Việc dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một trong những cách giúp người bệnh mau chóng tiêu trừ đi những cơn đau do bệnh gây ra. Những cây thuốc dễ tìm, được ứng dụng rộng rãi và không gay ra tác dụng phụ chính là lý do mà bạn nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

1: Cây cỏ trinh nữ
Cây cỏ trinh nữ là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được ứng dụng rộng rãi. Theo Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi sơ, hơi có tính hàn, giúp trấn tĩnh, an thần, chống viêm, hạ áp, tiêu ích, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau. Do đó cây trinh nữ được sử dụng nhiều trong việc chữa bệnh mất ngủ và đau nhức xương khớp.

Cách dùng cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp như sau:

Đào rễ cây trinh nữ về rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô. Mỗi ngày dùng 120g rễ trinh nữ phơi khô rang lên. Sau đó tẩm rượu 35-30 độ rồi tiếp tục rang khô. Thêm vào 600ml nước, sắc còn 200-300ml nước thuốc. Bắc xuống, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc này sẽ đem lại hiệu quả tương đối nhanh, khoảng từ 4-5 ngày.
Cây cỏ trinh nữ cho kết quả nhanh chóng, khoảng 4 – 5 ngày dùng

2: Lá lốt
Một bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp khác mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm đó là lá cây lá lốt. Trong Đông y, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, có tác dụng ôn trung (ấm bụng ), tán hàn ( trừ lạnh), hạ khí và chỉ thống ( giảm đau). Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Do đó thường được dùng để chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp khi trở trời và mụn nhọt lâu liền miệng, hoặc ra nhiều mồ hôi tay chân.

Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp đơn giản:

Lấy 15-30g lá lốt đem phơi khô bạn sẽ được khoảng 5-10g lá khô, đổ vào nồi với 2 chén nước, sắc sao cho thuốc chỉ còn 1/2 chén. Để ấm rồi uống. Nên uống sau khi ăn tối. Uống liên tục khoảng 10 ngày

Cách khác là bạn dùng lá lốt và rễ các cây: Bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g tươi, thái mỏng. Sau đó sao lên cho vàng, sắc với 600ml nước. Để cạn còn 200ml nước rồi chia ra uống 3 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.
Dùng lá lốt liên tục trong 7 ngày sẽ làm giảm hiệu quả những cơn đau

3: Gừng
Củ gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt. Do đó nó có thể giảm đau nhức xương khớp cho người bệnh.

Cách thực hiện:

Lấy vài củ gừng, nấu nước đun sôi, để lửa nhỏ liu riu khoảng 5 phút rồi bắc xuống, chờ nước ấm vừa phải, cho chút muối hạt vào rồi ngâm chân khoảng từ 15-30 phút.

Đối với những vị trí khác, người bệnh có thể lấy khăn bông tẩm nước thuốc khi còn nóng rồi chườm lên khu vực đau 10-15 phút, khăn nguội lại tiếp tục nhúng vào nước nóng.

Nước gừng và muối ấm sẽ giúp bệnh nhân thư giãn, làm dịu các cơn đau nhanh chóng, Ngâm chân bằng loại nước này mỗi tối còn có lợi ích ngăn ngừa các loại bệnh khác cho cơ thể.
Gừng vừa giúp giảm đau, vừa giúp ngăn ngừa bệnh cho cơ thể

Những vị thuốc trên đều có chung lợi ích là giảm đau nhanh chóng, nguyên liệu dễ tìm hoặc có sẵn. Tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên muốn chữa khỏi bệnh thì rất khó, cần kiên trì thực hiện mỗi ngày với các bài thuốc đắp và kết hợp với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị đau nhức xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau nhức xương khớp
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì chúng có khả năng ức chế và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Các loại trái cây tươi ( cam, chanh, bưởi, dâu tây…), rau xanh ( súp lơ xanh, cải xanh…) rất dồi dào loại vitamin này.

Các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế giúp làm nóng cơ thể và bảo vệ khớp khỏi các phản ứng có hại.
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, đậu nành giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và rất dồi dào canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa đau nhức xương khớp.

Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như: thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, phủ tạng động vật.

Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, các sản phẩm từ bơ sữa. Các loại thực phẩm này khiến phản ứng viêm tăng mạnh gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội.

Không ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), canh cua và thịt chó.

Chế độ luyện tập tốt cho người bị đau nhức xương khớp
Luyện tập thể dục giúp bệnh nhân đau khớp ít phụ thuộc vào khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bài tập nhằm làm giảm các cơn đau, hạn chế các biến chứng khớp hiệu quả mà Hiệp hội Chỉnh hình y học Thể thao Hoa Kỳ giới thiệu. Người bị đau nhức xương khớp có thể áp dụng.

Khởi động trước khi tập

Bệnh nhân bị đau khớp, trước khi tập cần tập thể dục nhẹ nhàng như sau: lần lượt gập đầu sang trái, phải, ra trước, ra sau; lặp lại 4 lần. Xoay cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, mỗi động tác 5 lần. Xoay cổ chân, đầu gối mỗi động tác 5 lần. Vặn mình sang mỗi bên 3 lần. Đi bộ tại chỗ hoặc bước đi khoảng 2-3 phút. Nếu trong lúc tập thấy khó thở, chóng mặt, mệt hay đau thắt ngực thì ngừng bài tập ngay.

Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực, trong khi đầu vẫn giữ áp sát vào mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng, đổi bên.

Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

– Luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo cho đủ ấm, uống và tắm nước ấm để cơ thể không bị lạnh.

– Làm nóng tại vùng khớp bị đau bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió để các mạch máu giãn nở giúp cho việc lưu thông máu đến nuôi khớp dễ dàng hơn.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

– Uống nhiều nước: nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Do đó, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.

(0)

Thở khò khè
Khò khè, ho kéo dài là một triệu chứng thường gặp của các bệnh như cảm cúm, hen suyễn, các chứng bệnh về phổi… Thế nhưng, đôi khi nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.

