Bệnh xương khớp đang trở thành mối lo ngại mang tính chất toàn cầu khi tần suất bệnh trong dân số tăng trưởng nhanh chiếm đến gần 50% và đang không ngừng trẻ hóa.

Bệnh xương khớp khó chữa, đa phần là bệnh mạn tính nên phải điều trị lâu dài. Đối với người bệnh, ngoài việc dùng thuốc Đông y hoặc Tây y trong chữa trị thì việc tận dụng các loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp có sẵn trong thiên nhiên cũng cho kết quả khá tích cực.

1. CÂY TRINH NỮ CHỮA XƯƠNG KHỚP (CÂY XẤU HỔ)

Lấy rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô. Mỗi ngày lấy 120g rễ rang nóng, tẩm với rượu rang tiếp cho khô rồi đổ 600ml nước lọc vào sắc đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục 4-5 ngày.

2. CÂY CHỮA XƯƠNG KHỚP – NGẢI CỨU TRẮNG

Dùng 1 nắm ngải cứu trắng rửa sạch, sao nóng trên chảo đến khi lá hơi héo lại thì cho vài thìa muối hạt vào sao tiếp đến khi thấy muối nổ thì tắt bếp. Cho hỗn hợp ngải cứu rang muối vào khăn sạch, chườm lên chỗ xương khớp bị đau. Có thể thực hiện liên tục nhiều ngày, 1 ngày nhiều lần nếu có thời gian.

3. CÂY LÁ LỐT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Lá lốt rửa sạch, phơi khô. Mỗi ngày lấy 5-10g sắc với 2 bát nước đến khi còn 1 bát thì tắt bếp. Uống sau bữa tối khi thuốc còn ấm. Thực hiện 10 ngày liên tục.

4. CÂY LÁ NÁNG CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP

Sử dụng 1 nắm lá náng già rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Cho 1 bát muối sống vào chảo rang cho đến khi thấy muối chớm nổ thì đổ lá náng vào sao tiếp 2-3 phút thì dừng lại. Cho hỗn hợp vào giấy báo hoặc vải, chườm lên chỗ đau. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong vòng 3-5 ngày liên tục.

5. CÂY MÙNG TƠI

Hầm chân giò với một ít rượu trắng, sau đó cho rau mùng tơi vào đun sôi tới khi rau chín thì tắt bếp. Chân giò hầm mùng tơi thật sự rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.

6. CÂY THUỐC ĐINH LĂNG CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Dùng 20-30g thân cành cây đinh lăng sắc với nước, uống nhiều lần trong ngày sẽ chữa đau lưng mỏi gối rất tốt.

Ngoài ra, lấy lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào chỗ bị đau cũng là một cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.

Các loại cây chữa bệnh xương khớp có tác dụng giảm đau tốt, an toàn với cơ thể song lại khó khắc phục được các ca bệnh nặng. Do đó, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện thăm khám kịp thời khi bệnh diễn biến nhiều ngày không dứt.

(0)

Hiện nay bên cạnh việc sử dụng thuốc tây hay thuốc dân gian thì nhiều người bệnh còn tìm tới các bài thuốc nam để chữa đau khớp ngón tay với mong muốn bệnh mau lành. Đây cũng là cách để rút ngắn thời gian sử dụng thuốc tân dược và hạn chế được những tác dụng phụ mà nó mang lại. Dưới đây là 5 cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam đang nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân:

1. Chữa đau khớp ngón tay bằng củ tam thất
Theo nghiên cứu, hoạt chất Saponin ( bao gồm Arasaponin A và Arasaponin B) có trong củ tam thất tỏ ra khá hiệu quả trong việc chống khuẩn, tiêu sưng, giảm đau nhức xương khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng. Ngoài ra vị thuốc nam này còn chứa rất nhiều hợp chất như Acid amin, đường, sắt, canxi…rất tốt cho sức khỏe.

Liều dùng và cách sử dụng:

Cách 1: Dùng 6-13g củ tam thất khô sắc lấy nước đặc, chia uống làm 2 lần trong ngày.
Cách 2: Củ tam thất đem phơi khô và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 6g bột pha uống với nước cơm, ngày uống 2 lần.
Lưu ý: Không nên áp dụng cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam này trong thời gian dài vì dễ gây mẩn ngứa, nổi mụn nhọt. Bài thuốc này cũng chống chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ em, người bị cao huyết áp, tiêu chảy.

