Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà

Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà là hai vị thuốc nam mà người dùng thường rất dễ bị nhầm lẫn từ hình dạng cây, tên gọi cho đến công dụng. Bởi có nhiều đặc điểm chung nên việc phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà trước khi sử dụng thường khiến nhiều người bệnh gặp khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý giúp các bạn phân biệt rõ hơn về 2 loại cây này.

Bạch hoa xà (bên trái) và bạch hoa xà thiệt thảo (bên phải)

1. Các tên gọi khác của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiệt thảo là cây mang tính hàn, quy vị, còn có nhiều tên gọi khác như: Xà thiệt thảo, Giáp mãng xà, Xà tổng quản, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo, Tế diệp liễu tử, Dương tu thảo. Cây được dùng cả cây để làm thuốc chữa bệnh.

Bạch hoa xà còn có tên gọi khác là Bạch tuyết hoa, cây Đuôi công, cây Chiến. Bởi có tên gọi là bạch hoa xà nên cây thường bị hiểu nhầm là tên gọi tắt của cây bạch hoa xà thiệt thảo.

2. Đặc điểm, hình dáng nhận dạng của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiêt thảo là cây thân thảo, thuộc họ Cà phê, cây thường cao khoảng 15cm – 20 cm, thân có màu nâu nhạt, phần thân non gần ngọn có màu xanh; lá hình mác dài từ 1,5cm – 3,5 cm, rộng từ 1mm – 2 mm, màu xanh xám, không cuống; hoa có màu trắng, mọc ở các nách lá; quả hình cầu, trên đỉnh mọc 4 hình giáo nhọn, bên trong có chứa nhiều hạt tròn nhở, màu đen (khi quả đã chính già).

Hình ảnh cây bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thuộc họ cây thân cỏ, cao khoảng 50 cm – 70cm, thân ít nhiều bị hóa gỗ, khúc khuỷu, có đốt và có khía dọc, lá cây có hình bầu dục, mọc so le dài từ 5cm – 7cm, rộng khoảng 3cm – 5cm, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng nhạt, cuống lá như ôm vào thân (gần như không cuống); hoa có 5 cánh và có màu trắng, mọc thành các cụm, đài hoa hình trụ có cạnh rõ, phủ đầy lông tuyến dính.

3. Nơi phân bố của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Dương tu thảo có sức sống mãnh liệt, phát triển rất nhanh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Vì vậy, Du tương thảo “góp mặt” trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của nước ta. Cây thường dễ tìm thấy ở ven các thửa ruộng, vệ đường đi, ven các mỏm đá, sườn đồi…

Bạch tuyết hoa thường được dùng rễ và lá tươi để điều trị bệnh. Không chỉ vậy, vì có hoa rất đẹp nên cây còn được trồng làm của khá nhiều hộ gia đình ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta.

4. Thành phần dược tính của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Theo nghiên cứu từ bộ Y tế, bạch hoa xà thiệt thảo chứa chủ yếu các thành phần: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b- Sitosterol-D-Glucoside… Đây cũng là các dược tính chủ yếu giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Hình ảnh cây bạch hoa xà

Bach hoa xà có chứa một số thành phần hóa học như: flavonoid, phenol, triterpen, các hợp chất plumbagin 0,91%, chitranon, zeylenon, matrinon…; axít hữu cơ: acid palmitic, linoleic…

5. Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
“Giáp mãng thảo” trong điều trị bệnh thường được dùng kết hợp với một số vị thuốc nam khác như: cây bán chi liên, cây xạ đen.. nhằm đạt hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.

Một số loại bệnh mà bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị rất hiệu quả như:

Hỗ trợ bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu
Hỗ trợ điều trị bênh ung bướu rất hiệu quả.
Giải độc do rắn cắn.
Có tác dụng ngăn ngừa các di căn khối u
Hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khác với Xà thiệt thảo, Bạch hoa xà chủ yếu có tác dụng hỗ trợ một số bệnh sau:

Hỗ trợ điều trị đinh nhọt, phong hủi, lở ngứa, tràng nhạc
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay
Giúp điều trị bệnh nhân bị bệnh thận cấp tính, trẻ con em có dấu hiệu sốt cao, co giật.
Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật
6. Chống chỉ định đối với bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiệt thảo không được dùng cho phụ nữ mang thai, người bị suy gan, suy thận nặng
Bạch hoa xà chống chỉ định với phụ nữ có thai. Ngoài ra, do có dược tính mạnh nên bạch hoa xà chủ yếu được dùng để điều trị ngoài da.