Do các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức có thể gây ra tình trạng khó thở và ho. Vậy nên, khi gặp phải hiện tượng thở khò khè kéo dài thường xuyên thì bạn nên chủ động đi kiểm tra và xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh.
Sốt nhẹ, nhức đầu
Thông thường, các bệnh ung thư dễ dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ kèm theo tình trạng nhức đầu. Do lượng bạch cầu trong cơ thể tăng lên nhưng sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào, từ đó làm cho hệ miễn dịch dần suy yếu, nhạy cảm và dễ ốm vặt.
Xuất hiện đốm đỏ trên da
Nếu bỗng dưng thấy làn da xuất hiện những đốm đỏ, hoặc tím bầm trên cơ thể thì bạn nên chú ý vì nhiều khả năng là do cơ thể giảm tiểu cầu.

Trong đó, tiểu cầu là một tế bào máu có thể ngăn chặn tình trạng chảy máu, giúp máu đông. Thế nên, khi tiểu cầu giảm thì nó sẽ gây ra các dấu hiệu đổi màu trên da.
Đau xương khớp
Nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ung thư máu đều có sự xuất hiện của hiện tượng đau xương khớp, nhất là vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ.

Nguyên nhân là do tủy xương gặp vấn đề nên gây gián đoạn trong quá trình sản xuất các tế bào máu, nguy hiểm hơn còn dẫn đến tình trạng gãy xương.
Chảy máu cam
Hệ miễn dịch làm việc kém cũng có thể gây ra viêm nhiễm và những hạch bạch huyết trong cơ thể. Đặc biệt, chảy máu cam chính là một hiện tượng cảnh báo điều này nhưng nhiều người lại ít để tâm đến.

Do những cơn chảy máu cam thường đến bất chợt và có thể khắc phục ngay lúc đó, tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài và lượng máu chảy nhiều bất thường thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Dễ bị bầm tím
Cơ thể thường xuyên bị bầm tím mà không phải do bất cứ va chạm xung quanh nào thì hãy coi chừng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu.

Khi các tế bào bạch cầu thay đổi thì lượng tiểu cầu trong cơ thể cũng bị ứ đọng lại, gây ra hiện tượng bầm tím bất thường. Thế nên, nếu gặp phải dấu hiệu này thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

(0)

Dùng thìa nạo quả bơ, dùng giấy báo để kích chín hay chỉ ăn bơ vào mùa hè… đều là những “sai lầm kinh điển” của nhiều người làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng của loại quả này.
Cứ mỗi dịp tháng 4, tháng 5 là những trái bơ chín thơm ngon bắt đầu được bày bán ở khắp các sạp hoa quả. Hương vị béo ngậy thơm ngon của thứ quả này từng biến nó trở thành loại trái cây yêu thích của rất nhiều người.

Thế nhưng, kỳ thực vẫn có không ít người mang trong mình những lầm tưởng về loại quả ấy, thậm chí còn bảo quản và thưởng thức sai cách, từ đó khiến bơ giảm đi giá trị dinh dưỡng rất nhiều.

Để giúp bạn không bỏ lỡ “mỏ vàng” về sức khỏe này, hãy cùng chúng tôi làm rõ những sai lầm kinh điển của mọi người về quả bơ qua bài viết này nhé!

Sai lầm thứ nhất: Dùng thìa để ăn bơ

Dùng thìa để nạo phần thịt quả là cách ăn bơ thường thấy của nhiều người. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, sử dụng thìa sẽ rất khó để lấy hết phần thịt quả, đặc biệt là với những quả bơ chín.

Do đó, cách thưởng thức bơ trọn vẹn nhất là tiến hành tuần tự như sau: Bổ đôi quả bơ rồi dùng dao gõ nhẹ vào hột, sau đó dùng lưỡi dao xiên vào hột rồi lắc nhẹ để hột rơi ra ngoài, cuối cùng lột lớp vỏ quả.

Cách làm này sẽ giúp bạn không lãng phí phần thịt quả và thưởng thức trái bơ một cách trọn vẹn nhất!

Sai lầm thứ hai: Bọc giấy báo để bơ nhanh chín

Dùng giấy báo bọc lại để kích hoa quả nhanh chín là mẹo vặt thường được nhiều bà nội trợ áp dụng. Tuy nhiên, cách làm này khó rất khó đảm bảo vệ sinh.

Thay vào đó, đối với trái bơ, bạn chỉ cần bỏ ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 đến 2 ngày là quả sẽ chín một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Sai lầm thứ ba: Quả bơ chỉ vào mùa hè mới tươi ngon

Tuy bơ là loại quả thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ có quả bơ vào những mùa nóng mới tươi ngon nhất.

Trên thực tế, quả bơ có thể được trồng và thu hoạch quanh năm. Vì vậy bạn không nhất thiết phải chờ tới mùa hè mới có thể thưởng thức loại quả này.

Sai lầm thứ tư: Ăn bơ có thể gây béo phì

Vì bơ sở hữu vị béo ngậy và cái tên có phần “đặc trưng”, nên suy nghĩ ăn nhiều bơ sẽ béo đã trở thành “sai lầm kinh điển” của nhiều người khi nói về loại quả này.

Kỳ thực, mỗi 100g bơ lại chỉ chứa 160 calo. Mặc dù lượng calo của loại quả này có phần nhỉnh hơn một chút so với các giống trái cây khác, nhưng bù lại trái bơ lại chứa nhiều chất béo có ích và mang lại cảm giác tiêu cực, một trong số đó chính là acid oleic.

Chính vì vậy, ăn bơ không những không gây béo phì mà còn giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn, đồng thời khiến chế độ dinh dưỡng càng thêm cân bằng, lành mạnh.

Quả bơ – “mỏ vàng” cho sức khỏe con người
Quả bơ không những không gây béo phì mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

quả bơ là “mỏ vàng” cho cơ thể con người hoàn toàn không phải là cách nói phóng đại. Bởi lợi ích của loại quả ấy từ lâu đã được khoa học chứng minh và nhận được sự đánh giá cao của giới y học.

