1. Mô tả:

Cây xấu hổ họ trinh nữ (mimosacae) còn được gọi với những tên khác như trinh nữ, cỏ thẹn, mắc cỡ, hom tu thảo…

Xấu hổ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng phải.

Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả xấu hổ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.


2. Dược tính:

Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.

Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:

– Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.

Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

– Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…

Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

3. Kinh nghiệm chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ

Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.

Kinh nghiệm dân gian của người dân các vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam cho thấy, loại cây này dùng để chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Các bài thuốc cụ thể như sau:

– Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày

Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.

– Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

– Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.

Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.

Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

(0)

Có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp và phổ biến nhất là viêm xương khớp còn được gọi là thoái hóa khớp. Tuy nhiên, đây cũng là bệnh mà việc dùng thuốc nhiều khi chưa hợp lý, nhất là người bệnh tự ý mua thuốc về dùng…
Cơ chế gây viêm

Gọi là viêm xương khớp bởi vì có hiện tượng viêm xảy ra ở các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay chân, khớp ở bàn tay chân, khớp ở gót chân, khớp ở cột sống… Còn gọi là thoái hóa khớp vì có tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa sụn khớp.

Sụn khớp là phần cấu tạo quan trọng của khớp và là lớp mô bao lấy đầu xương. Nhờ sụn khớp đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động, tránh sự cọ xát hai đầu xương của khớp, giúp khớp vận động dễ dàng. Khi bị viêm xương khớp có hai bệnh lý xảy ra: một là phản ứng viêm thường xảy ra ở khớp, gây đau đớn có khi là không chịu nổi ở người bệnh; hai là các phản ứng viêm kéo dài đưa đến tổn thương thứ phát như viêm nang hoạt dịch phản ứng gây rối loạn thoái hóa ở khớp và cuối cùng là mất chức năng ở khớp làm cho người bệnh mất khả năng vận động.

Viêm là phản ứng của cơ thể tìm cách loại trừ tác nhân gây viêm. Trong viêm xương khớp, tác nhân gây viêm chính là các sản phẩm sinh ra từ rối loạn thoái hóa khớp. Để loại trừ tác nhân gây viêm, cơ thể sản sinh ra những chất sinh học như histamin, prostaglandin, leucotrien… làm cho chỗ viêm có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và nhất là lôi cuốn các tế bào bạch cầu đến để “dọn sạch” tác nhân gây viêm. Trong phản ứng viêm gây đau như thế, người ta quan tâm đến sự xuất hiện các chất sinh học gây viêm, đặc biệt là các prostaglandin. Bởi vì nếu ngăn chặn sự xuất hiện các prostaglandin gây viêm (phân biệt với prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày), tức ức chế sự sinh tổng hợp chất sinh học này trong cơ thể sẽ khống chế được viêm và làm giảm đau do viêm.

Dùng thuốc như thế nào?

Để chữa trị viêm xương khớp (trị đau và trị viêm), người ta phải dùng các thuốc chống viêm giảm đau. Thuốc được khuyến cáo dùng đầu tiên là paracetamol, nhưng paracetamol chỉ hiệu quả khi viêm xương khớp loại nhẹ. Khi bị đau từ trung bình trở lên, người ta bắt buộc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các NSAID cổ điển như aspirin, diclofenac, ibuprofen… có tác dụng chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là đau dạ dày, làm cho loét, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Nguyên do là vì NSAID vừa ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm (thông qua ức chế hoạt động của enzym có tên cyclooxygenase-2 viết tắt COX-2), vừa ức chế cả sự tổng hợp prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng (do ức chế hoạt động của enzym COX-1). Hiện nay, có một số thuốc NSAID mới gọi là thuốc ức chế chuyên biệt COX-2 chỉ ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm nên ít gây hại dạ dày hơn như celecoxib, etoricoxib… Nhưng các thuốc NSAID mới này lại có nguy cơ gây bệnh tim mạch nhiều hơn (một thuốc là rofecoxib đã rút ra khỏi thị trường dược phẩm vì chứng tỏ gây hại tim mạch).

