Bạn đang cảm thấy vô cùng khó chịu với những cơn đau nhức xương khớp hàng hạ bạn mỗi ngày, đứng ngồi không yên khiến công việc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Đau nhức xương khớp là bệnh lý phổ biến thường xuất hiện ở người trưởng thành và người già.

Hiểu rõ kiến thức về bệnh xương khớp sẽ giúp bạn cảnh giác, phòng tránh và giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp hiệu quả nhất. Đồng thời chủ động điều trị bệnh sớm nhất.

Đau xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là một dạng tổn thương ở khớp xương, do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau khiến khớp xương bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng vận động gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng khớp, tê buốt và nhức mỏi, biến dạng khớp…

Các khớp xương theo thời gian sẽ trở nên lão hóa, xơ cứng và không còn được chắc khỏe, dễ bị viêm, các đầu sụn của xương cũng bị bào mòn dần đi. Khi các khớp xương chuyển động sẽ ma sát mạnh vào nhau gây ra sưng khớp, đau nhức, tê buốt và vận động khó khăn.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân về tuổi tác

Tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn phải đối mặt với những bệnh lý về xương khớp. Theo thời gian, các cơ quan trong đó có cả hệ xương khớp, cột sống luôn đối mặt với sự thoái hóa, xương khớp bị bào mòn, suy yếu, và mất dần đi chức năng vận động, gây viêm và đau nhức

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đã viết ra 2 câu thơ để nói về tình trạng bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi:

“Nắng mưa là chuyện của trời

Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao”

Hầu hết những người khi bước qua độ tuổi ngoài 45 thì đều xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Do béo phì thừa cân

Hệ thống xương khớp được kết nối bởi các đốt xương và sụn, được bao bọc bởi các cơ và dây chằng nên có khả năng chịu được sức tải của cơ thể nhưng vừa đủ với người có trọng lượng bình thường, cân đối.

Khi trọng lượng vượt quá mức cho phép, trọng tâm của cơ thể bị thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến cột sống mà còn làm cho hệ thống xương, cột sống phải chịu sức ép lớn của trọng tải cơn thể. Đồng thời, làm tăng áp lực lên các khớp xương, sụn, theo thời gian sẽ dễ bị tổn thương, gây đau nhức và nhiều bệnh lý về xương khớp.

Do thời tiết

Sự thay đổi của thời tiết, nóng ẩm, lạnh bất thường… có thể làm cho môi trường và cấu trúc bên trong các khớp xương bị thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu (thay đổi vận mạch), thay đổi độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, … Tất cả những thay đổi nội môi này đều gây đau nhức xương khớp.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là chứng bệnh phổ biến nhất khi xương khớp bước sang giai đoạn lão hóa của tuổi già. Đây là một dạng tổn thương ở các khớp sụn và xương dưới sụn, gây đau nhức khó chịu.

Viêm xương khớp

Là một dạng tổn thương ở sụn. Khớp sụn đảm nhiệm chức năng làm cho các khớp xương trượt qua nhau được trơn tru, giảm sóc khi vận động. Khi bị viêm khớp thì lớp trên của sụn bị bào mòn, làm tăng sự cọ sát giữa các khớp xương và gây sưng khớp, đau nhức, hạn chế vận động

Viêm khớp dạng thấp

Là một dạng viêm điển hình ở khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính và gây biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp là dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với triệu chứng: sưng, đau nhức và cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên.

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những nguyên nhân đau nhức xương khớp. Hãy thử ngay 10 cách chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà để đẩy lùi cơn đau nhanh chóng!

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Dị tật di truyền trong sụn khớp, Đè nén các khớp khi làm việc hoặc chơi thể thao.

Những triệu chứng đau nhức xương khớp

Thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, bạn thường có cảm giác người đau nhức ê buốt, tê mỏi, các cơ căng cứng, phải xoa bóp khoảng 15-20 phút mới có thể cử động được.

Vùng khớp bị viêm có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, nhức nhối khó chịu, cơn đau gắt giống như điện giật.

Đau nhói, sưng đỏ, chân tay tê buốt, vận động khó khăn

Cơ thể mệt mỏi, khí huyết kém lưu thông, đau tăng lên khi vận động, ho, hắt hơi

(0)

Trị bệnh đau xương khớp uống thuốc gì là vấn đề mà rất nhiều người bệnh quan tâm.. Đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi, đau nhức xương khớp càng khiến sức khỏe bệnh nhân ngày tồi tệ hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của xương khớp và gây cản trở khả năng vận động của người bệnh. Có nhiều phương pháp trị đau nhức xương khớp như áp dụng y học hiện đại, y học cổ truyền, Đông y hoặc dùng thuốc nam kết hợp trị liệu, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Tùy theo mỗi phương pháp điều trị mà bệnh nhân được chỉ định các loại thuốc, bài thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng trong các phương pháp điều trị đau xương khớp hiện nay.