Ăn quả bơ như thế nào để không gây hại sức khỏe
Tăng cường hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng: Sở hữu hàm lượng cao các chất béo lành mạnh, thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường hấp thu các chất vitamin như vitamin A, D, E, K…

Phòng ngừa ung thư: Các chất có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm trong quả bơ có công dụng phát hiện và tiêu diệt các tế bào gây ung thư, từ đó phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư miệng, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt…

Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Hàm lượng cao các acid béo có lợi cùng omega-3, phytosterol, carotenoid… khiến quả bơ có công dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, đặc biệt là đối với các chứng viêm về xương khớp.

Tốt cho mắt: Thêm bơ vào thực đơn ăn hàng hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt một cách hoàn hảo, bởi cứ 28,3g bơ lại có tới 81mg lutein cùng nhiều dưỡng chất tốt cho mắt khác.

Bảo vệ hệ tim mạch: Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người thường xuyên ăn bơ có nguy cơ mắc các bệnh về tim ít hơn nhiều so với người không ăn. Quả bơ cũng có công dụng làm giảm chứng xơ vữa động mạch và bảo vệ hệ tim mạch một cách hiệu quả.

(0)

Bệnh có chiều hướng gia tăng nhanh

Phác đồ điều trị do Giáo sư Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành đã đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho từng giai đoạn bệnh, các phương pháp điều trị từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… cho từng giải phẫu bệnh.

Báo động: 94.000 người Việt tử vong vì ung thư mỗi năm
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê năm 2012 của GLOBOCAN, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ mắc với 10 % trong tổng số các bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong thuộc hàng thứ 4 với 8,5 % bệnh nhân tử vong do ung thư.

Ung thư trực tràng đại tràng ở Mỹ đứng hàng thứ tư về tỷ lệ mắc và thứ 2 về tỷ lệ tử vong.

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp có xu hướng gia tăng trong đó tỷ lệ chuẩn theo tuổi là 10,1/100 nghìn dân đứng hàng thứ sáu trong các bệnh ung thư của cả hai giới. Theo ghi nhận, tỷ lệ mắc ung thư tại Hà Nội chuẩn theo tuổi là 7,5/100 nghìn dân.

Trong phác đồ của Bộ Y tế cũng nêu rõ 3 nguyên nhân và yếu tố gây ung thư đại trực tràng:

– Yếu tố dinh dưỡng: Bệnh liên quan chặt chẽ với các chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vi ta min A, B, C, E và thiếu canxi. Thực phẩm chứa các benzopyren, nitrosamine có khả năng gây ưng thư.
Nitrosamine trong dưa, cà muối khú hỏng.

Theo các nghiên cứu Nitrosamin và các hợp chất N-nitroso khác là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng.

Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng…

– Yếu tố thứ hai: Các tổn thương tiền ung thư như viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, polyp đại trực tràng.

– Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh ung thư đại trực tràng với gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền, hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp đó là hội chứng Lynch, bệnh da polyp trực tràng yếu tố gia đình FAP, hội chứng peutz-jeghers, hội chứng Gardner.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Đi ngoài ra nhầy máu là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh ung thư đại trực tràng. Đau bụng u đại tràng phải đau kiểu Koernig, u đại tràng trái đau kiểu tắc ruột, u đại tràng sigma đau hạ vị kiểu kèm đi ngoài nhiều lần.

Biến chứng của u đại tràng như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc. Một số triệu chứng do di căn xa tự sờ thấy hạch thượng đòn, chướng bụng.

Triệu chứng thực thể: Khám bụng có thể sờ thấy u qua thành bụng hoặc qua thăm khám trực tràng nếu u ở trực tràng, ống hậu môn, bệnh nhân có thể tự sờ thấy u.

U đại trực tràng gây tắc ruột

Thăm trực tràng: Có thể phát hiện khối u ở trực tràng thấp và trực tràng giữa.

Khám toàn thân để phát hiện di căn gan, hạch ngoại vi, dịch cổ trướng, di căn buồng trứng ở phụ nữ, đánh giá mức độ tiến triển bệnh.

Triệu chứng toàn thân: Hạch thượng đòn, thiếu máu, gầy sút, người bệnh có thể gầy sút 5 – 10 kg trong vòng 2-4 tháng. Suy nhược bệnh tiến triển lâu làm suy mòn.

Tiên lượng ung thư đại trực tràng tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 năm từ 40 – 60%. So với các ung thư đường tiêu hóa khác thì ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt hơn.

Ngoài ra, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm giai đoạn 1 là trên 90 %, giai đoạn 2 là hơn 60 %, giai đoạn 3 hơn 30 % giai đoạn 4 tỷ lệ sống trên 5 năm dưới 5 %. Một số yếu tố khác cũng quyết định tiên lượng bệnh đó là thể giải phẫu bệnh, độ mô học.

(0)

Bệnh ung thư càng ngày càng trở nên đáng sợ. Những thông tin quan trọng về tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn, góp phần đẩy lùi ung thư.

Những số liệu về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc rất đáng tham khảo

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Còn ở Trung Quốc, theo số liệu năm 2015 của Trung tâm Ung thư Quốc gia TQ, số trường hợp mắc ung thư mới là 4,292 triệu ca và 2,841 triệu trường hợp tử vong, tương ứng với trung bình 12.000 ca mắc ung thư mới và 7.700 ca tử vong do ung thư mỗi ngày.