2. Bài thuốc nam chữa đau khớp ngón tay từ lá lốt
Không chỉ đơn thuần là một loại rau gia vị, lá lốt còn được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa đau khớp ngón tay. Lý giải về tác dụng này của lá lốt, bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế- khoa Cơ xương khớp bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM cho hay: Lá lốt là vị thuốc có tính ấm và chứa chất kháng khuẩn tự nhiên nên có công dụng tán hàn, chỉ thống, ôn trung, hạ khí. Vị thuốc nam này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, tay chân lạnh, phong thấp, viêm khớp, đau lưng mỏi gối. Bạn có thể dùng lá lốt tươi hoặc khô sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh hiệu quả hơn.

Liều dùng và cách sử dụng:

Cách 1: Chuẩn bị 15-30g lá lốt tươi ( tương đương 5-10g lá khô). Đem thuốc sắc cùng với 2 chén nước cho đến khi cạn còn 1/2 chén thì gạn ra chia đều cho 2 lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm.
Cách 2: Kết hợp lá lốt với cỏ xước, vòi voi, rễ cây cỏ bung mỗi vị 30g. Các nguyên liệu trên thái nhỏ ra rồi đem sao vàng và sắc uống.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế người bệnh chỉ nên sử dụng lá lốt trong 7-10 ngày theo đúng liều lượng nói trên bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ dễ bị nóng trong. Đây cũng chính là lý do mà các trường hợp đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón không được khuyên dùng lá lốt chữa bệnh.

3. Cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam từ củ gừng
Bên cạnh tác dụng chống nôn ói, tiêu chảy, kích thích tiêu hóa thì gừng còn giúp kháng viêm, giảm đau nhức khớp ngón tay. Chính vì vậy từ nhiều thập kỷ qua ông bà ta đã biết tận dụng dược chất quý giá có trong gừng bằng cách sử dụng nó như một loại gia vị hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh tại nhà. Cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam từ củ gừng

Liều dùng và cách sử dụng:

Chuẩn bị 2 lạng gừng tươi đem giã nhuyễn, bọc trong 1 miếng vải mùng và nấu với 2 lít nước sôi trong 10 phút. Sau đó lấy 1 miếng vải khác nhúng nước gừng, vắt sơ cho ráo nước và chườm vào vị trí đau ngay khi còn nóng. Khi vải nguội thì tiếp tục nhúng vào nước gừng và chườm thêm 4-5 lần nữa. Thực hiện tương tự 2 ngày 1 lần cơn đau sẽ được xoa dịu nhanh chóng.

4. Dùng mễ nhân chữa đau nhức khớp ngón tay
Trong Đông y, Mễ nhân còn được gọi là ý dĩ. Đây là vị thuốc có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, không độc đi vào kinh Tỳ, Thận, Phế giúp giảm đau, trừ phong thấp, loại bỏ tà khí. Để chữa đau nhức khớp ngón tay Y học dân tộc thường kết hợp mễ nhân với đu đủ.

Liều dùng và cách sử dụng:

Trước tiên cần chuẩn bị đu đủ chín hườm và hạt mễ nhân mỗi loại 30g. Đu đủ gọt sạch vỏ, xắt miếng vuông và cho vào nồi cùng với mễ nhân và 300ml nước. Hầm lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm thì thêm chút đường vào cho vừa đủ ngọt. Mỗi ngày nên ăn 1 chén để nhanh chóng cắt đứt được cơn đau khớp ngón tay.

Lưu ý: Phụ nữ có thai, người bị táo bón, tân dịch khô không nên dùng.

5. Chữa đau khớp ngón tay bằng ngải cứu rang muối
Chườm ngải cứu rang muối nóng là bài thuốc nam chữa đau khớp ngón tay đã được ông cha ta áp dụng từ bao đời nay. Trong khi tinh dầu ngải cứu có tác dụng giảm đau, chống nhiễm khuẩn, giữ ấm khớp thì muối lại có tác dụng giữ nhiệt và đưa các dược chất trong ngải cứu vào sâu bên trong khớp. Nhờ vậy việc chườm ngải cứu rang muối đem lại cảm giác giảm đau nhanh chóng.

