Việc dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một trong những cách giúp người bệnh mau chóng tiêu trừ đi những cơn đau do bệnh gây ra. Những cây thuốc dễ tìm, được ứng dụng rộng rãi và không gay ra tác dụng phụ chính là lý do mà bạn nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp. Để điều trị đau khớp sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Điều trị đau khớp bằng những những cây thuốc nam có trong đời sống xung quanh hiệu quả đem lại rất cao mà người bệnh có thể tham khảo như:

1: Cây cỏ trinh nữ
Cây cỏ trinh nữ là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được ứng dụng rộng rãi. Theo Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi sơ, hơi có tính hàn, giúp trấn tĩnh, an thần, chống viêm, hạ áp, tiêu ích, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau. Do đó cây trinh nữ được sử dụng nhiều trong việc chữa bệnh mất ngủ và đau nhức xương khớp.

Cách dùng cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp như sau:

Đào rễ cây trinh nữ về rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô. Mỗi ngày dùng 120g rễ trinh nữ phơi khô rang lên. Sau đó tẩm rượu 35-30 độ rồi tiếp tục rang khô. Thêm vào 600ml nước, sắc còn 200-300ml nước thuốc. Bắc xuống, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc này sẽ đem lại hiệu quả tương đối nhanh, khoảng từ 4-5 ngày.

2: Lá lốt
Một bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp khác mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm đó là lá cây lá lốt. Trong Đông y, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, có tác dụng ôn trung (ấm bụng ), tán hàn ( trừ lạnh), hạ khí và chỉ thống ( giảm đau). Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Do đó thường được dùng để chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp khi trở trời và mụn nhọt lâu liền miệng, hoặc ra nhiều mồ hôi tay chân.

Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp đơn giản:

Lấy 15-30g lá lốt đem phơi khô bạn sẽ được khoảng 5-10g lá khô, đổ vào nồi với 2 chén nước, sắc sao cho thuốc chỉ còn 1/2 chén. Để ấm rồi uống. Nên uống sau khi ăn tối. Uống liên tục khoảng 10 ngày

Cách khác là bạn dùng lá lốt và rễ các cây: Bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g tươi, thái mỏng. Sau đó sao lên cho vàng, sắc với 600ml nước. Để cạn còn 200ml nước rồi chia ra uống 3 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.

3: Gừng
Củ gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt. Do đó nó có thể giảm đau nhức xương khớp cho người bệnh.

Cách thực hiện:

Lấy vài củ gừng, nấu nước đun sôi, để lửa nhỏ liu riu khoảng 5 phút rồi bắc xuống, chờ nước ấm vừa phải, cho chút muối hạt vào rồi ngâm chân khoảng từ 15-30 phút.

Đối với những vị trí khác, người bệnh có thể lấy khăn bông tẩm nước thuốc khi còn nóng rồi chườm lên khu vực đau 10-15 phút, khăn nguội lại tiếp tục nhúng vào nước nóng.

Nước gừng và muối ấm sẽ giúp bệnh nhân thư giãn, làm dịu các cơn đau nhanh chóng, Ngâm chân bằng loại nước này mỗi tối còn có lợi ích ngăn ngừa các loại bệnh khác cho cơ thể.
Gừng vừa giúp giảm đau, vừa giúp ngăn ngừa bệnh cho cơ thể

Những vị thuốc trên đều có chung lợi ích là giảm đau nhanh chóng, nguyên liệu dễ tìm hoặc có sẵn. Tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên muốn chữa khỏi bệnh thì rất khó, cần kiên trì thực hiện mỗi ngày với các bài thuốc đắp và kết hợp với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị đau nhức xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau nhức xương khớp
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì chúng có khả năng ức chế và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Các loại trái cây tươi ( cam, chanh, bưởi, dâu tây…), rau xanh ( súp lơ xanh, cải xanh…) rất dồi dào loại vitamin này.

Các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế giúp làm nóng cơ thể và bảo vệ khớp khỏi các phản ứng có hại.
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, đậu nành giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và rất dồi dào canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa đau nhức xương khớp.

Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như: thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, phủ tạng động vật.

Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, các sản phẩm từ bơ sữa. Các loại thực phẩm này khiến phản ứng viêm tăng mạnh gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội.