Trong chữa trị viêm xương khớp, có khi bác sĩ cho dùng thuốc glucocorticoid (gọi tắt corticoid) dạng tiêm, tiêm vào khớp gọi là tiêm nội khớp. Lưu ý, đây là chỉ định phải rất thận trọng, phải được bác sĩ tiêm đúng cách, vô trùng, đúng thời gian của liệu trình nhằm làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp, làm giảm sự tăng sinh màng hoạt dịch. Bác sĩ chỉ định tiêm corticoid phải cân nhắc rất kỹ, nếu lạm dụng và tiêm không đúng sẽ bị các tai biến rất nặng nề: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo da, teo cơ…

Ngoài dùng thuốc để chống viêm giảm đau, trong chữa trị viêm xương khớp người ta còn dùng thuốc hoặc chế phẩm làm chậm và hạn chế sự thoái hóa sụn khớp. Hiện nay, do các thuốc chính thức trị viêm xương khớp dễ gây tác dụng phụ có hại nên có khuynh hướng tìm các hợp chất thiên nhiên như glucosamin, chondroitin và collagen. Hiện nay có chế phẩm collagen gọi là UC-II – viết tắt của undenatured type II collagen tức collagen týp 2 không biến tính được dùng hỗ trợ, cải thiện thoái hóa khớp và được dùng hỗ trợ trị viêm xương khớp. Cần lưu ý các sản phẩm vừa kể “hỗ trợ” chứ không dùng đơn thuần hoặc thay thế thuốc trị viêm xương khớp. Bởi vì chúng thường là thực phẩm chức năng. Nếu là thực phẩm chức năng, theo quy định của ngành y tế, trên nhãn, bao bì của các sản phẩm này bắt buộc phải ghi rõ: “Đây không phải là thuốc và không được dùng để thay thế thuốc chữa bệnh”.

Đôi điều lưu ý

Như vậy, với người bị đau và sưng ở các khớp và nghi ngờ mình bị viêm xương khớp cần lưu ý, tốt nhất nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám. Bác sĩ sẽ khám trực tiếp trên bệnh nhân, xác định nguyên nhân sẽ cho hướng điều trị thích hợp. Bởi vì như đã nói trên, có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp, chỉ có bác sĩ thăm khám trực tiếp mới xác định được bệnh để không có sự nhầm lẫn (nếu người bệnh không phải bị bệnh viêm xương khớp mà là bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì cách chữa trị hoàn toàn khác).

Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.

Người bệnh không nên xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hoặc nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc hoặc chế phẩm nào đó ngoài các thuốc mà bác sĩ đã chỉ định dùng. Khi đang dùng thuốc nếu bị phản ứng bất thường (có thể bị phản ứng có hại – ADR) nên ngưng ngay thuốc và đi tái khám báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí. Không tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng thêm thuốc Tây y, thuốc y học cổ truyền, hay thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

(0)

Các loại lá dễ kiếm này có thể trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhưng mà không phải ai cũng biết.

Lá lốt

Lấy 5-10g lá lốt phơi sấy khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước cũng 1/2 bát, sử dụng trong ngày. Sử dụng khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình chữa 10 ngày.

Hay lá lốt và rễ 1 số cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều uống tươi xắt mỏng, sao vàng, sắc với cả 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống ở trong ngày. Sử dụng kéo dài trong 7 ngày.

Ngải cứu trắng
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đấy đắp vào khớp. Khi khớp sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cho cơn đau nhức giảm đi, khớp bớt sưng hơn.

Còn với cả người có nguy cơ cao bị đau nhức khớp (người lớn tuổi, trường hợp béo phì…) có khả năng dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh. Đây là 1 bài thuốc xương khớp tương đối hiệu quả.

Rau mùng tơi
Hầm rau mùng tơi với cả chân giò thêm tí rượu nhằm ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ chữa đau xương khớp.

Rau cần
Rau cần ta tươi giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Chè này chữa bệnh lý phong thấp, khớp tay chân sưng.

Cây lá bỏng
Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên khu bị đau khớp khi lá còn nóng. Nếu như không chịu được sức nóng, thay bởi vì đun nóng lá có thể đặt 1 miếng lót nóng hay là chai nước nóng ở trên lá.

Khi cần chạy có thể quấn lá xung quanh khu đau để giữ ấm trong ngày. Đây được xem là vị thuốc bổ xương khớp dẫn lại hiệu quả tốt.

1 số nguyên do hàng đầu làm bạn bị đau xương khớp

Lí do chính đem đến bệnh lý đau nhức khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở những khớp xương, điều này tạo nên đau khi cử động hay vận động.

Khi tuổi càng cao thì một số tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là 1 số tế bào ở đầu khớp xương nhằm tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như 1 lớp đệm giữa hai đầu khớp xương nhằm tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

Ai lao động nghiêm trọng liên quan đến thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hay thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Dấu hiệu của bệnh lý đau xương khớp
Dấu hiệu hay gặp nhất ở căn bệnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến thời gian dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau nhức, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bị bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên thân thể.

Một số khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.

Hiện tượng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có khả năng liên tục hàng giờ. Bên cạnh một số biểu hiện tại khớp là tình trạng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp diễn biến theo mỗi một thời kì. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu như được nhận ra sớm và điều trị tích cực, đúng phương pháp, căn bệnh có thể diễn biến tốt.

Nếu như căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh còn có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và không thể vận động.