Theo số liệu trên, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

Ngày Ung thư Thế giới (4/4) năm nay có chủ đề là “Chúng ta có thể chiến thắng ung thư”. Theo số liệu thông kê được công bố, có tới hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới mỗi năm trên thế giới, và con số này ở Trung Quốc là 4,29 triệu trường hợp.
Theo thống kê của Trung tâm Ung thư Quốc gia (TQ), ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở Trung Quốc. Trong đó, tỷ lệ tử vong đã tăng 465% trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Bộ khoa học phòng chống ung thư Trung Quốc kiêm Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh Chi Tu Ích cho biết, ngoài yếu tố lão hóa theo thời gian, thì những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ mắc ung thư bao gồm môi trường, nghề nghiệp, lối sống và thói quen không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.

Trong những năm gần đây, ung thư tuyến giáp đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư thực quản đã giảm.

Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở khu vực thành thị cao gấp đôi so với các thành phố nhỏ, và tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở thành phố lớn cũng cao gấp 4 lần so với các thành phố nhỏ.

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các thành phố lớn là cao, cao hơn ở các thành phố nhỏ và nông thôn (xét ở góc độ vùng miền, địa lý), nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn gần 20% so với các thành phố nhỏ.

Nhóm người sau 40 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đã tăng lên rất nhanh chóng, cho đến tuổi 85, một người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao tới 36%.

Chỉ có 10 – 30% các bệnh ung thư có thể là do đột biến di truyền, và gần 90% các bệnh ung thư có thể đều xuất phát từ các yếu tố liên quan đến thói quen, lối sống và môi trường. Các chuyên gia tin rằng, với việc áp dụng các lối sống lành mạnh, ít nhất 1/3 bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa.

Ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư cổ tử cung có thể giảm 29% bằng cách tiêm chủng ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng mãn tính.

Theo chuyên gia Chu Quân, Bệnh viện ung thư Đại học Bắc Kinh (TQ), giả sử loại ung thư hạch niêm mạc dạ dày xuất phát từ một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori, làm thế nào để chúng ta ngăn chặn nó? Nếu bạn bị nhiễm Helicobacter pylori, chúng ta có thể loại bỏ nó bằng thuốc kháng sinh, và nguy cơ mắc ung thư hạch sẽ giảm nhiều sau đó.
Can thiệp sớm thì 60% ung thư có thể ngăn ngừa và chữa trị

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng 60% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và chữa khỏi thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, chẩn đoán sớm và điều trị sớm.

Tỷ lệ ung thư của Trung Quốc so với trên thế giới là ở mức độ trung bình, nhưng tỉ lệ sống 5 năm so với một số nước phát triển vẫn có những khoảng cách đáng kể, ví dụ, ở Mỹ có tỉ lệ sống sót sau ung thư vú là hơn 90%, trong khi Trung Quốc chỉ là 57,7%.

Phó tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu thời cơ vàng trong điều trị ung thư TQ – Đổng Chí Vĩ cho biết, lưu ý trên đây có sự liên quan đến quá trình hình thành ung thư, nhưng quan trọng hơn nữa, chúng ta thường phát hiện bệnh quá muộn.

Các bác sĩ ở Trung Quốc thường phải bỏ rất nhiều công sức, kiến thức và tâm trí vào việc điều trị các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, trong khi lẽ ra, nếu bệnh nhân khám sớm và điều trị sớm mới là việc quan trọng hơn.

Hầu hết các bệnh ung thư có thể được thực hiện chẩn đoán và điều trị sớm, chẳng hạn như ung thư phổi… Mặc dù không có triệu chứng sớm cụ thể, nhưng việc kiểm tra ngực bằng hình ảnh X-quang hoặc CT, phát hiện sớm có một ý nghĩa tích cực.

Nhóm người hơn 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá và nhóm có lịch sử gia đình bị ung thư phổi thì nên sớm tiến hành sàng lọc ung thư phổi.

Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa sớm. Sau khi phụ nữ kết hôn được hai năm, tốt nhất là nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia cho rằng sau 50 tuổi, những người bị polyp đại trực tràng, tiền sử tiêu chảy, táo bón và máu trong phân, và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng cần được kiểm tra nội soi đại tràng thường xuyên.

Theo chuyên gia Vương Quý Tề, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung bướu, Học viện khoa học Y học Trung Quốc cho biết, có khoảng 1/3 số bệnh ung thư thông qua sàng lọc có thể phát hiện và điều trị hiệu quả, đạt được tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Trong đó bao gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Ung thư vú đứng đầu trong tỷ lệ mắc bệnh ác tính ở nữ giới

Ung thư vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ Trung Quốc, có khoảng 270.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, so với các khối u ác tính khác, điều trị ung thư vú sẽ tốt hơn, và nó không dễ dàng để bị tái phát trở lại. Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu chúng ta có thể đạt được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, tỷ lệ chữa bệnh ung thư vú có thể đạt hơn 90%.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú hiện tại của Trung Quốc là 40-50/100.000, tăng gấp ba lần so với 20 năm trước, tỷ lệ người mắc bệnh ở thành phố cao gấp đôi so với ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và thành phố khác, tỷ lệ tỷ lệ gần với mức ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ.

Độ tuổi cao điểm mắc ung thư vú ở Trung Quốc là từ 45 – 55 tuổi, sớm hơn so với người phương Tây khoảng 10 năm. Thời gian thăm khám sàng lọc của bệnh nhân muộn, lấy Bắc Kinh làm ví dụ, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú trong giai đoạn tham vấn điều trị lần đầu tiên chỉ đạt 32%.

Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc ung thư vú cao liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền, béo phì và lạm dụng hormone nữ.

Giáo sư Hoàng Hán Nguyên, Khoa ngoại, Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh (TQ) cho biết, nguyên nhân đầu tiên của ung thư vú có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, đặc biệt, kể cả mẹ đẻ, chị em gái, dì hoặc cô bị ung thư cũng có thể liên quan đến bản thân người mắc bệnh.