Điều trị bệnh đau xương khớp bằng thuốc Tây y

Theo y học hiện đại – Tây y, đau nhức xương khớp do nhiều yếu tố kết hợp và gây bệnh như sự lão hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, dị tật bẩm sinh, di truyền, thời tiết nóng ẩm, tính chất công việc, lao động nặng, ngồi sai tư thế và làm việc…

Các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp bao gồm: Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Korulac, Arcoxia, Artrodar, Bonlutin, Diclofenac, Fenalgic, Ibuprofen, Mobic, Profenid, Voltaren… Các loại thuốc khác: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 có thể dùng theo dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Các nhóm thuốc đường tiêu hóa: Borini-K, Medoprazole, Salazopyrine để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc khác lên dạ dày, tá tràng và thận.

Ưu điểm: Giảm thiểu các triệu chứng đau xương khớp nhanh chóng.

Nhược điểm: Dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng.

Có hay không thuốc trị đau nhức khớp gối

Chữa trị bệnh đau xương khớp bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm, đau nhức xương khớp thuộc phạm vị chứng Tý, do phong hàn – phong nhiệt – thấp nhiệt xâm nhập vào gân cơ, xương khớp, kinh lạc gây cản trở sự vận hành của khí huyết. Khí huyết bị tắc nghẽn (không thông) sẽ dẫn đến sưng đau, tê mỏi ở khớp và toàn thân. Ở người cao tuổi, chức năng can thận bị hư hao cũng khiến khí huyết bị suy giảm và dẫn đến thoái hóa khớp, gây đau nhức xương khớp và biến dạng khớp.

Ưu điểm: Bồi bổ khí huyết, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, ngăn ngừa tái phát, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Nhược điểm: Tác dụng chậm, hiệu quả chậm, thời gian điều trị kéo dài

 

Sau khi sử dụng, 100% thành phần của thảo dược khmer được hấp thu nhanh chóng giúp:

  • Bảo vệ sụn khớp và màng hoạt dịch
  • Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
  • Giảm đau an toàn
  • Tăng cường vận chuyển canxi vào các mô xương

Thảo dược Khmer sử dụng hiệu quả cho các đối tượng bị viêm khớp, thoái hóa khớp, khô khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, người đang trong quá trình hồi phục các chấn thương.

(0)

1. Mô tả:

Cây xấu hổ họ trinh nữ (mimosacae) còn được gọi với những tên khác như trinh nữ, cỏ thẹn, mắc cỡ, hom tu thảo…

Xấu hổ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng phải.

Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả xấu hổ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.


2. Dược tính:

Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.

Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:

– Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.

Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

– Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…

Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

3. Kinh nghiệm chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ

Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.

Kinh nghiệm dân gian của người dân các vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam cho thấy, loại cây này dùng để chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Các bài thuốc cụ thể như sau:

– Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày

Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.

– Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

– Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.

Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.

Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

(0)

Thuốc nam được chia thành nhiều nhóm dựa vào tác dụng điều trị bệnh. Ví dụ như: nhóm thuốc chữa đau nhức xương khớp, nhóm thuốc nam bổ xương khớp, nhóm thuốc ho, nhóm thuốc chữa mụn nhọt….

Ở bài này ta tìm hiểu về thuốc nam bổ xương khớp:
Trước tiên cần tìm hiểu thuốc nam là gì?

Thuốc nam được định nghĩa là các cây mọc tự nhiên trên đất nước Việt Nam, có tác dụng điều trị bệnh cụ thể và có hiệu quả trên đối tượng bệnh. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng có tác dụng điều trị bệnh. Những cây thuốc nam đã được nghiên cứu và phân tích về cả bộ phận sử dụng, đặc điểm cây thuốc, thành phần hóa học, và công dụng của thuốc. Những vị thuốc này có trong “danh mục cây thuốc nam”.

Thuốc nam bổ xương khớp được định nghĩa như thế nào?
Là các vị thuốc mọc trên đất nước Việt Nam được nghiên cứu là có tác dụng cụ thể lên xương khớp, ở đây nói tới tác dụng bổ xương khớp. Sử dụng các vị thuốc nam bổ xương khớp có tác dụng: giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt, thông kinh hoạt lạc.

Một số vị thuốc nam bổ xương khớp như:
Ngũ gia bì chân chim:
Trong dân gian còn được gọi là cây đáng, cây lá lằng, cây ngũ gia bì. Bộ phận sử dụng: vỏ thân hoặc vỏ rễ. Ngũ gia bì chân chim có vị đắng chát, tính mát. Quy kinh: can, thận. Chững các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt, thông tiểu tiện, chữa cảm sốt… một vài bài thuốc nam bổ xương khớp có ngũ gia bì chân chim như:

Bài thuốc 1: Ngũ gia bì châm chim ngâm với rượu trắng, tỉ lệ 1:10, sau 1 tháng có thể sử dụng được. Ngày uống 2–3 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống ngay sau ăn.