Liều dùng và cách sử dụng:

Mỗi lần dùng thuốc chúng ta cần có 1 nắm ngải cứu tươi và muối biển. Đem trộn hai nguyên liệu lại với nhau và cho vào chảo rang cho đến khi lá ngải cứu héo đi. Tiếp theo lấy 1 miếng vải bọc hỗn hợp trên lại và chườm vào chỗ khớp ngón tay bị đau trong 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để nhanh thấy kết quả.

Những cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam trên đây có hiệu quả tốt với những trường hợp bị đau nhẹ nhưng tác dụng của chúng chỉ là tức thời, không loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh.. Về mặt lâu dài để điều trị đau khớp ngón tay triệt để bạn cần tới các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ khám, chụp chiếu và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhằm có hướng điều trị hiệu quả hơn.

(0)

Từ xưa rất nhiều bài thuốc quý được lưu truyền có tác dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên khi Y học phát triển với nhiều công nghệ nghiên cứu chế biến nhiều loại thuốc trị viêm khớp hay các bệnh viêm khớp khác đã làm người ta ít quan tâm hơn những bài thuốc cổ truyền chữa bệnh viêm khớp an toàn. Nếu như làm một cuộc so sánh thì bạn có thể nhận thấy đối với bài thuốc quý chữa bệnh xương khớp sẽ có khá nhiều ưu điểm đó là không gây tác dụng phụ có hại lên cơ thể, cũng như giảm đau tại chỗ nhanh hơn các phương pháp hiện đại. Cùng tìm hiểu một bài thuốc quý chữa bệnh xương khớp từ rượu tỏi ngay sau đây mà mọi người có thể tham khảo ngay sau đây nhé!

Bài thuốc quý chữa bệnh xương khớp từ rượu tỏi

Vì sao rượu tỏi lại được xem là bài thuốc quý chữa bệnh xương khớp
Bạn có biết tỏi ngoài công dụng dùng làm gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn việt hiện nay thì trong Đông y tỏi còn được xem là một vị thuốc quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh cho kết quả khá tốt. Các nghiên cứu nhận thấy trong củ tỏi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin, chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm…

Chính vì thế mà tỏi được dùng ngâm với rượu để làm thuốc trị bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp gây đau nhức khá hiệu quả, giúp những cơn đau nhanh chóng tiêu tán sau khi dùng.

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp: Tỏi khô bóc vỏ 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn. Hãy kiên trì thực hiện trong một thời gian thay thuốc chữa viêm khớp để có thể khỏi bệnh mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe các bạn nhé!

(0)

Song song với việc dùng thuốc Tây, việc điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc nam cũng là một phương pháp rất hay và hiệu quả. Hãy cập nhật kiến thức y khoa và cùng nói không với đau nhức xương khớp bằng những bài thuốc nam hữu hiệu được giới thiệu trong bài viết này nhé.


Dưới đây là một số vị thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp phổ biến và rất dễ thực hiện. Hãy tham khảo và chọn cho mình những hướng chữa bệnh tốt nhất có thể nhé.

1. Bài thuốc từ tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ được nhiều người biết đến như một loại dược liệu với rất nhiều tác dụng trong dân gian như ngăn ngừa lão hóa, giải độc gan, chữa các bệnh ngoài da,… và cả trong điều trị thoái hóa khớp. Tinh bột nghệ rất giàu chất curcumin đặc biệt có tác dụng giảm đau, chống viêm sưng rất tốt đối với người bệnh xương khớp.

Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam tốt nhất

Tinh bột nghệ có tác dụng chống viêm, thoái hóa tốt

Tùy sự lựa chọn của mỗi người bệnh thoái hóa khớp mà có nhiều cách sử dụng tinh bột nghệ khác nhau như:

– Hòa tan trong nước sôi, sau đó để nguội vừa dùng.

– Trộn đều tinh bột nghệ với cà phê, lòng đỏ trứng,… Hòa tan hỗn hợp vào nước rồi uống khoảng 3 – 4 lần/ngày.

– Trộn nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ phù hợp, có thể nặn thành viên nhỏ vừa ăn cho mỗi lần sử dụng.

