Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

Ngải cứu cây thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả

1. Cây ngải cứu trắng:

Ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh đau khớp được ông cha ta truyền lại từ nhiều đời nay. Ngải cứu có thể ăn được như một món ăn, loại rau có hiệu quả bất ngờ nếu thường xuyên sử dụng để chữa xương khớp.

Để chữa bệnh đau khớp bằng cây ngải cứu, người bệnh có thể dùng ngải cứu trắng trộn với muối biển, đem nướng nóng đắp lên vị trị khớp đau sẽ làm giảm đau, bớt sưng tấy khi phần xương khớp bị sưng.

2. Lá lốt chữa bệnh đau khớp khi trời lạnh:

Khi trời lạnh người bị đau khớp thường bị đau nhức và khó có thể đi lại bình thường. Để điều trị các bạn có thể lấy 10 đến 15 gam lá lốt khô hoặc 30 gam tươi đun với 2 chén nước còn nữa chén để uống. Để có hiệu quả tốt nhất, nên uống nước lá lốt này vào buổi tối, sau khi ăn và uống khi nước vẫn còn ấm.

Chữa bệnh đau khớp cây lá lốt muốn có tác dụng rõ rệt người bệnh cần sử dụng liệu trình liên tiếp khoảng 10 ngày.

Cỏ trinh nữ bài thuốc nam chữa đau khớp hiệu quả cao, an toàn

3. Chữa bệnh đau khớp bằng cỏ trinh nữ (Cây thẹn, cây mắc cỡ, cây xấu hổ):

Trong dân gian cây trinh nữ là bài thuốc quý, trinh nữ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm. Công dụng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, phong thấp, nhức xương, chân tay tê bại khá tốt.

Chữa đau khớp bằng cỏ trinh nữ người bệnh cần: Lấy rễ cây thái mỏng đem tẩm với rượu trắng, sắc với 400ml nước để lấy 100ml nước rễ cỏ trinh nữ chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng các bài thuốc này liên tục trong thời gian từ 7-10 ngày.

4. Cây dây đau xương (cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng):

Cây dây đau xương có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Thường dùng chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại.

Để điều trị đau khớp bằng cây dây đau xương người bệnh dùng dây và lá sắc nước uống.

Thuốc nam điều trị đau khớp hiệu quả nếu dùng đúng cách

5. Dùng cây cỏ xước (nam ngưu tất) chữa bệnh đau khớp:

Cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Để chữa đau khớp người bệnh có thể dùng toàn thân cây rửa sạch đun nước uống hằng ngày.

6. Chữa đau nhức xương khớp bằng cam, phèn chua và hành khô:

Người bệnh chỉ cần lấy 1 quả cam cắt bỏ phần đầu, cho phèn chua và 1 củ hành khô vào phần ruột, đem nướng sau đó cắt ra và đắp vào vùng bị đau khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy tình trạng đau của mình giảm đáng kể.

7. Rượu ngâm hạt gấc chữa bệnh đau khớp:

Hạt gấc ngâm rượu là bài thuốc chữa đau khớp hiệu quả tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua. Hạt gấc ngâm rượu còn hữu hiệu với cả c trường hợp đau lưng và đau nhức xương, vết thương, vết cắn do va đập.

Để làm rượu ngâm hạt gấc người bệnh cần: 50 hạt gấc chín, rửa sạch đem nướng xém vỏ, để nguội sau đó đập bỏ phần vỏ cứng ở ngoài. Lấy phần nhân bên trong giã cho vào lọ đổ rượu trắng khoảng 45 độ, ngập xâm xấp hạt gấc, đậy kín nắp khoảng 5-7 ngày là có thể dùng được.

Rượu hạt gấc ngâm để càng lâu càng tốt, khi nào cần dùng chỉ cần lấy rượu xoa bóp phần đau 5 đến 10 phút.

(0)

Ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và rất khó điều trị. Việc điều trị chủ yếu bằng các phương pháp Tây Y. Nhưng cũng không ít người bệnh sử dụng các bài thuốc trị ung thư theo Đông Y vậy những phương thuốc này có thực sự trị được ung thư như dân gian truyền miệng. Những cây thuốc trị ung thư đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài biết sau đây nhé.

Ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và rất khó điều trị. Việc điều trị chủ yếu bằng các phương pháp Tây Y. Nhưng cũng không ít người bệnh sử dụng các bài thuốc trị ung thư theo Đông Y vậy những phương thuốc này có thực sự trị được ung thư như dân gian truyền miệng. Những cây thuốc trị ung thư đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài biết sau đây nhé.