Bài thuốc 2: Dùng 15–30g vỏ thân hoặc vỏ rễ cây ngũ gia bì chân chim, sắc nước uống trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm với dây đau xương, rễ cỏ xước, liều lượng ngang nhau.

Thiên niên kiện:

Trong dân gian còn gọi là cây sơn thục, thần phục. Bộ phận sử dụng: thân rễ. Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Quy kinh: can, thận, vị. Dùng để chữa các chứng như: đau nhức xương khớp, bổ xương khớp, chữa đau dạ dày, kích thích tiêu hóa…một số bài thuốc nam bổ xương khớp có thiên niên kiện như:

Bài thuốc 1: Dùng 10–15g thiên niên kiện sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng thiên niên kiện ngâm với rượu trắng với tỉ lệ 1:10, có thể phối hợp thêm với các vị thuốc như: cỏ xước, thổ phục linh. Sau 1 tháng có thể sử dụng được. Dùng để uống ngày 2–3 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống sau ăn. Có thể dùng để xoa bóp gân cốt.

Cỏ xước:

Trong dân gian còn gọi là: bách hội, ngưu kinh, thiết ngưu tất. Bộ phận sử dụng: rễ cây. Cỏ xước có vị đắng, chua, cay, tính bình. Quy kinh: can, thận. Dùng để chữa các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, bổ xương khớp, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, viêm phế quản… một số bài thuốc nam bổ xương khớp có vị cỏ xước như:

Bài thuốc 1: Dùng độc vị cỏ xước sắc nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 2: Dùng cỏ xước phối hợp với các vị thuốc khác như: hy thiêm, thổ phục linh, ké đầu ngựa… sắc chung lấy nước uống trong ngày.

Ké đầu ngựa:

Trong dân gian còn gọi là: thương nhĩ tử, xương nhĩ. Bộ phận sử dụng: quả của cây ké đầu ngựa. Ké đầu ngựa vị nhạt đạm, đắng, tính ấm. Quy kinh: phế, can, thận. Dùng để chữa các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, làm mạnh gân cốt, tiêu viêm, giải độc, ho suyễn… một số bài thuốc nam bổ xương khớp có ké đầu ngựa như:

Bài thuốc 1: Dùng 10–15g ké đầu ngựa sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Kết hợp ké đầu ngựa với lá lốt, vòi voi, cỏ xước liều tương đương tán vụn hãm với nước sôi hoặc sắc nước uống trong ngày.

Mỗi vị thuốc đều có một công dụng riêng, và đáp ứng trên người bệnh không giống nhau. Vì vậy người bệnh cần lựa chọn vị thuốc phù hợp để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất.

(0)

Có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp và phổ biến nhất là viêm xương khớp còn được gọi là thoái hóa khớp. Tuy nhiên, đây cũng là bệnh mà việc dùng thuốc nhiều khi chưa hợp lý, nhất là người bệnh tự ý mua thuốc về dùng…
Cơ chế gây viêm

Gọi là viêm xương khớp bởi vì có hiện tượng viêm xảy ra ở các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay chân, khớp ở bàn tay chân, khớp ở gót chân, khớp ở cột sống… Còn gọi là thoái hóa khớp vì có tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa sụn khớp.

Sụn khớp là phần cấu tạo quan trọng của khớp và là lớp mô bao lấy đầu xương. Nhờ sụn khớp đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động, tránh sự cọ xát hai đầu xương của khớp, giúp khớp vận động dễ dàng. Khi bị viêm xương khớp có hai bệnh lý xảy ra: một là phản ứng viêm thường xảy ra ở khớp, gây đau đớn có khi là không chịu nổi ở người bệnh; hai là các phản ứng viêm kéo dài đưa đến tổn thương thứ phát như viêm nang hoạt dịch phản ứng gây rối loạn thoái hóa ở khớp và cuối cùng là mất chức năng ở khớp làm cho người bệnh mất khả năng vận động.

Viêm là phản ứng của cơ thể tìm cách loại trừ tác nhân gây viêm. Trong viêm xương khớp, tác nhân gây viêm chính là các sản phẩm sinh ra từ rối loạn thoái hóa khớp. Để loại trừ tác nhân gây viêm, cơ thể sản sinh ra những chất sinh học như histamin, prostaglandin, leucotrien… làm cho chỗ viêm có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và nhất là lôi cuốn các tế bào bạch cầu đến để “dọn sạch” tác nhân gây viêm. Trong phản ứng viêm gây đau như thế, người ta quan tâm đến sự xuất hiện các chất sinh học gây viêm, đặc biệt là các prostaglandin. Bởi vì nếu ngăn chặn sự xuất hiện các prostaglandin gây viêm (phân biệt với prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày), tức ức chế sự sinh tổng hợp chất sinh học này trong cơ thể sẽ khống chế được viêm và làm giảm đau do viêm.

