Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo.

Đậu

Đậu chứa nhiều chất xơ và protein khiến bạn cảm thấy no lâu.

Một nghiên cứu tại Canada cho thấy những người bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp.

Đậu không phải là thực phẩm đắt đỏ và vô cùng linh hoạt trong chế biến.

Trộn các loại bột đậu đỏ, đen, xanh…sẽ có một cốc sữa đầy dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe lại rẻ tiền. Bạn cũng có thể nấu chè, cho vào món cháo… Wow!

Bông cải xanh

Bông cải xanh và các loại thực phẩm họ cải khác như cải xoăn, súp lơ và cải bruxen…đều chứa một hợp chất gọi là sulforaphane.

Hợp chất chống viêm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ các mạch máu dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên.

Bông cải xanh không chỉ chứa ít calo và carbohydates, mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt.
Dầu ôliu

Dầu ô liu có hàm lượng axit amin cao.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn chất béo tốt cho tim mạch (MUFA) giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm sự đề kháng insulin, giúp các tế bào đáp ứng tốt hơn với insulin của cơ thể.

Ngoài ra dầu ô liu còn chứa nhiều vitamin A, E cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Cá hồi

Không chỉ giàu protein, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol.

Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá mòi, cũng có tác dụng bảo vệ đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.

Rau cải bó xôi (bina)

Rau bina là một trong những nguồn cung cấp magiê cao – một vi chất giúp cơ thể bạn sử dụng insulin để hấp thụ các chất đường trong máu và quản lý đường huyết hiệu quả hơn.

Loại rau này cũng giàu vitamin K, folate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Quế

Gia vị thơm tho này đã được chứng minh là làm giảm cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.

Chỉ cần 1/4 muỗng cà phê quế mỗi ngày giúp cải thiện lượng đường trong máu và cholesterol trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng tương tự.

Thêm bột quế vào sinh tố, sữa chua, bột yến mạch hoặc thậm chí cà phê, vừa thêm hương vị cho món ăn của bạn mà không cần thêm đường hoặc muối.

Hạt quả khô

Quả óc chó đặc biệt đã được chứng minh có tác dụng chống lại bệnh tim mạch và có thể cải thiện mức độ đường trong máu nhờ óc chó có lượng chất béo không bão hòa đa cao.

Những chất béo lành mạnh này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Hạnh nhân và quả hồ đào cũng chứa các chất béo có lợi.

Hạt quả khô có lượng carbohydrate, chất đạm và chất béo thấp, tốt để ổn định lượng đường trong máu.
Quả óc chó

Bột yến mạch

Các loại ngũ cốc như yến mạch, tốt cho đường trong máu nhờ rất nhiều chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Yến mạch có chứa chất xơ dưới dạng beta-glucans, (đó là những sợi hòa tan và nở ra trong chất lỏng), giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự phân hủy và hấp thu carbohydrate từ các loại thực phẩm khác bạn ăn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy yến mạch có thể giúp cải thiện huyết áp, cholesterol và nồng độ insulin lúc đói.

Chế phẩm sữa

Ngoài việc cung cấp canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe, thực phẩm từ sữa còn cung cấp protein để ngăn cơn đói.

Sữa, pho mát và sữa chua giúp ổn định lượng đường trong máu và ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới cho thấy bạn không nhất thiết chỉ uống sữa tách bơ bởi theo một phân tích lớn từ các nhà nghiên cứu đại học Harvard và đại học Tufts chỉ ra rằng uống sữa – kể cả sữa không tách bơ – có liên quan với giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân có thể là nhờ ăn lượng chất béo cao giúp bạn cảm thấy no, vì vậy bạn sẽ ít muốn ăn các thực phẩm có đường và lượng calo cao.

(0)

Bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường dưới đây được đúc kết theo kinh nghiệm dân gian và được người dân sử dụng có hiệu quả.


Trong kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta có nhiều bài thuốc nam điều trị các bệnh lý nội khoa mãn tính có tác dụng tốt, lại tránh được những tác dụng phụ. Trong đó có bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường. Hiện ở Quy Nhơn (Bình Định) có nhiều bệnh nhân bệnh tiểu đường đang sử dụng có kết quả bài thuốc nam sau đây.