Cây mảnh cộng

Cây mảnh cộng hay còn được người miền Nam gọi là cây bìm bịp. Tên khoa học của cây mảnh cộng là Clinacanthus nutans. Cây thuốc có nhiều ở các nước có thời tiết thuộc khí hậu nhiệt đới, vì vậy mà hay xuất hiện ở các tỉnh thuộc phía Nam của nước ta. Cây mảnh cộng có lá dẹt và dài, có màu xanh lục.
Cây mảnh cộng có thể được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.

Đây là một cây thuốc quý, không chỉ riêng người Việt biết đến. Mà các nước khác tại châu Á cũng rất tin dùng cây thuốc này nhờ tác dụng nó mang lại. Toàn bộ cây có thể được sử dụng làm thuốc, cây có vị ngọt và lành tính. Có thể phơi khô, hoặc dùng lá tươi để làm một loại rau.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cây thuốc này nổi tiếng là được sử dụng để làm loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư.

Tác dụng của cây mảnh cộng:

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (đây là tác dụng lớn nhất)
  • Tác dụng mát gan, lợi mật
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da
  • Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
  • Chóng liền xương (do nứt hoặc gãy xương)
  • Cây bạch xà thiệt thảo

Cây bạch xà thiệt thảo còn gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, xà thiệt thảo, long thiệt thảo,… Cây có tên khoa học là Hedyotis diffusa Wild, thuộc họ cà phê. Cây có thân mày nâu nhạt, tròn ở các đốt của thân, lá có hình dài và dẹt, có hoa. Cây bạch hoa xà thiệt thảo có thể thu hái vào mùa hạ, rửa sạch và sấy khô.

Cây có vị hơi nhạt, ngọt và hơi đắng. Lành tính và mát. Đây cũng là một loại cỏ dùng để thanh nhiệt, giải nhiệt, hoạt huyết, tiêu ung tán kết.
Bạch hoa xà thiệt thảo dùng làm thuốc trị ung thư theo Đông Y.

Cây thuốc này có thể trị các vết sưng đau do bênh ung thư và các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm gan,… Trị ung bướu hoặc các loại ung nhọt khác và giải độc cho người bị rắn cắn.

Y học hiện đại đã chứng minh, bạch xà thạch thảo là cây thuốc quý. Có tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn.

Cây xạ đen dùng làm thuốc trị nhiều bệnh ung thư
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus SP., thuộc họ Dây gối. Cây thường tìm thấy ở các vùng núi và trong rừng ở nước ta.

Thân cây mọc dài và thẳng thành bụi, lá cây to xoè và hơi cứng. Phần được dùng làm dược liệu của cây chủ yếu là phần thân, cành và lá. Trong cây có chứa các chất chống oxy hoá để phòng chống ung thư, chất chống nhiễm khuẩn. Và có tác dụng làm cho tế bào ung thư hoá lỏng dễ tiêu.
Xạ đen được biết đến là có tác dụng trị nhiều loại bệnh ung thư.

Tác dụng nổi bật nhất của xạ đen là để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Đặc biệt là ung thư gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao. Bên cạnh tác dụng nổi bật đó, xạ đen còn có tác dụng điều trị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm, mụn nhọt,…

Xạ đen còn được phơi khô để dùng giải nhiệt cơ thể, loại bỏ các loại độc tố ra ngoài cơ thể, giúp an thần, giảm đau và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là top 3 cây thuốc nam thường được y học cổ truyền dùng trong những bài thuốc trị ung thư. Tuy nhiên, để sử dụng những cây thuốc, vị thuốc này hiệu quả thì cần có sự nghiên cứu thêm của y học hiện đại về công dụng của chúng. Ngoài ra chúng ta vẫn không thể xa dời được các phương pháp hiện đại và đã được khoa học chứng minh.

Vì thế, người bệnh khi muốn sử dụng những bài thuốc Đông y trong điều trị bệnh, cần thăm khám và chữa trị tại những cơ sở uy tín về đông y, dược liệu.Lời khuyên tốt nhất của chúng tôi là sử dụng các loại thuốc nam như một cách hỗ trợ điều trị ung thứ chứ không dùng nó như một phương pháp trị bệnh chính.