Yếu tố thứ 2 liên quan nhiều đến việc sinh đẻ. Những phụ nữ không sinh con, sinh con muộn hoặc không cho con bú đều là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú với tỉ lệ cao hơn bình thường.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bệnh ung thư vú Đông Tây y kết hợp, chuyên gia Đỗ Ngọc Đường, phụ nữ nên cố gắng cho con bú, tối thiểu phải được 6 tháng, thông thường yêu cầu ở mức 8 tháng, tốt nhất là trên 1 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh viêm vú, mầm ung thư vú sẽ thấp hơn, từ đó có thể xem là một biện pháp phòng ngừa ung thư vú.

Các chuyên gia nhắc nhở rằng, phụ nữ trên 35 tuổi lần đầu sinh con nếu đã thực hiện các liệu pháp xạ trị hoặc những người sử hormone làm rụng trứng thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ trẻ nên khám siêu âm vú thường xuyên mỗi năm. Phụ nữ hơn 40 tuổi nên sàng lọc tốt nhất thông qua chụp nhũ ảnh để chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
Tiêm chủng có thể ngăn chặn khoảng 70% ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú, Trung Quốc có khoảng 100.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Hiện nay, vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã được sử dụng tại các cơ sở y tế, nếu chủng ngừa có thể ngăn ngừa 70% ung thư cổ tử cung.

Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị, nên tiêm chủng phòng ngừa vi khuẩn HPV trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Khi tiêm thuốc này có thể có những phản ứng phụ như sưng nóng đỏ đâu hoặc phát sốt, đau đầu, buồn nôn, nhưng đây đều là những phản ứng thông thường của cơ thể, không có nghĩa là chúng thiếu an toàn cho sức khỏe.

(0)

Tại hội thảo Diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương do Bệnh viện K tổ chức ngày 20/4 tại Hà Nội, GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết: Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78.

Theo số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
Còn theo số liệu mới nhất trên trang http://Globalcancermap.com/, tỷ lệ trường hợp mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138.7/100.000 người. Theo đó, Việt Nam đứng ở 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc.

Các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư tương tự như Việt Nam bao gồm Indonesia, Thái Lan, Cambodia, Myanma,

Các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn Việt Nam bao gồm Ấn Độ, Brazil, Ai Cập…

Các nước cùng khu vực có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada, Úc.

Ung thư – một trong những nguyên nhân gây tử vong cao do bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tậm đặc biệt của toàn xã hội.

5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam

PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư Việt Nam cho biết, xu hướng các bệnh ung thư đều gia tăng nhanh chóng từ năm 2000 trở lại đây. Trong đó, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm:

1. Ung thư phổi

Đứng đầu danh sách những những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam đó chính là bệnh ung thư phổi, đặc biệt là ở nam giới.

Cụ thể, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới năm 2000 chỉ là 6.905 ca với 29,3 người/100 nghìn dân, thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 14.652 ca và tỷ lệ mắc là 35,1 ca/100 nghìn dân. Theo ước tính, đến năm 2020 tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư phổi ở nước ta sẽ là 22.938 ca.

Mặc dù ung thư phổi được xác định 90% là do khói thuốc, tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ không hút thuốc nhưng vẫn có nguy cơ bị bệnh. Lí giải về điều này, các bác sĩ cho biết, tình trạng hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị ung thư phổi.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu và Phòng chống ung thư, số ca mắc ung thư phổi ở nữ giới năm 2000 chỉ khoảng 2.001 ca, tỷ lệ mắc là 6,5 người/100 nghìn dân thì sau 10 năm, con số này đã lên tới 5.709 ca và tỷ lệ mắc là 13,9/100 nghìn người dân. Ước tính đến năm 2020 số ca mắc ung thư phổi ở nữ giới sẽ là 11.656 ca.

2. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi và thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Theo số liệu thống kê, năm 2000 số ca bị ung thư dạ dày tại nước ta là 5.711, sau đó tăng gấp đôi là 10.394 ca vào năm 2010. Và ước tính đến năm 2020 số bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ là 11.502 ca.

So sánh cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nữ thấp hơn ở nam giới nhưng nhìn chung cũng gia tăng nhanh.

3. Ung thư gan

Đứng thứ 3 trong danh sách những bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là bệnh ung thư gan ở nam giới với số ca mắc là 5.787 ca. Năm 2010 số ca mắc bệnh ung thư gan ở cả nam giới và phụ nữ là 9.372 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 23,6 người. Ước tính năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên tới 11.030 ca mắc.

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ ung thư gan ở nam giới luôn cao hơn phụ nữ là vì ngoài nguyên nhân mắc viêm gan vi rút thì đàn ông thường có thói quen uống rượu, hút thuốc lá… Và đây chính là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh.

4. Ung thư trực tràng

Thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 20 năm, tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã tăng gấp 5 lần. Cụ thể, ở nam giới số ca mắc năm 2000 là 2.878 ca, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng gần gấp 3 là 7.568 ca, tỷ lệ người mắc trên 100 nghìn dân là 19 người và đến năm 2020 dự báo sẽ là 13.269 nam giới bị ung thư trực tràng.

Ở nữ giới, số lượng bệnh nhân bị ung thư trực tràng cũng tăng chóng mặt, năm 2000 là 2.566 ca, đến năm 2010 số ca ghi nhận đã lên 6.110 ca, số người mắc trên 100 nghìn dân là 14,7 người. Ước tính, đến năm 2020 số ca mắc bệnh này sẽ tăng lên 11.124 ca.

5. Ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh đứng đầu về các bệnh ung thư ở nữ giới. Năm 2000 số ca mắc ung thư vú ở Việt Nam chỉ có 5.536 ca. 10 năm sau, tức năm 2010 thống kê số bệnh nhân đã tăng hơn gấp đôi lên 12.533 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 29,9 người. Với mức độ tăng như hiện nay, ước tính đến năm 2020 số ca mắc ung thư vú sẽ lên tới 22.612 ca.

(0)

Ung thư là bệnh nan y, khoa học công nghệ phát triển nhưng thế giới vẫn chưa tìm ra một phác đồ điều trị hiệu quả hay một loại thuốc đặc điều trị nào cho căn bệnh này. Khi bị ung thư có nghĩa bệnh nhân đã đối diện với án tử hình.