1. Lá sa kê úa vàng rụng xuống đất (không dùng lá sa kê tươi đang ở trên cành)

Lá sa kê có tên khoa học là Artocarpus incia L, thuộc họ Dâu tằm Moraceae, cây thân gỗ cao 10-12m có thể cao 15m, tán lá rất đẹp, phiến lá to, dài 30-50cm, rộng 10-12cm. Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhụy, cũng có khi hoa đực tụ họp giống như đuôi con sóc dài 20cm. Cụm hoa cái hình cầu hoặc hình ống.
Qủa sa kê rất to, giống như quả mít tố nữ, hình tròn hoặc hình trứng, đường kính 10-20cm, vỏ màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt, thịt quả rất nạc trắng và chứa nhiều bột. Qủa sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có quả có hạt chìm trong thịt quả. Cây sa kê chịu đất khô ẩm, các tỉnh phía Nam nước ta nhân dân trồng nhiều sa kê vừa thu quả để ăn vừa làm cây cảnh che mát trong vườn nhà.

Qủa sa kê thường chế biến các món ăn như thái lát nhỏ rán với mỡ, bơ ăn thom ngon như bánh mỳ, còn dùng hầm nấu ca ri, bột sa kê làm bánh pho mát, bánh ngọt, nấu với tôm cá, với gạo ăn có chất dinh dưỡng cao.

2. Quả đậu bắp còn có tên mướp tây

Tên khoa hoc là Abelmoschusesculentus, một loại cây thân mềm sống khoảng một năm, cao 1-2m, thân hình trụ có nhiều lông và nhám. Cây có nhiều cành vươn thẳng lên cao, không xòe ngang, lá mọc so le, hình chân vịt, chia 5 thùy hẹp, xẻ đến phần nửa. Hoa 5 cánh màu vàng mọc ở hai kẽ lá, có màu đỏ ở giữa quả hình thoi, dài 10-12cm, đầu quả vót nhọn.
Đậu bắp luộc chín vừa hoặc rửa sạch ngâm nước muối 09% ăn sống, nấu canh chua, xào nấu chung với giá đậu xanh, dưa leo …

3. Ổi, búp ổi

Còn có tên gọi là phan thạch lựu, có tên khoa học là Psidum guajava. L, thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi chịu đất khô, cát sỏi, đồi núi, ổi cũng thường mọc hoang ở triền đồi núi.
Trong điều trị thường dùng ổi còn xanh, chát tốt cho tiêu hóa thể lỏng, ổi chín có tác dụng nhuận trường, thịt quả ổi chứa nhiều vitamin có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm, sốt siêu vi, cải thiện cấu trúc da tốt hơn…

Trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường dùng 3 thứ trên theo công thức:

– Lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây 100 gam

– Đậu bắp 100 gam

– Búp ổi tươi 20 gam

Ba thứ trên cho vào nồi hoặc ấm đất nấu với 2 lít nước đun lửa than còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày.

Ngoài ra, với bệnh tiểu đường phải thực hiện tốt chế độ ăn uống hàng ngày như mỗi bữa ăn chỉ cần một bát cơm và hai bát rau, phải kiêng khem các thức ăn giàu tinh bột như bánh mỳ, khoai lang, khoai mỳ, nên ăn bánh tráng và bún tươi thay cơm càng tốt.

(0)

Thừa hưởng bài thuốc quý trị tiểu đường ông nội truyền lại, ông Trần Đình Tuấn đã cứu chữa thành công cho hàng trăm ca bệnh tiểu đường.


Bài thuốc này xuất phát từ đồng bào dân tộc Xơ Đăng, gồm những thảo dược quý hiếm từ núi rừng Tây Nguyên. Theo thời gian, nguồn thảo dược dần khan hiếm, ông Tuấn (SN 1962, ở thôn An Lạc 1, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) lại mày mò tìm kiếm các vị thuốc thay thế có công dụng tương tự để bài thuốc không bị thất truyền.

Cơ duyên với bài thuốc quý

Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông Trần Đình Tuấn sống trong vòng tay bảo bọc, che chở của ông bà nội. Lớn lên ở mảnh đất nghèo khó và nhiều bom đạn của chiến tranh nhưng ông Tuấn vẫn cố gắng học lấy cái chữ để làm gương cho con cháu đời sau. Năm 1990, ông Tuấn theo ông nội (cụ Trần Phước – SN 1920) đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên kiếm tiền phụ giúp gia đình. “Đợt xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ Đăng tại làng Cúc (tỉnh Gia Lai), ông nội tôi phát hiện bị tiểu ngọt (tiểu đường) nên người yếu đi hẳn. Thấy vậy, già làng ở đó đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho ông uống. Chẳng biết những loại cây rừng ấy là gì nhưng hơn hai tháng sau, bệnh tình của ông tôi thuyên giảm rõ rệt”, ông Tuấn nhớ lại.