(0)

Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà là hai vị thuốc nam mà người dùng thường rất dễ bị nhầm lẫn từ hình dạng cây, tên gọi cho đến công dụng. Bởi có nhiều đặc điểm chung nên việc phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà trước khi sử dụng thường khiến nhiều người bệnh gặp khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý giúp các bạn phân biệt rõ hơn về 2 loại cây này.

Bạch hoa xà (bên trái) và bạch hoa xà thiệt thảo (bên phải)

1. Các tên gọi khác của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiệt thảo là cây mang tính hàn, quy vị, còn có nhiều tên gọi khác như: Xà thiệt thảo, Giáp mãng xà, Xà tổng quản, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo, Tế diệp liễu tử, Dương tu thảo. Cây được dùng cả cây để làm thuốc chữa bệnh.

Bạch hoa xà còn có tên gọi khác là Bạch tuyết hoa, cây Đuôi công, cây Chiến. Bởi có tên gọi là bạch hoa xà nên cây thường bị hiểu nhầm là tên gọi tắt của cây bạch hoa xà thiệt thảo.

2. Đặc điểm, hình dáng nhận dạng của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiêt thảo là cây thân thảo, thuộc họ Cà phê, cây thường cao khoảng 15cm – 20 cm, thân có màu nâu nhạt, phần thân non gần ngọn có màu xanh; lá hình mác dài từ 1,5cm – 3,5 cm, rộng từ 1mm – 2 mm, màu xanh xám, không cuống; hoa có màu trắng, mọc ở các nách lá; quả hình cầu, trên đỉnh mọc 4 hình giáo nhọn, bên trong có chứa nhiều hạt tròn nhở, màu đen (khi quả đã chính già).

Hình ảnh cây bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thuộc họ cây thân cỏ, cao khoảng 50 cm – 70cm, thân ít nhiều bị hóa gỗ, khúc khuỷu, có đốt và có khía dọc, lá cây có hình bầu dục, mọc so le dài từ 5cm – 7cm, rộng khoảng 3cm – 5cm, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng nhạt, cuống lá như ôm vào thân (gần như không cuống); hoa có 5 cánh và có màu trắng, mọc thành các cụm, đài hoa hình trụ có cạnh rõ, phủ đầy lông tuyến dính.

3. Nơi phân bố của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Dương tu thảo có sức sống mãnh liệt, phát triển rất nhanh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Vì vậy, Du tương thảo “góp mặt” trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của nước ta. Cây thường dễ tìm thấy ở ven các thửa ruộng, vệ đường đi, ven các mỏm đá, sườn đồi…

Bạch tuyết hoa thường được dùng rễ và lá tươi để điều trị bệnh. Không chỉ vậy, vì có hoa rất đẹp nên cây còn được trồng làm của khá nhiều hộ gia đình ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta.

4. Thành phần dược tính của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Theo nghiên cứu từ bộ Y tế, bạch hoa xà thiệt thảo chứa chủ yếu các thành phần: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b- Sitosterol-D-Glucoside… Đây cũng là các dược tính chủ yếu giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Hình ảnh cây bạch hoa xà

Bach hoa xà có chứa một số thành phần hóa học như: flavonoid, phenol, triterpen, các hợp chất plumbagin 0,91%, chitranon, zeylenon, matrinon…; axít hữu cơ: acid palmitic, linoleic…

5. Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
“Giáp mãng thảo” trong điều trị bệnh thường được dùng kết hợp với một số vị thuốc nam khác như: cây bán chi liên, cây xạ đen.. nhằm đạt hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.

Một số loại bệnh mà bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị rất hiệu quả như:

Hỗ trợ bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu
Hỗ trợ điều trị bênh ung bướu rất hiệu quả.
Giải độc do rắn cắn.
Có tác dụng ngăn ngừa các di căn khối u
Hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khác với Xà thiệt thảo, Bạch hoa xà chủ yếu có tác dụng hỗ trợ một số bệnh sau:

Hỗ trợ điều trị đinh nhọt, phong hủi, lở ngứa, tràng nhạc
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay
Giúp điều trị bệnh nhân bị bệnh thận cấp tính, trẻ con em có dấu hiệu sốt cao, co giật.
Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật
6. Chống chỉ định đối với bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiệt thảo không được dùng cho phụ nữ mang thai, người bị suy gan, suy thận nặng
Bạch hoa xà chống chỉ định với phụ nữ có thai. Ngoài ra, do có dược tính mạnh nên bạch hoa xà chủ yếu được dùng để điều trị ngoài da.

(0)