Tây y dường như bó tay với bệnh, hầu hết bệnh nhân Ung thư khi đã chuyển sang giai đoạn cuối, khối u đã di căn thì đều bị bệnh viện trả về, khiến bệnh nhân và người thân vô cùng tuyệt vọng.

Song không phải khi Tây y bó tay là bệnh nhân Ung thư hết cách điều trị. Y học cổ truyền có ghi nhận một số bài thuốc vị thuốc hiệu quả rất tốt với bệnh nhân mắc Ung thư, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả một số cây thuốc vị thuốc có hiệu quả cao và được nhiều bệnh nhân Ung thư giai đoạn cuối sử dụng:

Các cây thuốc vị thuốc có hiệu quả cao với bệnh nhân Ung thư giai đoạn cuối

1. Cây bán chi liên
Cây bán chi liên hay cỏ đa niên, hoàng cầm râu một vị thuốc nam mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Cây là một vị thuốc được dùng nhiều trong Y học cổ truyền làm thuốc xổ tiêu và tẩy độc. Chính tác dụng xổ tiêu và tẩy độc của cây bán chi liên mà ngày nay cây được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị Ung thư, giúp tiêu xổ U bướu. Bán chi liên thường được dùng kết hợp với cây Bạch hoa xà thiệt thảo và cây xạ đen (những vị thuốc có tác dụng tiêu khối u) mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

2. Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây bạch hoa xà thiệt thảo, một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở hầu hết các vùng miền trên cả nước, cây mọc nhiều ở những nơi có độ ẩm cao như: Chân tường, ven hàng dào và ngoài bờ ruộng.

Là vị thuốc có tác dụng lợi niệu, tiêu Ung thũng u bướu, giải độc cơ thể. Do vậy dân gian thường dùng cây Bạch hoa xà thiệt thảo kết hợp với bán chi liên và cây xạ đen (một vị thuốc có tác dụng xổ tiêu chất độc) để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ba vị thuốc bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo và cây xạ đen tỏ ra vô cùng hiệu quả khi kết hợp với nhau. Y học cổ truyền Trung Quốc liệt kê các vị thuốc này là những vị thuốc đầu bảng trong bài thuốc nam hỗ trợ điều trị Ung thư nổi tiếng ở Trung Quốc.

3. Cây xạ đen
Xạ đen là cây thuốc nam được sử dụng trong phạm vi nhân dân, y học cổ truyền có ít thông tin về cây xạ đen nhưng nó lại là một vị thuốc được lưu truyền và sử dụng trong đồng bào người Mường Hòa Bình từ hàng trăm năm trước và còn có tên là cây ung thư.

Một số bệnh nhân Ung thư có sự chuyển biến rõ rệt sau khi sử dụng bài thuốc Cây xạ đen từ một bà mế người Mường. Thông in ấy đã thu hút nhiều nhà khoa học. Năm 2002, sau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng về cây thuốc này Giáo sư Lê Thế Trung – nguyên Giám đốc Học viên quân y đã được nhà nước công nhận công trình nghiên cứu về “Cây xạ đen và hiệu quả điều trị bệnh Ung thư”, công trình nghiên cứu của Giáo sư Trung từ đó đến nay đã mở ra những niềm hy vọng mới cho bệnh nhân Ung thư.

Hiệu quả điều trị của các vị thuốc trên thế nào ?
Được mệnh danh là những cây thuốc cứu đời cứu người, 3 cây thuốc trên đã giúp rất nhiều bệnh nhân Ung thư kéo dài thời gian sống, đặc biệt có những bệnh nhân thoát khỏi được căn bệnh quoái ác, sau đây là dẫn chứng cụ thể:

Dẫn chứng 1: Cách đây không lâu ông Nguyễn Xuân Hảo (SN 1957, thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) đã thoát khỏi căn bệnh ung thư vòm họng hành hạ trong 4 năm trời nhờ sử dụng bài thuốc gồm 2 vị bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo.

Ông đã có thời gian tuyệt vọng, một hôm có người bạn mách dùng 2 cây thuốc này sắc uống, ông đã mua về uống liên tục trong 2 tháng thì thấy sức khoẻ khá lên nhiều. Vậy là suốt thời gian 4 năm từ khi bị bệnh viện trả về năm 2011 đến nay ông vẫn mạnh khoẻ, đi bệnh viện kiểm tra thì thấy khối u không có dấu hiệu phát triển thêm. Chứng tỏ bài thuốc trên đã có hiệu quả và không phải cứ bị bệnh viện trả về là người bệnh hết cách điều trị.

Dẫn chứng 2: Ông Phạm Văn Bài – ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương bị mắc ung thư phổi giai đoạn cuối bị bệnh viện trả về, sau khi sử dụng bài thuốc nam gồm: Cây xạ đen, cây bán chi liên và cây Bạch hoa xà thiệt thảo (với đầu vị là cây xạ đen). Sau 2 tháng dùng thuốc liên tục ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn, ông đi kiểm tra tại bệnh viện K thấy kích thước khối U giảm so với thời điểm chưa dùng bài thuốc cây xạ đen.

Đây chỉ là 2 dẫn chứng nhỏ về việc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã điều trị hiệu quả nhờ áp dụng sử dụng cây thuốc nam. Đó chính là kinh nghiệm quý mà chúng ta nên phổ biến cho những bệnh nhân Ung thư, nhất là bệnh nhân giai đoạn cuối, khi người bệnh đang đối diện với sự sống, cái chết mà không biết sử dụng giải pháp nào để điều trị.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé.

(0)

Không mùa nào mà lượng hoa quả lại dồi dào và đa dạng như mùa hè, trong đó có rất nhiều loại rau quả có chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng chống bệnh tật như bệnh ung thư.