2. Bài thuốc từ dây đau xương và cây chìa vôi
Mỗi vị thảo dược đều có tác dụng chữa bệnh riêng, với dây đau xương hay cây chìa vôi có tác dụng chung là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp rất tốt. Vì vậy, khi 2 vị thuốc trên kết hợp với nhau và được sự bổ trợ từ nhiều vị thuốc nam khác như rễ cây đinh lăng, ngải cứu, lá lốt,… công dụng chữa thoái hóa khớp sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều.

Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam công hiệu

Bài thuốc Nam hiệu quả từ cây chìa vôi

Mỗi ngày uống một thang thuốc sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn đau nhức. Cách sử dụng khá đơn giản: rửa sạch dây đau xương, dây chìa vôi sau khi hái, lấy thân dây cắt ngắn thành từng đoạn ngắn từ 3-4cm phơi hoặc sấy khô. Lưu ý khi sắc thuốc để lửa nhỏ, ngày uống 3 lần sau ăn.

3. Bài thuốc từ lá lốt
Được biết đến như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, lá lốt còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị thoái hóa khớp. Vị thuốc này vừa dễ kiếm trong dân gian lại đạt hiệu quả rất cao nếu bệnh nhân biết sử dụng đúng cách. Nó hỗ trợ giảm đau, kháng viêm cùng các triệu chứng của bệnh viêm khớp ngoài ra còn đóng góp một phần không nhỏ phục hồi sức khỏe người bệnh.

4. Bài thuốc từ cây ngải cứu

Chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu hiệu quả tốt

Ngải cứu cũng được biết đến rộng rãi với rất nhiều tác dụng điều trị bệnh, trong đó có cả điều trị thoái hóa xương khớp. Những cơn đau sẽ từ từ bị đẩy lùi nếu như bạn biết cách sử dụng lá ngải cứu một cách thường xuyên và có hiệu quả. Có khá nhiều cách sử dụng ngải cứu trong chữa trị, có thể đắp trực tiếp lên vùng khớp bị tổn thương, hoặc chế biến thành các món ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày như: chiên kèm với trứng, nấu canh,…

5. Bài thuốc từ cây sài đất
Cây sài đất từ lâu đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng không nhiều người biết được công dụng tuyệt vời của nó trong việc điều trị thoái hóa xương khớp. Phơi khô sài đất, sắc lấy thuốc uống hằng ngày sẽ cảm nhận được rõ rệt hiệu quả của loại cỏ tự nhiên này. Với tác dụng chống oxy hóa tế bào cũng như bảo vệ, giảm đau tại vùng khớp bị thoái hóa, sài đất quả là một lựa chọn không tồi giúp bạn chữa thoái hóa khớp cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam không tốn kém

Sài đất tạo nên bài thuốc chữa thoái hóa khớp công hiệu

Khác với Tây Y, việc sử dụng những bài thuốc nam để điều trị thoái hóa khớp sẽ cho kết quả chậm mà chắc, trung bình người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày trong khoảng từ 1-3 tháng sau khi sử dụng thuốc.

Thoái hóa khớp có thể gặp ở bất cứ người nào giữ thói quen không tốt ảnh hưởng đến các cơ xương khớp, đặc biệt là người già, vì thế bệnh nhân không nên chủ quan.

Bên cạnh việc chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam, nên chú ý đặc biệt đến việc đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung thêm vitamin cùng các loại khoáng chất băng các loại rau củ khác nhau. Có thể kết hợp 1 số bài tập thể dục tốt dành riêng cho người bệnh xương khớp. Hy vọng những bài thuốc nam trên sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho bản thân mình để có một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn cùng gia đình.

(0)

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thấp là nỗi ám ảnh lớn của những bệnh nhân thoái hóa khớp. Đây là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố “phá hoại” xương khớp hoành hành. Lúc này, việc sử dụng thuốc tây được nhắc tới đầu tiên. Nhưng thuốc tây không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác hại khi người bệnh sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa khớp.

1. Các triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương ở một hay nhiều vị trí. Tuy tiến triển chậm, nhưng bệnh có thể nặng dần làm ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh:

– Cảm giác đau là triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa khớp. Bệnh nhân thấy đau nhiều hơn khi vận động hoặc thay đổi tư thế và giảm khi nghỉ ngơi tại vị trí khớp hoặc đoạn cột sống bị thoái hoá, ít lan xa trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Tính chất đau âm ỉ và không kèm theo sưng nóng đỏ (khác với đau do viêm khớp). Cơn đau do thoái hóa khớp thường thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, nhưng cũng có thể đau liên tục tăng dần (thoái hóa khớp thứ phát).