Để trả ơn cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc bài thuốc trị chứng tiểu ra đường. Sau này khi về quê, cụ Phước nhiều lần tái phát bệnh đều tự hái thuốc chữa trị. Năm 2005, ông Tuấn được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội rất tâm huyết với bài thuốc Nam này nên ông ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi sao, ghi nhớ kỹ liều lượng.

Bài thuốc của người dân tộc chữa khỏi hàng trăm ca tiểu đường

Năm 2008, ông bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa tiểu đường, lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong xã, huyện. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh cũng nườm nượp kéo về. Không những thế, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang… cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh. Đến nay, thuốc của ông Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị nhưng số lượng thảo dược trong nhà có hạn nên ông không giúp được nhiều. Nhìn người bệnh lặn lội hàng trăm cây số đến nơi nhưng lại về tay không, ông vô cùng áy náy. Vậy là, ông lại lặn lội lên rừng tìm thuốc.

Ông cho biết: “Bài thuốc của đồng bào Xơ Đăng độc đáo là ở những vị thuốc và cách kết hợp chúng. Công thức thì từ lâu tôi đã khắc ghi trong lòng. Cái khó là những cây thuốc ấy chỉ có ở những vùng núi cao Tây nguyên, muốn tìm kiếm không dễ chút nào. Tôi thường lặn lội lên tận vùng núi giáp ranh Bình Định – Gia Lai tìm kiếm nhưng cũng không được nhiều. Trong quá trình tìm hiểu về Đông y, tôi nhận thấy rằng, bệnh tật trời sinh, cây cỏ cũng trời sinh, nên phải lấy cây mà trị bệnh. Tôi đã học được bài thuốc thì chữa bệnh cứu người phải là cái nghiệp, dù khó khăn đến mấy cũng không được để thất truyền bài thuốc quý”.
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về Đông y của ông Tuấn do Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cấp.

Bệnh thuyên giảm sau nửa năm dùng thuốc

Về việc hành nghề chữa bệnh của ông Tuấn, ông Lê Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa xác nhận: “Xã Mỹ Hòa có 12 hộ dân bốc thuốc chữa bệnh, ông Tuấn cũng là một trong số đó. Ông Tuấn không chữa bệnh theo kiểu mê tín dị đoan, không gây mất an ninh chính trị xã hội. Bệnh nhân đến nhà ông Tuấn lấy thuốc mang về chứ không lưu trú, tụ tập đông người nên không gây ảnh hưởng gì đến trật tự ở địa phương. Ông Tuấn cũng đã trình đủ các loại chứng chỉ để hành nghề y theo như quy định của pháp luật”.

Ông Tuấn cho biết, bài thuốc trị tiểu đường của đồng bào Xơ Đăng có gần chục vị, trong đó phân nửa là thảo dược lấy từ Tây Nguyên với các tên gọi theo tiếng dân tộc. Vài năm gần đây, các loại thảo dược này ngày càng khan hiếm. Để duy trì được công việc chữa bệnh cứu người, ông Tuấn phải ngược xuôi lên Tây Nguyên tìm thuốc. Ông lên các bản làng nhờ đồng bào đi tìm và gửi xuống rồi trả tiền công cho họ. Hiện tại công việc vận chuyển thuốc được con gái của ông hiện đang sống tại Gia Lai phụ giúp.

Nhận thấy việc tìm thuốc như vậy khiến công việc trở nên bị động, ông Tuấn nghĩ tới việc tìm kiếm các thảo dược thay thế. Các vị thuốc này chẳng những phải có ở miền xuôi mà yêu cầu bắt buộc phải có công dụng tương tự các thảo dược trên cao nguyên. Để làm được điều này, ông Tuấn đã phải ròng rã tìm kiếm cả năm trời. “Có loại cây thuốc chỉ có đặc điểm gần giống thôi nên sau khi lấy về nhà tôi phải sơ chế kĩ, bảo quản trong điều kiện thích hợp thì mới phát huy cái lợi và loại bỏ cái hại của vị thuốc…”, ông Tuấn cho biết.