Nhiều người cho rằng mùa hè thường có rất nhiều loại rau, hoa quả có tính nóng, ăn nhiều dễ lên mụn nhọt. Nhưng đây cũng là mùa lượng rau quả phong phú, dồi dào, nhất là ở các nước phương Tây nơi chỉ có vài tháng mùa hè.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau quả càng có nhiều màu sắc, càng có tác dụng phòng chống bệnh tật, dưới đây là một số loại rau quả mùa hè các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta không nên bỏ qua.

Cà chua

Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà chua có khả năng ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, phổi, và nhiều loại ung thư khác.

Sở dĩ nó có tác dụng chống ung thư mạnh như vậy là do trong cà chua có hàm lượng cao hoạt chất lycopene chống oxy hóa.

Theo thống kê của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã tiến hành tới 72 nghiên cứu khác nhau về cà chua và những lợi ích phòng bệnh của cà chua.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, cà chua khi được nấu chín giúp tập trung hàm lượng lycopene nhiều hơn, đây là lý do nên ăn cà chua nấu chín hay làm sốt cà chua tốt hơn nhiều so với ăn cà chua tươi.
Quả bơ

Quả bơ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong quả bơ có dầu mono-unsaturated giúp trái tim hoạt động khỏe.

Bơ đã được chứng minh là loại quả có khả năng làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, giúp bảo vệ thành động mạch.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh bơ là loại quả có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và những người có nguy cơ đau tim.

Cả Hiệp hội tiểu đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo bệnh nhân nên ăn bơ và dùng bơ như là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch.
Các loại quả mọng mùa hè

Berry là loại quả mọng, có rất nhiều loại quả thuộc họ berry như quả mâm xôi đỏ (raspberry), quả việt quất (blueberry) , quả dâu tây, mâm xôi…

Trong các loại quả mọng này đều có chứa hàm lượng cao các chất phytochemical giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa ung thư. Quả mọng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cả chứng dị ứng theo mùa.
Nghiên cứu còn cho thấy, quả việt quất có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Riêng đối với bệnh ung thư, việt quất được coi là người bạn đồng hành chống lại bệnh tật.

Một nghiên cứu đáng chú ý về quả mâm xôi đen cho biết, loại quả này có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ở khối u.

Một loại quả mọng thường gặp nhất là quả dâu tây, đây là loại quả phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó có chứa chất fisetin phytochemical rất tốt để ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ- Alzheimer.

Dưa chuột

Dưa chuột là một loại quả chứa nhiều nước, tính mát, có tác dụng chống viêm. Đây cũng là loại quả thường được sử dụng để làm đẹp như làm trắng da, giảm bọng mắt sau một đêm mất ngủ, hay thậm chí là để giảm cân.

Cũng giống như dâu tây, dưa chuột chứa hàm lượng fisetin có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng hay quên.
Nho

Nho là một trong những loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống lão hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.

Đó là do chất resveratrol trong nho giúp giảm cân, ngăn chặn sự tăng trưởng của những tế bào bất thường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, nho còn có khả năng kích hoạt sự tự tiêu hủy của tế bào gây ung thư gan, đây là loại ung thư có tỷ lệ người mắc cũng như tử vong cao, nhất là ở những quốc gia đang phát triển.

Các nhà khoa học cho công bố nghiên cứu trên chuột cho thấy nho giúp giảm hơn 85 % nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt.

Những con chuột được ăn một chế độ ăn uống giàu resveratrol có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể.
Các nhà khoa học cho rằng, trái cây rau quả càng nhiều màu sắc, khả năng chống ung thư và bệnh tật càng cao.

Điều này đúng nhưng chưa đủ, có những loại quả không có màu sắc bắt mắt nhưng cũng là những “chiến binh” hàng đầu chống lại ung thư như hành tây và tỏi.

Xoài

Xoài là loại quả ở vùng nhiệt đới, có thành phần dinh dưỡng giàu đồng, kali, magiê, vitamin B – và rất nhiều các hoạt chất phytochemicals như quercetin, astragalin, fisetin methylgallat giúp tăng cường miễn dịch, có tác dụng chống viêm.

Nhưng quan trọng nhất là trong xoài có chứa nhiều chất xơ và các enzyme thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cũng giống như cà rốt, xoài có thịt quả màu cam, giàu vitamin A, rất tốt cho mắt.
Đỗ xanh

Đỗ xanh là một trong những thực phẩm đang được khuyến nghị sử dụng trong chế độ ăn có lợi cho sức khỏe.

Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, đỗ xanh giàu chất xơ, sắt, canxi, giàu khoáng chất như silic, mangan và nhiều chất dinh dưỡng không được tìm thấy ở bất cứ loại rau quả nào. Vì thế, ăn đỗ xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, và tiểu đường.

Một nghiên cứu còn cho thấy đỗ xanh giúp làm giảm nguy cơ tích tụ cục máu đông gây ra các bệnh ở hệ tim mạch và não.

Ngoài ra đỗ xanh còn chứa các chất chống oxy hóa như kaempferol, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, thậm chí chống vi khuẩn.

(0)

Khoảng 42% trường hợp ung thư và 45% trường hợp tử vong do ung thư ở Mỹ liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được bằng cách thay đổi lối sống.

Theo một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đưa ra các ước tính bằng cách tính toán, các yếu tố lối sống nhất định ảnh hưởng đến 26 loại ung thư khác nhau ở người lớn trên 30 tuổi. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

– Hút thuốc lá

– Khói thuốc lá

– Thừa cân

– Uống rượu

– Ăn thịt đỏ và thịt chế biến

– Chế độ ăn ít trái cây và rau củ, chất xơ và canxi trong khẩu phần ăn.

– Không hoạt động thể chất

– Tim cực tím (UV) bức xạ từ ánh mặt trời

– Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, có thể giảm ngay 50% nguy cơ ung thư bằng cách này – Ảnh 1.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét mức độ phổ biến của những yếu tố nguy cơ đã biết và nguy cơ tương đối. Họ sử dụng các thông tin này để ước lượng tỷ lệ ung thư liên quan đến những yếu tố nguy cơ. Sau đó, họ áp dụng tỷ lệ này để chẩn đoán ung thư thực tế và phân tích dữ liệu tử vong để ước tính tổng số trường hợp ung thư và trường hợp tử vong.

Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Viện Ung thư Quốc gia. Các tác giả cho biết, mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm 25% kể từ năm 1991, tuy nhiên, gánh nặng do ung thư vẫn còn rất nặng nề.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, những phát hiện của họ có thể giúp các nhà lãnh đạo đặt ra các ưu tiên cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư.

Xếp hạng các yếu tố nguy cơ

Sau khi phân tích các yếu tố nguy cơ đối với các trường hợp ung thư tổng thể và trường hợp tử vong do ung thư vào năm 2014. Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận yếu tố nguy cơ hút thuốc lá đứng đầu danh sách.

1. Hút thuốc lá. Yếu tố nguy cơ này chiếm 19% trong tất cả các trường hợp ung thư và gần 29% trường hợp tử vong do ung thư.

2. Thừa cân và béo phì. Yếu tố nguy cơ này chiếm 7,8% số trường hợp mắc bệnh ung thư và 6,5% trường hợp tử vong do ung thư.

3. Uống rượu. Yếu tố nguy cơ này có liên quan đến 5,6% trương hợp ung thư và 4% trường hợp tử vong do ung thư.

4. Tia UV. Yếu tố này có thể chiếm tới gần 5% số trường hợp, nhưng chỉ chiếm khoảng 1,5% ca tử vong.

5. Không hoạt động thể chất: chiếm gần 2,9% số trường hợp và 2,2% số người chết do ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, có thể giảm ngay 50% nguy cơ ung thư bằng cách này – Ảnh 2.
Theo đó, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, 42% trường hợp ung thư và 45% trường hợp tử vong do ung thư ở Mỹ có liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được bằng cách thay đổi lối sống.

– Cai nghiện thuốc lá và tránh xa khói thuốc

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động lành mạnh bằng cách làm theo hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về Dinh dưỡng và Hoạt động thể thao để dự phòng ung thư.

– Tìm hiểu các phương pháp làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi tia UV với các kiến thức về phòng chống và phát hiện sớm ung thư da.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các loại bệnh nhiễm trùng có liên quan đến ung thư.

– Đảm bảo các thành viên trong gia đình đều được tiêm chủng ngừa vacxin HPV.

(0)

Cà tím là thực phẩm bình dân, phổ biến và dễ ăn uống. Nhưng nhiều người chưa quan tâm đến các tác dụng tuyệt vời của nó. Đã đến lúc bạn nên bổ sung món ăn này lên mâm cơm gia đình.

Theo kênh Bác sĩ Gia đình Trung Quốc, các bác sĩ cho rằng cà tím là một “lương dược” vì không chỉ có thể phòng ngừa ung thư mà còn có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn và điều trị ít nhất 3 bệnh nguy hiểm khác. Đây cũng là lý do càng ngày càng có nhiều người bổ sung thêm cà tím trong các bữa ăn hàng ngày.

Như chúng ta đều biết, cà tím là thực phẩm phổ biến, vị nhạt tính ngọt hương vị thơm ngon đậm đà. Chính vì vậy mà cà luôn được xem là món rau quả chính trong bữa ăn của nhiều gia đình, dinh dưỡng phong phú, dễ dàng chế biến, chỉ cần thêm ít gia vị là món ăn sẽ trở nên vô cùng đặc biệt.

Loại lương dược rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng – Ảnh 1.
Ngày nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím có chứa các chất dinh dưỡng đặc biệt có khả năng kiểm soát tốt một số bệnh thông thường.

Sau đây là những tác dụng hỗ trợ điều trị 4 loại bệnh của cà tím mà các bác sĩ muốn bạn nên tham khảo để bổ sung món ăn này vào bữa ăn của mình thường xuyên hơn.

1. Bệnh cholesterol cao

Trong chất xơ có trong cà tím chứa một hoạt chất đặc biệt có thể mang lại tác làm giảm cholesterol trong cơ thể, được xem là loại thức ăn hiếm trong nhóm thực vật có tác dụng này.

Loại lương dược rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng – Ảnh 2.
2. Bệnh đi ngoài có máu trong phân

Cà tím có tác dụng làm cho cơ thể được thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu viêm và giảm đau. Nếu chúng ta nấu món cà tím bằng cách hấp cách thủy (làm cho cà chín bằng hơi nước) ăn liên tục ít ngày như vậy có thể giúp hỗ trợ cải thiện bệnh đi ngoài ra máu, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.

3. Bệnh ung thư

Trong trái cà tím có chứa chất có tên là solanine, một chất có thể ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư trong đường tiêu hóa của cơ thể con người, đặc biệt là trong cà tím còn chứa một thành phần độc đáo có thể có tác dụng điều trị tích cực bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Một số bệnh nhân ung thư khi có dấu hiệu sốt thì có thể chọn cách nấu cà tím rồi ăn khi nóng ấm để tăng cường chức năng hạ nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt nhanh chóng hơn.

Loại lương dược rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng – Ảnh 3.
4. Bệnh rối loạn chảy máu

Cà tím giàu vitamin, có thể mang lại hiệu quả cải thiện độ đàn hồi của mao mạch, làm giảm các triệu chứng liên quan đến mạch máu chảy máu, có tác dụng điều trị trên bệnh nhân mắc các bệnh về cao huyết áp, xơ cứng động mạch và một loạt các bệnh khác.

Món cà tím rất thích hợp cho những người mắc các bệnh như cao huyết áp, viêm gan, bệnh quáng gà, cận thị, nhưng đồng thời chúng ta nên lưu ý rằng những người có bệnh tì vị hư hàn, lá lách dạ dày yếu, lạnh thì không nên ăn nhiều cà tím.

(0)