Không ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), canh cua và thịt chó.

Chế độ luyện tập tốt cho người bị đau nhức xương khớp
Luyện tập thể dục giúp bệnh nhân đau khớp ít phụ thuộc vào khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bài tập nhằm làm giảm các cơn đau, hạn chế các biến chứng khớp hiệu quả mà Hiệp hội Chỉnh hình y học Thể thao Hoa Kỳ giới thiệu. Người bị đau nhức xương khớp có thể áp dụng.

Khởi động trước khi tập

Bệnh nhân bị đau khớp, trước khi tập cần tập thể dục nhẹ nhàng như sau: lần lượt gập đầu sang trái, phải, ra trước, ra sau; lặp lại 4 lần. Xoay cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, mỗi động tác 5 lần. Xoay cổ chân, đầu gối mỗi động tác 5 lần. Vặn mình sang mỗi bên 3 lần. Đi bộ tại chỗ hoặc bước đi khoảng 2-3 phút. Nếu trong lúc tập thấy khó thở, chóng mặt, mệt hay đau thắt ngực thì ngừng bài tập ngay.

Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực, trong khi đầu vẫn giữ áp sát vào mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng, đổi bên.

Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

– Luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo cho đủ ấm, uống và tắm nước ấm để cơ thể không bị lạnh.

– Làm nóng tại vùng khớp bị đau bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió để các mạch máu giãn nở giúp cho việc lưu thông máu đến nuôi khớp dễ dàng hơn.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

– Uống nhiều nước: nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Do đó, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.

(0)

Dùng thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối là phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Vi thuốc nam có nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên có thể dùng liên tục trong thời gian dài mà không lo có tác dụng phụ, cho nên rất thích hợp dùng để điều trị các bệnh xương khớp. Trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng thoái hóa khớp gối như đau nhức, sưng viêm tấy, từ đó giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, chủ yếu là do quá trình lão hóa xương khớp gây ra những cơn đau nhức dai dẳng tại một số xương khớp như cổ chân, cổ tay, vai háng, gối làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống của người bệnh. Đặc biệt là khớp gối là nơi dễ bị thoái hóa nhất.. Vì do khớp gối phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, cộng thêm việc di chuyển hàng ngày và một số tác động khác làm cho khớp gối bị sưng viêm, lâu ngày bị thoái hóa dần..Nếu không điều trị kịp thời có thể làm mất khả năng đi lại hoặc thậm chí gây tàn phế suốt đời..Dưới đây là một số thuốc nam điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và an toàn..

Bài thuốc nam trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Các bệnh xương khớp thường có thời gian điều trị lâu dài, nếu như sử dụng thuốc giảm đau không phải sự lựa chọn an toàn, vì khi dùng trong thời dài có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Với các bài thuốc nam có thành phần được thảo dược thiên nhiên là sự lựa chọn phù hợp để điều thoái hóa khớp gối, có tác dụng giúp máu lưu thông, giảm đau nhức, sưng viêm, tăng cường hoạt động xương khớp…

1 Lá lốt

Nguyên liệu: 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ cây vòi voi.

Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu trên cắt nhỏ rồi sao vàng, cho vào ấm sắc cùng 3 chén nước đến khi nào còn 1 chén thì chia 3 lần uống hết trong ngày.. Thực hiện theo liệu trình liên tục trong 7 ngày có tác dụng chữa thoái hóa khớp gối rất tốt..

Hoặc có thể dùng 10g lá lốt, 12g cỏ xước, 12g cây mắc cở , 12g thổ phục linh, 12g hà thủ ô, 10g sài đất, 8g thiên niên kiện, 8g quế chi, 18g sinh địa. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc uống mỗi ngày một thang chữa đau khớp gối do thoái hóa rất tốt.

Xem thêm: Cách chữa gai cột sống bằng lá lốt tại nhà

2 Dây đau xương

Đây cũng là cách khá đơn giản chỉ cần đem dây đau xương sao vàng hạ thổ, rồi dùng khoảng 20g sắc uống hàng ngày, có tác dụng giảm đau nhức rất hay..Hoặc có thể dùng 20g dây đau xương, 20g lá lốt, 20g mắc cở,sắc uống mỗi ngày cũng rất tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối..

