, triệu chứng của sỏi thận có thể bị nhầm lẫn với nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm ruột thừa. Do đó, người bệnh nên chú ý đến các triệu chứng chính của bệnh sỏi thận.

1. Đau lưng, bụng hoặc đau một bên

Các triệu chứng của sỏi thận xảy ra khi niệu quản (một ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) bị chặn bởi các hạt sỏi, theo Giáo sư Clayman.

Bạn sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến bạn không thể ngồi được thì bạn hay nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.
2. Đau rát khi tiểu tiện

Đau rát khi tiểu tiện xảy ra khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang, theo BS Norouzi.

Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và gây nên đau rát. Viêm nhiễm có thể xảy ra và càng khiến bạn đau rát khi tiểu tiện.

3. Tiểu ra máu

BS Norouzi giải thích rằng giống như khoang miệng, lớp màng phía trong thận và bàng quang rất nhạy cảm.

Do đó, nếu sỏi thận gây trầy xước mô, máu có thể trộn lẫn với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
4. Thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt

BS Kaufman cho biết rằng khi bạn thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt, có khả năng sỏi thận đang đi qua niệu quản. Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và khiến bạn có cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn.

Nếu viên sỏi thận to, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu gặp những trường hợp trên, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

5. Buồn nôn và ói mửa

Buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị tắc nghẽn. Nghĩa ra niệu quản bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ và ngăn không cho nước tiểu di chuyển đến bàng quang, theo GS Clayman.

Những dây thần kinh trong ruột và thận có liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm bạn buồn nôn và ói mửa.
6. Nước tiểu nặng mùi

Bệnh nhân mổ sỏi thận 6 lần vẫn tái phát, bác sĩ “hoảng” tìm ra bệnh hiếm
Ăn mặn dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ: Những dấu hiệu cảnh báo bạn nên ăn ít muối
Những thói quen nhỏ có thể gây sỏi thận, suy thận: Hãy xem bạn mắc bao nhiêu lỗi?
BS Kaufman cho biết rằng sỏi thận có thể khiến nước tiểu trở nên nặng mùi hơn. Sỏi thận là sản phẩm phụ của quá trình tích tụ các hóa chất trong nước tiểu.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng khi nước tiểu nặng mùi đi kèm với các triệu chứng khác của sỏi thận thì nên khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

7. Sốt và cảm giác ớn lạnh

Hiển nhiên, nếu chỉ có triệu chứng sốt và ớn lạnh thì không phải là dấu hiệu của sỏi thận. Nhưng nếu các bệnh này đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ giới, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển.

Nếu gặp trường hợp trên thì bạn nên khám bác sĩ ngay để được loại bỏ sỏi thận và uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

(0)