(0)

Thuốc dân gian, bài thuốc từ đông y cũng là những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B có hiệu quả mà nhiều người dùng đã nhận thấy được tác dụng đó.

Củ cải tươi chữa chứng xơ gan trướng nước

Thành phần: Củ cải tươi 500g, Xuyên ngưu đẳng 10g, Hoài ngưu đẳng 10g , Bạch truật 12g, Thương truật 12g, Phòng kỷ 12g, Vỏ hoàng kỳ 10g, Vỏ đại phục 10g, Vỏ phục linh 15g, Vỏ gừng sống 3g.

Cách dùng: Tất cả cho vào 1lít nước, nấu chín, bỏ bã lấy thuốc uống, mỗi ngày một thang. Mười ngày là một liệu trình.

Chủ trị: Xơ gan trướng nước.

Chè xanh bọc gan lợn nướng

Thành phần: Gan lợn tươi 300g, Chè xanh 300g.

Chế biến: Chọn gan lợn sạch không rửa qua nước, lấy dao khứa nhiều rãnh nhỏ, chè xanh rửa sạch, vò dập rồi bọc lấy gan, ngoài dùng đất sét bọc kín. Đào một cái hố hình lòng chảo rồi cho củi vào đốt bọc đất sét chè xanh cho gần khô. Đổ một thùng trấu lên cho cháy âm ỉ gần hết thì lấy bọc đất sét ra, đập bỏ lấy gan đã sấy khô ra.

Cách dùng: Chia số gan thành 20 phần, mỗi ngày dùng hai phần vào lúc 9h và 15h.

Gan lợn xào nghệ tươi

Nguyên liệu: Gan lợn 200g, nghệ tươi 100g.

Cách làm: Tán nhỏ nghệ tươi trộn với gan lợn, sau đó xào ăn vào bữa chính. Một liệu trình là 10 ngày.

Tác dụng: Gan có tác dụng bổ gan. Nghệ có tác dụng rửa gan và phá ứ đọng huyết.

Gan lợn và đu đủ

Cách làm: Dùng 1 quả đu đủ xanh, cắt ngang 1/3 theo chiều thẳng đứng, lấy hết hạt ra, cho gan lợn vào đậy như cũ rồi chất lửa đốt cháy thành than là được.

Cách dùng: Bỏ cắt phần cháy đen đi để ăn gan và ruột đu đủ. Dùng 10 lần là một liệu trình. Rất hiệu quả.

Dùng Ngũ Vị Tử

Đi tiểu 10 lần/đêm cũng hết sau 7ngày nhờ liệu trình Khỏe thận+ Phục hồi cơ bàng quang.

Cách 1: Dùng bắc ngũ vị tử tán thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên. Ngày uống ba lần, mỗi ngày từ 3-6g, mỗi liệu trình kéo dài một tháng.

Cách 2: Bắc vị tử 100g, Bạch cương tàm 100g, Thuyền y 50g. Tất cả nghiền thành bột mịn ngày uống hai lần, mỗi lần 100g liên tục trong 30 ngày.

Sử dụng quả Dứa Dại

Nguyên liệu: Diệp hạ châu 8g, Nhân trần 12g, Trần bì 8g, Hổ trượng căn 12g, Ngũ vị tử 6g, Cam thảo 4g, Quả dứa dại khô 12g.

Viêm gan B,Nguyên nhân bệnh viêm gan B,Điều trị bệnh viêm gan B

Chế biến: Tất cả cho vào sắc với 1lít nước, đun sôi cạn còn 450ml, chia thành ba lần uống lúc đói trong ngày.

Công dụng: Quả dứa dại vị ngọt tính bình, có tác dụng ích huyết cường tàm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu.

Cây nhân trần

Viêm gan B,Nguyên nhân bệnh viêm gan B,Điều trị bệnh viêm gan B

Đối với bệnh gan, nhân trần là một cây thuốc quý, không chỉ chữa viêm gan B hiệu quả mà còn chữa được cả chứng nóng gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ. Sử dụng các bài thuốc từ cây nhân nhân trị được các triệu chứng vàng da, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… Đặc biệt, cây nhân tràn có chứa chất làm ức chế quá trình sản sinh tế bào ung thư gan.

Nguyên liệu:

– 10g nhân trần khô

– 10g chi tử

– 10g đại hoàng

Đem cả ba nguyên liệu này sắc chung trong 500 ml nước, khi nào cạn còn 300 ml thì đem chia làm ba lần uống, mỗi ngày uống nước nhân trần này bệnh viêm gan b sẽ thuyên giảm, nếu bệnh nhẹ thì có thể khỏi hẳn.

Trên đây là một vài gợi ý về những bài thuốc trong dân gian có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc điều trị viêm gan B mà bạn nên bỏ túi ngay nhé.