– Hạn chế vận động: do đau hoặc do các phản ứng co cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm…

Bệnh nhân thoái hóa khớp có thể khó quay cổ.

– Biến dạng khớp: do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

– Triệu chứng khác: Teo cơ (do ít vận động), tràn dịch khớp (do phản ứng xung huyết và tiết dịch màng hoạt dịch).

2. Tác hại khi chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây

Hiện nay để điều trị thoái hóa khớp và giảm các cơn đau, rất nhiều bệnh nhân thường sử dụng các thuốc có chứa Corticoid như: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone… hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen… Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng và các tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Sử dụng các thuốc có chứa corticoid rất phổ biến, thuốc giúp giảm đau nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau lại. Sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.

Các thuốc nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.

Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: Dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc sốc phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu…).

Dùng thuốc tây có thể gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.

Ngoài các tác dụng phụ vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cần chú ý khi điều trị bệnh viêm khớp:

– Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.

– Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

– Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

– Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.

– Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.

– Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.

– Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời.

Trên đây là một số tác dụng phụ hay gặp khi bệnh nhân thoái hóa khớp sử dụng thuốc tây để điều trị. Bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng. Nhằm hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn, các bác sỹ chuyên khoa xương khớp khuyên nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, vừa hiệu quả mà lại không gây tác dụng phụ với dạ dày và gan, thận như địa liền, phòng phong,…

(0)

Chân gà không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn là bài thuốc quý chữa bệnh nếu biết sử dụng đúng cách. Nhiều bệnh nhân bị đau khớp gối đã nhận thấy được những tác dụng tuyệt vời từ cách chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng, thậm chí không ít người thoát khỏi nguy cơ thay khớp nhờ món ăn đơn giản này.

Giá trị dinh dưỡng của chân gà có thể bạn chưa biết


Theo Y học cổ truyền, chân gà được gọi là kê cân, có vị ngọt, tính bình, hơi ấm và không độc. Y học cổ truyền cho rằng chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực, cường gân cốt… nên thường dùng để bồi bổ gân xương, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, tỳ hư lâu ngày, xuất huyết ở người cao tuổi, người run tay chân đi không vững, trẻ em còi xương và phát triển chậm, phụ nữ ngực lép da khô…

Chân gà bao gồm các bộ phận như xương cẳng chân, xương tăm, gân, da… mỗi bộ phận đều có những giá trị dinh dưỡng riêng. Trong đó, gân được xem là bộ phận quý nhất của chân gà. Gân gà có chứa 80% collagen, tiếp đến là các elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, glucoprotein và proteoglycan có khả năng tăng cường tái tạo sụn khớp và sản sinh chất nhờn ttong khớp. Da gà giàu collagen là một loại protein dính như keo; cùng với các acid amin như argynin, glycin, hydrosiprolin, prolin. Xương chân gà có chứa hydroxyapatite, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích có tác dụng làm chắc khỏe lớp xương bên ngoài. Tất cả các bộ phận này đều cần thiết và có lợi cho hệ thống cơ xương khớp.

Món ăn chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng
Trong thời gian vừa qua, bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng giúp cô gái trẻ thoát khỏi căn bệnh viêm khớp đang được cư dân mạng liên tục truyền tai nhau. Theo như chúng tôi tìm hiểu, bài thuốc này có tác dụng tăng chất nhờn ở khớp, đặc biệt là khớp gối, giảm đau và chữa viêm khớp gối nhiều năm cho hiệu quả cao, giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng. Theo đó, món ăn bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng có thành phần và cách chế biến như sau:

1 – Thành phần:

3 cặp chân gà ⇒ Có thể dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được, nhưng nếu được chân gà ta thì càng tốt.
1 chén đậu phộng (lạc)
2 – Cách thực hiện:

Sơ chế: Đem cẳng chân gà làm sạch, loại bỏ hết da cứng, móng chân. Dùng dao sắc khía sâu ở chân gà, sau đó bóp kỹ với gừng tươi đã giã nát và ướp trong 30 phút. Đậu phộng lượm bỏ hạt thối và hư mốc, đem rửa sạch, ngâm nước 14 giờ rồi vớt ra để ráo nước.