3 Bài thuốc chườm

Chuẩn bị khoảng 300g hành củ, rồi giã nát, cho vào nồi đun sôi cùng với 1 chén dấm lâu năm. Tiếp theo cho hỗn hợp này vào miếng vải, rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau nhức.Hoặc có thể dùng dây đau xương,. gừng tươi, lá lốt tươi, lưỡi hổ.. Đem tất cả nguyên liệu này giã nát, sau cùng với dấm hoặc rượu, rồi đắp vào chổ bị đau, sau đó bó lại.. Nếu hỗn hợp này nguội thì đem sao nóng lại rồi đắp tiếp.. Thực hiện như vậy khoảng 1 tháng giảm nhanh đau nhức, sưng khớp…

4 Bài thuốc đắp

Chuẩn bị lá ngải cứu, hành và gừng, đem rửa sạch, rồi giã nát, sao nóng chung với rượu, sau đó đắp hỗn hợp này vùng khớp bị đau, Sau đó dùng lá thầu dầu bó lại.. Thực hiện như vậy 5-6/ngày . Ngoài ra có thể đem hạt cải tán thành bột mịn rồi hòa với lòng trắng trứng gà, thoa hỗn hợp này lên khớp đau rồi lấy vải quấn lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, áp dụng cho đến khi khỏi đau nhức.

Trên đây là những cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam tốt nhất được nhiều người sử dụng.. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc đều dặn mỗi ngày thì mới có hiệu quả.. Ngoài việc dùng thuốc thì nên chú ý đến chế độ ăn uống cho hợp lý, bổ sung nhiều kháng chất, vitamin, omg 3.. Đặc biệt là canxi, kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả như châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, xoa bóp, góp phần điều trị bệnh hiệu quả hơn..

Có thể bạn quan tâm: Khám xương khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0979.272.888 – 028.66601888. Liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và khám bệnh

(0)

Hiện nay bên cạnh việc sử dụng thuốc tây hay thuốc dân gian thì nhiều người bệnh còn tìm tới các bài thuốc nam để chữa đau khớp ngón tay với mong muốn bệnh mau lành. Đây cũng là cách để rút ngắn thời gian sử dụng thuốc tân dược và hạn chế được những tác dụng phụ mà nó mang lại. Dưới đây là 5 cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam đang nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân:

1. Chữa đau khớp ngón tay bằng củ tam thất
Theo nghiên cứu, hoạt chất Saponin ( bao gồm Arasaponin A và Arasaponin B) có trong củ tam thất tỏ ra khá hiệu quả trong việc chống khuẩn, tiêu sưng, giảm đau nhức xương khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng. Ngoài ra vị thuốc nam này còn chứa rất nhiều hợp chất như Acid amin, đường, sắt, canxi…rất tốt cho sức khỏe.

Liều dùng và cách sử dụng:

Cách 1: Dùng 6-13g củ tam thất khô sắc lấy nước đặc, chia uống làm 2 lần trong ngày.
Cách 2: Củ tam thất đem phơi khô và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 6g bột pha uống với nước cơm, ngày uống 2 lần.
Lưu ý: Không nên áp dụng cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam này trong thời gian dài vì dễ gây mẩn ngứa, nổi mụn nhọt. Bài thuốc này cũng chống chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ em, người bị cao huyết áp, tiêu chảy.

2. Bài thuốc nam chữa đau khớp ngón tay từ lá lốt
Không chỉ đơn thuần là một loại rau gia vị, lá lốt còn được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa đau khớp ngón tay. Lý giải về tác dụng này của lá lốt, bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế- khoa Cơ xương khớp bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM cho hay: Lá lốt là vị thuốc có tính ấm và chứa chất kháng khuẩn tự nhiên nên có công dụng tán hàn, chỉ thống, ôn trung, hạ khí. Vị thuốc nam này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, tay chân lạnh, phong thấp, viêm khớp, đau lưng mỏi gối. Bạn có thể dùng lá lốt tươi hoặc khô sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh hiệu quả hơn.

