Râu ngô có chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng như thuốc lợi tiểu, làm thay đổi lượng đường trong máu và giúp giảm viêm.


Ngô là loại thực phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với lịch sử hơn 10.000 năm. Ngô được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người chỉ sử dụng hạt ngô cho các món súp, bánh và các công thức nấu ăn khác.

Tuy nhiên, có một bộ phận trên cây ngô nằm trong lớp vỏ (bẹ) ngô có chứa các hoạt chất có thể sử dụng cho mục đích y học.

Các sợi râu màu vàng, đỏ trên bắp ngô tươi được gọi là râu ngô. Râu ngô được cùng để điều trị viêm bàng qua, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, đái dầm. Đồng thời, loại nguyên liệu này cũng được sử dụng để điều trị chứng suy tim sung huyết, tiểu đường, cao huyết áp, mệt mỏi và chứng cholesterol cao.

Râu ngô có chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng như thuốc lợi tiểu, làm thay đổi lượng đường trong máu và giúp giảm viêm.
Dưới đây là một số tác dụng của râu ngô có thể bạn chưa biết:

1. Tăng cường chức năng đường tiết niệu

Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng trà râu ngô mỗi ngày giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.

2. Chống đau khớp

Râu ngô có chứa đặc tính chống viêm và thành phần kiềm giúp hỗ trợ điều trị chứng đau khớp tuyệt vời. Trà râu ngô còn giúp giảm lượng axit trong cơ thể, chống lại sự tích tụ nước, giảm cơ chế gây viêm.

3. Điều chỉnh huyết áp cao

Râu ngô chứa hàm lượng flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp. Vị thuốc này cũng giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể, mức độ cao của natri có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.

4. Hỗ trợ chữa trị các bệnh đường hô hấp

Trà râu ngô còn giúp làm sạch đường thở, làm giảm viêm ở cổ họng và kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Loại trà này cũng làm tan đờm, dịu các triệu chứng tắc mũi.

5. Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể

Các chất chống oxy hóa trong râu ngô rất tốt cho việc kích thích loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể. Điều này giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và những người dùng trà làm từ râu ngô có thể giúp giảm đáng kể mức đường trong máu. Phương pháp điều trị này giúp điều chỉnh sản xuất insulin và chống lại sự đề kháng với cơ thể của insulin.

7. Giảm đau đầu

Nhờ khả năng chống viêm và giảm đau, râu ngô giúp giảm chứng đau đầu mãn tính. Uống trà râu ngô giúp làm dịu mọi căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu.

8. Kiểm soát sự căng cơ

Trà râu ngô được khuyến khích dùng cho các vận động viên vì nó giúp làm dịu sự căng cơ sau các hoạt động thể chất. Râu ngô cũng chứa lượng calo thấp, giúp bù đắp và cân bằng mức điện giải của cơ thể.

9. Hỗ trợ giảm cân

Bởi vì nó có chứa lượng calo thấp và mang đặc tính lợi tiểu, nên trà râu ngô có thể giúp hỗ trợ những người đang cố gắng giảm cân. Uống trà râu ngô thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát viêm và hỗ trợ quá trình thải độc cơ thể.
Cách chế biến trà râu ngô

Thành phần:

– 3 muỗng canh râu ngô tươi (30g)

– 1 lít nước

Chuẩn bị:

– Đun sôi 1 lít nước, giảm nhỏ lừa và cho râu ngô vào

– Đun nhỏ lửa trong 2 phút, tắt bếp

– Để nguội, lọc lấy nước và uống 3-4 ly mỗi ngày

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên uống trà râu ngô. Nếu bạn đang mắc chứng cao huyết áp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp

(0)

Nước chanh mật ong không chỉ là một phương thuốc giảm béo được nhiều chị em tin dùng, mà còn có tác dụng xoa dịu cảm giác viêm họng.

1. Quả chanh

Chanh là một trong những loại quả có giá trị dược liệu nhất trên thế giới, nó giàu vitamin C, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, nên rất hữu ích cho con người. Nó được gọi là “quả tiêu viêm”, vai trò của nó đối với cơ thể như là một chất kháng sinh tự nhiên, bởi vì nó có nhiều công dụng như kháng khuẩn tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch.

Nước chanh mật ong không chỉ là một phương thuốc giảm béo được nhiều chị em tin dùng, mà còn có tác dụng xoa dịu cảm giác viêm họng.


2. Quả lê

Lê có chứa protein, giàu chất béo, đường, chất xơ thô, các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nhiều vitamin, nên nó có tác dụng hạ huyết áp, dưỡng âm thanh phế, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, có thể kích thích sự thèm ăn, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và giải nhiệt.

Vì thế, thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng. Lê có thể dùng để bổ sung nước và dinh dưỡng khi bị sốt cao. Ngoài ra do lê có vị ngọt ngon, nhiều nước nên còn được gọi là “nước khoáng thiên nhiên”.

3. Mật ong

Mật ong là một loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên giàu dinh dưỡng, cũng là một trong những loại thuốc bổ phổ biến nhất. Mật ong có chứa loại muối vô cơ có nồng độ gần với huyết thanh trong cơ thể, các axit hữu cơ như vitamin, sắt, canxi, đồng, mangan, kali, phốt pho… Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe và các chất fructose, glucose, amylase, oxy hóa enzyme, reductase cũng có mặt trong mật ong nên nó có tác dụng nuôi dưỡng, làm ẩm, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng…

Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.

4. Cà chua

Cà chua giàu carotene, vitamin C và vitamin nhóm B. Chất “lycopene” trong cà chua có tác dụng ức chế vi khuẩn nên giảm được tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm cả viêm họng. Chất axit malic, axit citric và đường trong loại quả này hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.

Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện.
5. Cà rốt

Cà rốt là một loại củ ngon, giàu dinh dưỡng, nên được gọi là “tiểu nhân sâm”. Cà rốt rất giàu các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, dầu dễ bay hơi, carotene, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, anthocyanin, canxi, sắt.

Ngoài ra, cà rốt là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh đau họng tuyệt vời vì nó làm giảm tình trạng xung huyết ở họng. Nhưng để tác dụng chữa bệnh phát huy, cà rốt cần được luộc chín hoặc hấp trước khi ăn, bởi vì ăn cà rốt sống có thể là tăng tình trạng đau họng của bạn và có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.

6. Táo

Trong 100gr táo chứa 6,5-11,2 gr đường hoa quả, 2,5- 3,5gr đường glucose, 1,0- 5,2gr đường mía, còn chứa cả một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như kẽm, canxi, phốt pho, sắt, kali, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và carotene….

Táo có vị ngọt, chua, tính bình, hơi mặn, không độc, Đông y cho rằng, táo có tác dụng giải khát, mát phổi, kiện tỳ ích vị, dưỡng tâm ích khí, nhuận tràng, tiêu viêm trị tiêu chảy, chống say nắng… Do đó, nó rất có lợi cho những người bị đau họng.
7. Vỏ cam

Trong vỏ cam có chứa một lượng lớn vitamin C và tinh dầu thơm, vỏ cam có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm, hạ huyết áp, là một loại thảo dược rất tốt. Sau khi rửa sạch phơi khô, ngâm trong rượu trắng, có thể ăn được sau 2-3 tuần, có thể làm mát phổi.

(0)