– Cho 3 cặp chân gà đã chuẩn bị và đậu phộng vào hầm chung với 1 lít nước hoặc hơn một chút.

– Nấu nhỏ lửa và hầm trong khoảng 1 – 1,5 giờ.

– Sau đó, nêm nếm chút gia vị (mắm, muối, đường) cho vừa miệng.

3 – Cách dùng:

– Chia nước hầm ra dùng hết trong ngày. Nên ăn hết chân gà nhưng không nên ăn đậu phộng để tránh đầy hơi, khó tiêu.

– Mỗi ngày dùng 1 phần chân gà hầm đậu phộng như trên, liên tục trong 1 tuần rồi ngưng 4 ngày, sau đó lại dùng tiếp tục 1 tuần. Như vậy là một liệu trình.

– Sau khi cảm thấy cơ thể có chuyển biến tích cực, các cơn đau thuyên giảm đi thì có thể sử dụng bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng 2 lần/tuần để tiếp tục điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Mách nhỏ:

⇒ Bạn cũng có thể chế biến chân gà hầm đậu phộng số nhiều rồi gạn lấy nước cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (8 – 10oC) để dùng dần đều được. Khi ăn nên hâm nóng (hấp trong nồi cơm) lại.

⇒ Ngoài tác dụng chữa đau khớp gối, món ăn bài thuốc từ chân gà và đậu phộng còn giúp bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, người bị đau xương khớp và tê yếu chân tay, người già gầy yếu, phụ nữ gầy còm, da khô…

Nguồn gốc của bài thuốc chữa bệnh từ chân gà và đậu phộng
Theo như chúng tôi tìm hiểu được, bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng được Y sinh Tuệ Lâm phát hiện nhân một lần “cơ duyên xảo hợp”. Trong một lần lên Đà Lạt tìm thảo dược, ông ghé vào khách sạn Nguyên Hiền (đường Bùi Thị Xuân, gần chợ Đà Lạt) và rất ngạc nhiên vì sự nhanh nhẹn và linh hoạt của cô chủ khách sạn tuổi đã gần 60. Sau đó, ông mới hỏi chuyện thì được cô chủ khách sạn chia sẻ về căn bệnh đau khớp triền miên của mình và mách cho bài thuốc chân gà hầm đậu phộng kỳ lạ này.

Sau khi được chỉ cho bài thuốc, ông Tuệ Lâm vội vã ghi chép lại với mong muốn chia sẻ cho những người bệnh khác cũng đang phải chị đựng căn bệnh khổ sở này. Rất nhiều người bệnh ở Mỹ, Canada, Đức, Úc,… cũng kiên trì áp dụng theo bài thuốc trên đây và may mắn thoát khỏi nguy cơ phẫu thuật thay khớp. Chính ông cũng không ngờ bài thuốc mình may mắn biết được lại hữu dụng như vậy với mọi người.

Ông Tuệ Lâm chia sẻ : “Nhớ khoảng thời gian tôi đi thực tập trong bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM đã phải chứng kiến bao nhiêu người bị bệnh đau khớp hành hạ khốn khổ. Bệnh nhân ngoài tuổi 50 thì xếp lớp. Dùng các cách châm cứu, chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại, bấm huyệt… chỉ giúp các cụ đỡ đau nhất thời nhưng lại tái phát. Nhìn mặt mày ai nấy như đưa đám vì đau, các cụ rên rỉ lê từng bước mà tôi xót xa quá. Tôi đánh bạo chỉ dẫn cho các cụ về bài thuốc chân gà đậu phộng đã nhiều người áp dụng thành công. Vậy mà một số cụ đau quá nghe lời áp dụng lại có người thuyên giảm, người gần như hết hẳn” – (theo tamsugiadinh.vn)

Món ăn bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng là bài thuốc đơn giản và dễ thực hiện, người nghèo khó vẫn có thể áp dụng được, giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế. Ngoài tác dụng chữa đau khớp, chân gà còn có khả năng chữa chứng run tay run chân, đi đứng không vững, chữa đau cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống… Bệnh nhân mắc các bệnh về cơ xương khớp nên bổ sung món ăn này trong thực đơn của mình để hỗ trợ điều trị bệnh nhé!

(0)