Sau khi lấy thảo dược về, ông Tuấn trực tiếp sơ chế từng loại cây, rễ. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh mỗi bệnh nhân mà ông có cách pha trộn thuốc theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Tuy có sự thay đổi dược vị, liều lượng nhưng bài thuốc trị tiểu đường của ông gồm chủ yếu một số vị sau: Dây khổ qua rừng (mướp đắng): Cả dây và lá thái thành đoạn, khoảng 15g. Cây bồ ngót: Cả cành và lá thái thành lát mỏng, khoảng 20g. Dây xấu hổ (trinh nữ): Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 15g. Lá lốt: Cả cành và lá, thái thành đoạn, khoảng 10g. Dây lạc tiên: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20. Dây lưỡi đồng: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20g. Tất cả đều được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trộn đều, cho vào 4 chén (bát) nước giếng, đun sôi nhỏ lửa còn lại 1 chén, uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn. Nước 2 cho vào 3 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,8 chén, uống vào buổi trưa trước khi ăn. Nước 3 cho vào 2 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,6 chén, uống vào buổi tối trước khi ăn.

Cụ thể với những bệnh nhân sức khỏe yếu, ông Tuấn cho nhiều vị thuốc có công dụng bồi bổ. Với những người mạnh khỏe thì có thể cho thêm nhiều vị thuốc trị bệnh. “Bài thuốc này làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra. Đồng thời, nó giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường Tác dụng hạ đường huyết của các vị thuốc chỉ có giới hạn, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có cách dùng thuốc thích hợp. Vì đặc điểm căn bệnh, bệnh nhân thông thường phải mất đến nửa năm dùng thuốc mới có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh kiêng ăn uống đồ ngọt và phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu để điều chỉnh phù hợp”, ông Tuấn cho biết.

Về bài thuốc trị tiểu đường của ông Tuấn, lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: “Bài thuốc này có một số vị có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường. Trong đó, tác dụng mạnh nhất là dây khổ qua rừng. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường…; có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Cây bồ ngót cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam điều trị đái tháo đường. Còn các vị còn lại như lá lốt, dây mắc cỡ, dây lạc tiên… có tính hàn, giải độc, tiêu viêm. Có lẽ ông Tuấn sử dụng các vị thuốc này để điều trị các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường”.

(0)

Cùng với sự gia tăng tần suất mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), biến chứng tại thận ngày một tăng lên.

Trước đây, bệnh ĐTĐ thường phát hiện muộn, việc điều trị cũng chưa thật tốt nên người bệnh thường chết trước khi biến chứng thận trở nên nặng nề.

Ngày nay, nhờ những tiến bộ của y học cũng như trình độ hiểu biết của người bệnh được nâng cao, việc chẩn đoán và điều trị ĐTĐ đã được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ của người bệnh kéo dài hơn.

Lúc này biến chứng tại thận xuất hiện ngày càng tăng và là một trong những hậu quả xấu nhất của ĐTĐ.

Đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ

Các dấu hiệu thường gặp: Thận to 140%, phù nề giãn rộng khoảng kẽ, dày màng đáy, xơ hoá cầu thận dạng nốt, tổn thương mạch máu.

Các tổn thương thận do tiểu đường gây ra

Tổn thương cầu thận: Xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.

Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính (hyalin hóa) lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.

Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen (hội chứng Armani-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.

Một số chú ý với bệnh thận ĐTĐ:

Lọc máu sớm hơn: Chỉ định lọc máu khi mức lọc cầu thận dưới 10-15, đôi khi < 15-20 ml/phút/1,73m2.

Nguyên nhân là do suy thận nhanh hơn, biến chứng tim mạch nhiều hơn, hội chứng ure nặng hơn, tổn thương mắt nặng hơn.

Hiệu quả lọc thấp hơn, màng bụng chóng suy, lỗ dò động tĩnh mạch AVF (Arterio Venous Fistula) chóng hỏng. Nhiều biến chứng hơn như nhiễm trùng, tăng huyết áp, hạ đường huyết…
Làm sao để phát hiện bệnh thận do ĐTĐ?

Dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận ĐTĐ là đạm niệu. Vì thế, tất cả các bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải xét nghiệm tìm đạm niệu.

Có 3 phương pháp lấy nước tiểu để xét nghiệm: Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (thường là buổi sáng), lấy mẫu nước tiểu của cả ngày (24h), lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định (3-4h).

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh, đạm niệu không có, lúc này nên kiểm tra 6 tháng một lần. Tuy nhiên, đạm niệu sẽ xuất hiện muộn hơn sau một thời gian.

