3 các loại cây chữa bệnh xương khớp cho hiệu quả cao

Chữa bệnh xương khớp bằng thảo dược đang là xu hướng hiện nay không chỉ bởi hiệu quả của thuốc mà còn bởi chúng không có tác dụng phụ có hại cho cơ thể. 3 loại cây tiêu biểu trong số đó là: cây lá lốt, cây cỏ xước và cây trinh nữ.

Giới thiệu về cây lá lốt
Cây lá lốt có tên gọi khác là cây Tất bát. Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Đây là cây thảo sống lâu, cao 30- 40 cm, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây lá lốt mọc dại ven rừng, ven suối, ở những chỗ ẩm, có bóng mát và cũng được trồng ở nhiều nơi khác khắp cả nước.
Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy. Ngoài ra, Lá Lốt còn dùng để chữa thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
Cây lá lốt là thần dược chữa bệnh xương khớp

Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây lá lốt
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Bài thuốc 1: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 3: Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt
Rễ Lá Lốt 15g, rễ Bưởi Bung 15g, rễ cây Vòi Voi 15g, rễ Cỏ Xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng Lá Lốt tươi, Ngải Cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm lên chỗ bị sưng đau.

Cây cỏ xước là thảo dược chữa bệnh xương khớp nhiều người sử dụng
Vài nét về cây cỏ xước

Cỏ xước có có tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae), còn được gọi là ngưu tất nam, hà ngù, cỏ nhả lìn ngu…Đây là một loài thực vật có có thân mảnh, cao tầm 1m, mọc hoang ở khắp nơi. Người ta thường hái rễ củ của Cỏ xước đem về phơi khô dùng để chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, Cỏ xước có vị đắng, chua, cay, tính bình, có tác dụng lưu thuông máu huyết, tiêu viêm, bổ gan bổ thận, tăng cường gân cốt, thường được sử dụng để chữa các bệnh như viêm phế quản, viêm thận, sỏi tiết niệu, chữa cao huyết áp, tụ máu bầm và đặc biệt là chữa nhiều bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Theo các nghiên cứu khoa học, rễ Cỏ xước 2 thành phần quan trọng là achyranthine alkaloids và saponin có khả năng làm hạ huyết áp, giãn mạch máu, tăng cường hô hấp và chống viêm giảm đau.

Cây cỏ xước là thảo dược chữa bệnh xương khớp nhiều người sử dụng

Một vài bài thuốc chữa bệnh xương khớp, phong thấp từ cây cỏ xước
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Cỏ Xước 40 gam; Hy Thiêm 30 gam; Thổ Phục Linh 20 gam; Cỏ Mực 20 gam; Ngải Cứu 12 gam; Ké Đầu Ngựa 12 gam.

Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, đổ 2 lít nước rồi cho lên bếp sắc. Đun đến khi còn 2 bát thì chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Rễ Cỏ Xước 16 gam; Hy Thiêm Thảo 16 gam; Nhọ Nồi 16 gam; Phục Linh 20 gam; Thương Nhĩ Tử 12 gam; Ngải Cứu 12 gam.

Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi cho vào ấm sắc 3 lần. Mỗi lần sắc xong sẽ đựng nước thuốc vào ấm khác rồi sắc tiếp. Sau khi sắc xong 3 lần, trộn nước thuốc ở các lần vào với nhau và sắc lần cuối cho đặc lại. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh nên uống liên tục từ 10-15 ngày để có tác dụng.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Thuốc uống:
Nguyên liệu: Cỏ Xước; cây Chìa Vôi; Dền Gai; Cỏ Ngươi; Lá Lốt; Tầm Gửi mỗi loại chuẩn bị 30 gam.

Cách dùng: Đem các vị thuốc trên phơi khô rồi sắc lấy nước uống hằng ngày.

Thuốc đắp:
Nguyên liệu: Muối; Cỏ Xước; lá cây Chìa Vôi.

Cách dùng: Đem lá cây Chìa Vôi trộn với muối rồi giã nhỏ cho vào túi mỏng hoặc cho vào mảnh vải đắp lên vùng bị thoát vị.

Bài thuốc đơn giản chữa bệnh xương khớp từ cây trinh nữ


Đôi điều về cây trinh nữ

Cỏ trinh nữ (Mimosa pudica L. ) thuộc họ trinh nữ, tên khác là cỏ thẹn, cây xấu hổ, cây mắc cỡ là tên thuốc trong y học cổ truyền hàm tu thảo là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rũ xuống nên có tên gọi như trên.

Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Dược liệu có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.
Bài thuốc từ cây trinh nữ chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Cách 1: Chỉ dùng rễ cây trinh nữ
Dùng rễ cây trinh nữ đem thái mỏng, tẩm rượu, sao thơm và sắc (như sắc thuốc bắc) uống ngày 2 lần. Áp dụng theo bài thuốc này thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp như tình trạng đau nhức (lưng), tê bì chân tay.

Cách 2: Dùng rễ cây trinh nữ kết hợp với các nguyên liệu khác
Bài thuốc 1:
Dùng bài thuốc từ rễ cây trinh nữ, cây xoan leo (20g), rễ cây cỏ xước, củ sả. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 2:
Rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây mỗi thứ 10g. Tất cả các nguyên liệu tạo thành một thang thuốc dùng để sắc uống trong ngày Hoặc bạn có thể ngâm rượu để uống có tác dụng làm giảm đau do viêm khớp hiệu quả.

Bài thuốc 3:
Rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả các nguyên liệu đem nấu với nước. Bạn thực hiện nấu lấy 2 lần nước rồi trộn 2 lần nước với nhau rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 4:
Rễ trinh nữ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 3g. Tất cả dùng ở dạng khô, đem hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Trên đây là 3 loại thảo dược dùng để chữa bệnh xương khớp đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên các bài thuốc này chỉ có tác dụng với tình trạng bệnh nhẹ. Nếu tình trạng bệnh chuyển sang nặng hơn hãy đến các cơ sở y tế địa phương để được khám chữa kịp thời.

Hiện tại nhà thuốc chúng tôi nhập khẩu và bào chế thuốc đặc trị bệnh. Nguồn gốc thuốc là các loại thảo dược quý hiếm từ đất nước chùa tháp campuchia, hoàn toàn không có chất hóa học, không có tác dụng phụ, cam kết hoàn lại tiền nếu bệnh tình không thuyên giảm sau khi sử dụng. địa chỉ lh, hotline, tham khảo thêm tại website