Liều dùng và cách sử dụng:

Cách 1: Chuẩn bị 15-30g lá lốt tươi ( tương đương 5-10g lá khô). Đem thuốc sắc cùng với 2 chén nước cho đến khi cạn còn 1/2 chén thì gạn ra chia đều cho 2 lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm.
Cách 2: Kết hợp lá lốt với cỏ xước, vòi voi, rễ cây cỏ bung mỗi vị 30g. Các nguyên liệu trên thái nhỏ ra rồi đem sao vàng và sắc uống.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế người bệnh chỉ nên sử dụng lá lốt trong 7-10 ngày theo đúng liều lượng nói trên bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ dễ bị nóng trong. Đây cũng chính là lý do mà các trường hợp đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón không được khuyên dùng lá lốt chữa bệnh.

3. Cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam từ củ gừng
Bên cạnh tác dụng chống nôn ói, tiêu chảy, kích thích tiêu hóa thì gừng còn giúp kháng viêm, giảm đau nhức khớp ngón tay. Chính vì vậy từ nhiều thập kỷ qua ông bà ta đã biết tận dụng dược chất quý giá có trong gừng bằng cách sử dụng nó như một loại gia vị hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh tại nhà. Cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam từ củ gừng

Liều dùng và cách sử dụng:

Chuẩn bị 2 lạng gừng tươi đem giã nhuyễn, bọc trong 1 miếng vải mùng và nấu với 2 lít nước sôi trong 10 phút. Sau đó lấy 1 miếng vải khác nhúng nước gừng, vắt sơ cho ráo nước và chườm vào vị trí đau ngay khi còn nóng. Khi vải nguội thì tiếp tục nhúng vào nước gừng và chườm thêm 4-5 lần nữa. Thực hiện tương tự 2 ngày 1 lần cơn đau sẽ được xoa dịu nhanh chóng.

4. Dùng mễ nhân chữa đau nhức khớp ngón tay
Trong Đông y, Mễ nhân còn được gọi là ý dĩ. Đây là vị thuốc có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, không độc đi vào kinh Tỳ, Thận, Phế giúp giảm đau, trừ phong thấp, loại bỏ tà khí. Để chữa đau nhức khớp ngón tay Y học dân tộc thường kết hợp mễ nhân với đu đủ.

Liều dùng và cách sử dụng:

Trước tiên cần chuẩn bị đu đủ chín hườm và hạt mễ nhân mỗi loại 30g. Đu đủ gọt sạch vỏ, xắt miếng vuông và cho vào nồi cùng với mễ nhân và 300ml nước. Hầm lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm thì thêm chút đường vào cho vừa đủ ngọt. Mỗi ngày nên ăn 1 chén để nhanh chóng cắt đứt được cơn đau khớp ngón tay.

Lưu ý: Phụ nữ có thai, người bị táo bón, tân dịch khô không nên dùng.

5. Chữa đau khớp ngón tay bằng ngải cứu rang muối
Chườm ngải cứu rang muối nóng là bài thuốc nam chữa đau khớp ngón tay đã được ông cha ta áp dụng từ bao đời nay. Trong khi tinh dầu ngải cứu có tác dụng giảm đau, chống nhiễm khuẩn, giữ ấm khớp thì muối lại có tác dụng giữ nhiệt và đưa các dược chất trong ngải cứu vào sâu bên trong khớp. Nhờ vậy việc chườm ngải cứu rang muối đem lại cảm giác giảm đau nhanh chóng.

Liều dùng và cách sử dụng:

Mỗi lần dùng thuốc chúng ta cần có 1 nắm ngải cứu tươi và muối biển. Đem trộn hai nguyên liệu lại với nhau và cho vào chảo rang cho đến khi lá ngải cứu héo đi. Tiếp theo lấy 1 miếng vải bọc hỗn hợp trên lại và chườm vào chỗ khớp ngón tay bị đau trong 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để nhanh thấy kết quả.

Những cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam trên đây có hiệu quả tốt với những trường hợp bị đau nhẹ nhưng tác dụng của chúng chỉ là tức thời, không loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh.. Về mặt lâu dài để điều trị đau khớp ngón tay triệt để bạn cần tới các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ khám, chụp chiếu và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhằm có hướng điều trị hiệu quả hơn.

(0)