Đầu tiên là vi đạm niệu. Lượng vi đạm niệu đo được tuỳ theo cách lấy nước tiểu, thông thường vào khoảng 30-299mg/24h hay 30-299microgam/mg creatinin.

Khi có vi đạm niệu phải kiểm tra 3 tháng một lần và cần điều trị đặc hiệu. Giai đoạn muộn hơn, bệnh sẽ chuyển sang loại đạm niệu lâm sàng, tức là đạm niệu lớn hơn 300mg/24h. Lúc này bệnh thận biểu hiện rõ rệt hơn.

Quá trình từ khi không có đạm niệu đến khi xuất hiện bệnh thận lâm sàng tuỳ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, thể bệnh tiểu đường và chất lượng điều trị.

Đạm niệu vi thể hiện diện ở 40-50% bệnh nhân sau khi khởi bệnh từ 10-15 năm. Nếu không được can thiệp đúng sẽ có khoảng 20-40% chuyển thành bệnh thận lâm sàng sau 15-20 năm.

Khi đã biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khả năng lọc của thận giảm dần và trong vòng 5-10 năm sẽ chuyển thành suy thận giai đoạn cuối.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân đến bệnh viện khi đạm niệu nhiều, hay thận đã suy vì trước đó không đi kiểm tra và bệnh ĐTĐ âm ỉ tiến triển đã phá huỷ hệ thống thận tiết niệu.

Thêm vào đó, việc điều trị không đúng, dùng thuốc sai chỉ định sẽ nhanh chóng làm bệnh thận nặng lên.

Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi suy thận nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và điều trị đầy đủ.

Đạm niệu không chỉ là biểu hiện sớm của tổn thương thận mà còn là một chỉ điểm của nguy cơ cao biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ĐTĐ có đạm niệu có nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cao gấp hai lần so với người không có đạm niệu.

Ngoài đạm niệu, tăng huyết áp cũng là một biểu hiện hay gặp trong bệnh thận tiểu đường. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tổn thương thận.

Con số huyết áp có thể cao trung bình, cũng có thể cao thành từng cơn. 30% bệnh nhân ĐTĐ mới mắc có biểu hiện tăng huyết áp và 70% bị tăng huyết áp trong giai đoạn bệnh thận nặng.

Tuy nhiên dù bằng hình thức nào, tăng huyết áp cũng sẽ làm chức năng hoạt động của thận suy giảm nhanh chóng hơn.

Người bệnh béo phì, lười vận động, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp hơn nhiều lần.

Triệu chứng khác cũng hay gặp là phù. Phù thận thường phù mặt, phù trắng, mềm. Nặng hơn là phù toàn thân, tràn dịch các màng tim, màng phổi, màng bụng.

Các dấu hiệu khác như đau lưng, thiếu máu, tiểu đêm… cũng có thể gặp nhưng ít hơn và không đặc hiệu.

Phòng ngừa biến chứng thận do ĐTĐ thế nào?

Kiểm soát tốt đường huyết: Khi điều chỉnh đường huyết tốt có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển. Nghiên cứu tại Anh trên 3.867 bệnh nhân cho thấy, nếu điều trị tích cực và thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ giảm được 25% nguy cơ biến chứng.

Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản nếu điều trị ổn định đường máu sẽ kéo dài thời gian bị biến chứng tới 6 năm.

Các thuốc hay dùng là insulin, sulfourea.

Cần chú ý một số thuốc điều trị ĐTĐ thải trừ qua thận, nên khi thận đã tổn thương có thể làm tăng các tác dụng phụ. Người bệnh cần được tư vấn điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

Người bệnh cũng cần theo dõi sát nồng độ HbA1c vì đây cũng là xét nghiệm nói lên sự tương quan giữa tổn thương thận và điều chỉnh đường huyết.

Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: Thay đổi lối sống và chế độ ăn là phương thuốc hữu hiệu làm giảm bệnh. Không hút thuốc lá, giảm cân, chú ý tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục và sinh hoạt đều đặn.

Chế độ ăn nhạt vừa phải, giảm mỡ không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác. Mục đích hạ áp ở người ĐTĐ là đưa con số xuống 120/80mmHg.

Các thuốc hay dùng là ức chế men chuyển đổi Angiotensin hay ức chế thụ thể ARB. Việc giảm huyết áp sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch và khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ.

