Bệnh gan nhiễm mỡ hiện nay không còn là một bệnh quá xa lạ đối với người dân Việt Nam . Tỉ lệ gan nhiễm mỡ tại các nước dao động từ 10- 24% và tỷ lệ này tăng lên 57,5- 74% ở những người béo phì. Bệnh có xu hướng tăng lên ở những nước đang phát triển. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng đang tăng một cách đáng kể.

Và câu hỏi đặt ra là chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng phương pháp gì được cho là an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất? Hãy cùng thuốc y học dân tộc tìm hiểu:

Chữa gan nhiễm mỡ từ lá sen:
Lá sen- chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả
Lá sen- chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả
Tên gọi khác của lá sen: hà diệp…

Tên khoa học: Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen Nelumbonaceae.

Bộ phận sử dụng: dùng lá của cây sen.

Thành phần hóa học: thành phần hóa học chính của lá sen chứa: flavonoid, ancaloid, một số acid amin…

Tính vị quy kinh: lá sen vị đắng, tính mát. Quy kinh: tâm, thận

Công năng: thanh nhiệt giải độc, an thần, hạ áp.

Chủ trị:

Lá sen có tác dụng an thần, giúp dễ vào giấc hơn.
Có tác dụng hạ mỡ máu, hạ men gan, bảo vệ tế bào gan.
Làm chậm quá trình oxy hóa.
Chống shock phản vệ, ức chế loạn nhịp tim.
Chống co thắt cơ trơn.
Trị sốt cao, ho ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu.
Đắp ngoài trị nhọt
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ lá sen:

Bài thuốc 1: sắc lấy nước hoặc hãm nước lá sen uống trong ngày, uống thay nước.
Bài thuốc 2: kết hợp lá sen với đậu xanh, sắc nước uống trong ngày.
Chữa gan nhiễm mỡ từ củ tỏi:
Củ tỏi- vị thuốc chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả

Củ tỏi trong dân gian còn được gọi là: tỏi ta, đại toán, sluôn (tiếng Tày)…

Tên khoa học: Allium sativum L., họ Hành Alliaceae.

Bộ phận sử dụng: dùng thân (thường gọi là giò) của cây tỏi. Thường được thu hoạch vào cuối mùa đông, lúc cây đã lụi.

Thành phần hóa học: thành phần hóa học chính của củ tỏi chứa: tinh dầu, saponin, acid béo, protein, muối vô cơ, vitamin C….

Tính vị quy kinh: củ tỏi có vị cay, thơm, tính ấm. Quy kinh: tỳ, vị.

Công năng: ôn ấm tỳ vị, giải độc, sát trùng.

Chủ trị:

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus: dùng trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm như: viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, viêm loét lâu liền, viêm mũi họng, cảm cúm…
Tỏi còn có tác dụng làm hạ men gan, mỡ máu, điều trị một số bệnh về gan.
Tỏi chữa đầy bụng, đau bụng do lạnh, rối loạn tiêu hóa…
Tỏi có tác dụng chống lại một số bệnh tim mạch, làm chậm quá trình xơ vữa mạch…
Có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ củ tỏi:

Bài thuốc 1: dùng nước ép tỏi pha với nước cốt chanh. Uống ngày 3 lần.
Bài thuốc 2: dùng tỏi sống, ăn ngày 3 lần.
Chữa gan nhiễm mỡ từ vị thuốc cỏ xước:

Cỏ xước- chữa gan nhiễm mỡ
Tên gọi khác của cỏ xước: ngưu tất nam, tiên ngưu tất, ngưu kinh…

Tên khoa học: Achyranthes aspera L., họ Rau Dền Amaranthaceae.

Bộ phận sử dụng: rễ của cây cỏ xước.

Thành phần hóa học: thành phần hóa học chính của cỏ xước chứa: saponin, ancaloid, một số acid béo, các acid amin, hợp chất coumarin, muối kali, các nguyên tố vi lượng như: sắt, đồng….

Tính vị quy kinh: cỏ xước vị chua, đắng, tính ôn. Quy kinh: can, thận.

Công năng: hoạt huyết hóa ứ, bổ can thận.

Chủ trị:

Có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, chân tay tê mỏi, xương khớp mềm yếu…
Có tác dụng làm hạ men gan, mỡ máu, chữa gan nhiễm mỡ.
Có tác dụng hạ áp, điều trị cho người bệnh huyết áp cao, đau đầu chóng mặt nguyên nhân do huyết áp cao.
Có tác dụng dự phòng điều trị bệnh xơ vữa mạch, dự phòng tai biến mạch.
Tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ vị cỏ xước:

Bài thuốc 1: dùng độc vị nước sắc của cây cỏ xước, sắc nước uống trong ngày, dùng liên tục trong 6 tháng.
Bài thuốc 2: kết hợp cỏ xước với các vị: hạt muồng sao vàng, xuyên khung, hy thiêm thảo, nấm mèo, đương quy, cỏ mực: liều tương đương. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống liên tục trong vòng 1 tháng.
Chữa gan nhiễm mỡ từ nghệ vàng:
Nghệ vàng- thuốc chữa gan nhiễm mỡ
Nghệ vàng- thuốc chữa gan nhiễm mỡ
Tên gọi khác của nghệ vàng: uất kim, ngọc kim, thâm hoàng, mã thuật…

Tên khoa học: Curcuma longa L., họ Gừng Zingiberaceae.

Bộ phận sử dụng: dùng thân rễ của cây nghệ vàng.

Thành phần hóa học: thành phần hóa học chính của nghệ vàng chứ: coumarin, tinh dầu, tinh bột, chất béo…

Tính vị quy kinh: nghệ vàng vị cay, đắng, tính hàn. Quy kinh: tâm, can, đởm.

Công năng: hành khí hoạt huyết, chỉ thống giải uất.

Chủ trị:

Có tác dụng điều trị bệnh lý dạ dày- tá tràng.
Chữa phụ nữ đau bụng kinh.
Trị các chứng đau nguyên nhân do chấn thương.
Có tác dụng làm hạ men gan, mỡ máu.
Tăng cường chức năng gan, giải độc gan.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ nghệ vàng:

Bài thuốc 1: nghệ vàng tán bột mịn. Pha 1 thìa cà phê nghệ vàng với một cốc nước ấm, uống ngày 1 lần vào buổi sáng.
Bài thuốc 2: kết hợp nghệ vàng với mật ong, pha với nước sôi, để nước ấm ấm thì uống.

(0)