(0)

Trong y học cổ truyền, rụng tóc thuộc phạm vi các chứng Lạc phát, Du phong, Ban thốc… và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có phương thức dùng thuốc bôi ngoài. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.


Bài 1: Dầu vừng 120g, đương quy 5g, tử thảo 3g, sáp ong 15g. Trước tiên, đem đương quy và tử thảo sao với dầu vừng cho đến khi khô cháy, sau đó vớt bỏ bã thuốc, bỏ sáp ong vào đun tiếp cho tan rồi dùng vải thô lọc bỏ tạp chất, để nguội cho thành dạng cao. Mỗi ngày dùng cao thuốc xoa lên vùng tóc rụng 2 lần.
Bài 2: Trắc bá diệp tươi 30g, 100ml cồn 750. Đem lá trắc bá ngâm trong cồn 7 ngày thì dùng được, lấy bông gòn tẩm dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 lần. Thông thường, sau 30 ngày tóc mới sẽ nhú lên, dài dần và chuyển màu đen; sau khoảng 3 tháng thì trở lại bình thường.
Bài 3: Hồng hoa 60g, can khương (gừng khô) 90g, đương quy 100g, xích thược 100g, sinh địa 100g, trắc bá diệp 100g. Tất cả đem ngâm với 3000ml cồn 750, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 – 4 lần. Một nghiên cứu của các nhà y học cổ truyền Trung Quốc dùng trên 33 bệnh nhân, đạt hiệu quả 87,9%.
Bài 4: Phá cố chỉ 20g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, xuyên tiêu 10g, can khương 10g, ban miêu 2 con, hồng hoa 5g. Tất cả đem ngâm với 200ml cồn 700 trong 1 tuần thì dùng được, tẩm dịch thuốc vào bônTrong y học cổ truyền, rụng tóc thuộc phạm vi các chứng Lạc phát, Du phong, Ban thốc… và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có phương thức dùng thuốc bôi ngoài.g gòn rồi bôi vào nơi tóc bị rụng, mỗi ngày 3 – 5 lần, 30 ngày là 1 liệu trình. Chú ý: vì ban miêu rất độc nên tuyệt đối không để dịch thuốc dây vào mắt, miệng, mũi. Một nghiên cứu đã khảo sát trên 123 bệnh nhân, đạt hiệu quả 95,9%.
Bài 5: Cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá trắc bá diệp tươi 100g, gừng tươi 100g. 3 thứ rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hoà thêm một chút mật ong, bôi vào nơi tóc rụng, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 10 ngày. Bài này chuyên dùng cho bệnh tóc rụng thành từng mảng.
Bài 6: Hành củ tươi 30g, ngô công 3 con, 2 thứ đem giã nhuyễn rồi bôi vào nơi tóc bị rụng, mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Bài này chuyên trị bệnh tóc rụng thành từng mảng.
Bài 7: Gừng tươi 100g, trắc bá diệp 100g, ớt chỉ thiên 50g. 3 thứ thái nhỏ rồi ngâm trong 800ml cồn 700, sau 15 ngày thì dùng được, lấy bông gòn tẩm dịch thuốc bôi vào vùng tóc rụng, mỗi ngày 3 lần, 50 ngày là 1 liệu trình.
Bài 8: Sinh địa 30g, hà thủ ô 30g, cành cây vừng đen 50g, vỏ cây liễu 50g. Tất cả đem sắc rồi xông gội đầu hằng ngày. Sau mỗi lần xông gội, dùng khăn lau nhẹ cho tóc bớt ướt, lưu dịch thuốc chừng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch, 5 ngày là 1 liệu trình. Một nghiên cứu đã khảo sát trên 110 bệnh nhân, sau 3 – 10 liệu trình đạt hiệu quả 97,3%.
Bài 9: Gừng tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, thái phiến rồi xát vào nơi tóc rụng, mỗi ngày 3 – 5 lần, dùng liên tục trong 5 tuần.
Bài 10: Tỏi 2 củ, mật ong 30g. Tỏi giã thật nhuyễn rồi trộn với mật ong bôi lên vùng tóc bị rụng, mỗi ngày 2 lần.
Bài 11: Xuyên tiêu 10g, bạch chỉ 10g, dã cúc hoa 10g. 3 vị đem ngâm với 250ml cồn 750 trong 3 ngày thì dùng được, mỗi ngày bôi vào nơi tóc rụng 2 lần.
Bài 12: Xuyên luyện tử 50g sấy khô tán bột, mỗi lần lấy chừng 5g hoà với dầu vừng bôi lên vùng tóc bị rụng, mỗi ngày vài lần. Bài này chuyên trị bệnh rụng tóc từng mảng.

(0)