Các biện pháp ngăn chặn tiến triển bệnh thận do ĐTĐ

Biện pháp chính: Kiểm soát huyết áp (mục tiêu < 130/80mmHg, ưu tiên dùng thuốc ức chế men chuyển), kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%).

Biện pháp bổ sung: Điều trị rối loạn mỡ máu, không hút thuốc lá, hạn chế đạm trong chế độ ăn, giảm cân và tăng cường hoạt động thể lực.

(0)

Khổ qua, còn gọi là mướp đắng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:

– Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường…

– Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.

– Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Trong khi đó, khổ qua rừng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Khổ qua rừng mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi…

Dân gian từ lâu đã lấy lá non khổ qua rừng làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc, dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai.

Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.

Khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe. Gần đây, ở một số nơi, người ta đem khổ qua rừng về đồng bằng trồng thành sản phẩm thương mại như một loại sau sạch tự nhiên. Khổ qua rừng rất dễ trồng, lấy hạt về gieo tự nhiên, có nước là cây lên rất tốt. Đọt khổ qua rừng đã thành món đặc sản ở các nhà hàng. Người ta có thể chế biến lẩu cá chép, mè, diêu hồng, tôm nấu đọt khổ qua rừng. Riêng cá rô đồng nấu với đọt khổ qua rừng là món nên thuốc đặc biệt.

Các món nấu với đọt khổ qua rừng có vị đắng, ban đầu hơi khó ăn nhưng dùng quen cảm thấy ngon tuyệt. Hiện nay, chợ cũ Long Khánh, tỉnh Đồng Nai mỗi sáng đều có nhiều người bán đọt khổ qua rừng với giá hơn 15.000 đồng/kg, trong khi mỗi bó rau muống chỉ khoảng 2.000 đồng, đủ thấy “danh tiếng” của vị thuốc khổ qua rừng.

Bệnh tiểu đường rất phức tạp, người bệnh phải sống chung với nó suốt đời, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể dùng thử thuốc nam (như khổ qua rừng, dứa, nụ vối hay vài loại thuốc khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi định kỳ, kiểm tra đường huyết. Nếu dùng thuốc nam không hiệu quả, phải sử dụng thuốc tây để kéo giảm đường huyết, sau đó dùng thuốc nam điều trị hỗ trợ.

(0)

Bài thuốc Lục vị thang sử dụng Thục địa, Kỷ tử, Cúc hoa, Hoài sơn, Sơn thù, Thạch hộc, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả.
Trong Đông y, các triệu chứng lâm sàng biểu hiện đường huyết tăng cao được mô tả trong chứng hậu Tiêu khát. Các biểu hiện gồm: ăn nhiều, khát, uống nhiều, tiểu nhiều, nóng nảy bứt rứt, tê bì ngoài da.

Nguyên nhân là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt; uống rượu hoặc tình chí thất điều (tinh thần không được điều hòa), tiên thiên bất túc (suy nhược bẩm sinh) tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt, làm phần âm của các phủ tạng phế, vị, thận bị hao tổn.

Hỏa nhiệt làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói nhiều ở người gầy, thận âm hư gây tiểu nhiều. Mặt khác hỏa nhiệt làm hao hụt tân dịch gây ra táo bón, lưỡi đỏ, họng khô, lở miệng lưỡi…


Có nhiều bài thuốc giúp ổn định mức đường huyết.

Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính, kết hợp các thuốc có tác dụng dưỡng vị sinh tân.

Có nhiều bài thuốc cổ phương được sử dụng và nghiên cứu, với tác dụng ổn định mức đường huyết lúc đói thấp hơn 9mmol/L hay 150mg/dl ở người thể tạng âm hư. Nổi bật là bài Lục vị thang gồm Thục địa 20g, Kỷ tử 12g, Cúc hoa 10g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thạch hộc 8g, Đơn bì 12g, Bạch linh 12g, Trạch tả 12g.

Sau khi có đầy đủ các dược liệu trên, người bệnh trộn lẫn rồi cho vào ấm sắc. Nên đổ nước ngập dược liệu khoảng 2 đốt ngón tay. Những lần sắc sau có thể đổ ít nước hơn. Lần đầu sắc 4 chén nước còn một. Lần hai sắc 2 chén nước cho nửa chén thuốc. Hòa chung 2 lần sắc, chia làm 2 lần sáng và chiều trong ngày, uống lúc đói hoặc sau bữa ăn 60 phút.

(0)