Dùng thuốc như thế nào?

Để chữa trị viêm xương khớp (trị đau và trị viêm), người ta phải dùng các thuốc chống viêm giảm đau. Thuốc được khuyến cáo dùng đầu tiên là paracetamol, nhưng paracetamol chỉ hiệu quả khi viêm xương khớp loại nhẹ. Khi bị đau từ trung bình trở lên, người ta bắt buộc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các NSAID cổ điển như aspirin, diclofenac, ibuprofen… có tác dụng chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là đau dạ dày, làm cho loét, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Nguyên do là vì NSAID vừa ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm (thông qua ức chế hoạt động của enzym có tên cyclooxygenase-2 viết tắt COX-2), vừa ức chế cả sự tổng hợp prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng (do ức chế hoạt động của enzym COX-1). Hiện nay, có một số thuốc NSAID mới gọi là thuốc ức chế chuyên biệt COX-2 chỉ ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm nên ít gây hại dạ dày hơn như celecoxib, etoricoxib… Nhưng các thuốc NSAID mới này lại có nguy cơ gây bệnh tim mạch nhiều hơn (một thuốc là rofecoxib đã rút ra khỏi thị trường dược phẩm vì chứng tỏ gây hại tim mạch).

Trong chữa trị viêm xương khớp, có khi bác sĩ cho dùng thuốc glucocorticoid (gọi tắt corticoid) dạng tiêm, tiêm vào khớp gọi là tiêm nội khớp. Lưu ý, đây là chỉ định phải rất thận trọng, phải được bác sĩ tiêm đúng cách, vô trùng, đúng thời gian của liệu trình nhằm làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp, làm giảm sự tăng sinh màng hoạt dịch. Bác sĩ chỉ định tiêm corticoid phải cân nhắc rất kỹ, nếu lạm dụng và tiêm không đúng sẽ bị các tai biến rất nặng nề: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo da, teo cơ…

Ngoài dùng thuốc để chống viêm giảm đau, trong chữa trị viêm xương khớp người ta còn dùng thuốc hoặc chế phẩm làm chậm và hạn chế sự thoái hóa sụn khớp. Hiện nay, do các thuốc chính thức trị viêm xương khớp dễ gây tác dụng phụ có hại nên có khuynh hướng tìm các hợp chất thiên nhiên như glucosamin, chondroitin và collagen. Hiện nay có chế phẩm collagen gọi là UC-II – viết tắt của undenatured type II collagen tức collagen týp 2 không biến tính được dùng hỗ trợ, cải thiện thoái hóa khớp và được dùng hỗ trợ trị viêm xương khớp. Cần lưu ý các sản phẩm vừa kể “hỗ trợ” chứ không dùng đơn thuần hoặc thay thế thuốc trị viêm xương khớp. Bởi vì chúng thường là thực phẩm chức năng. Nếu là thực phẩm chức năng, theo quy định của ngành y tế, trên nhãn, bao bì của các sản phẩm này bắt buộc phải ghi rõ: “Đây không phải là thuốc và không được dùng để thay thế thuốc chữa bệnh”.

Đôi điều lưu ý

Như vậy, với người bị đau và sưng ở các khớp và nghi ngờ mình bị viêm xương khớp cần lưu ý, tốt nhất nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám. Bác sĩ sẽ khám trực tiếp trên bệnh nhân, xác định nguyên nhân sẽ cho hướng điều trị thích hợp. Bởi vì như đã nói trên, có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp, chỉ có bác sĩ thăm khám trực tiếp mới xác định được bệnh để không có sự nhầm lẫn (nếu người bệnh không phải bị bệnh viêm xương khớp mà là bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì cách chữa trị hoàn toàn khác).

Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.

Người bệnh không nên xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hoặc nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc hoặc chế phẩm nào đó ngoài các thuốc mà bác sĩ đã chỉ định dùng. Khi đang dùng thuốc nếu bị phản ứng bất thường (có thể bị phản ứng có hại – ADR) nên ngưng ngay thuốc và đi tái khám báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí. Không tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng thêm thuốc Tây y, thuốc y học cổ truyền, hay thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

(0)

Điều trị bệnh bằng các cây thuốc nam hiện nay đang được khá nhiều người lựa chọn, đậu bắp điều trị bệnh đau nhức xương khớp chỉ là một trong số nhiều cây thuốc nam được sử dụng để điều trị bệnh.

Bệnh đau nhức xương khớp xuất hiện khi xương khớp của hệ xương gặp phải tổn thương, tổn thương này có thể gây ra các cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt của người bệnh. Đây là một căn bệnh kinh niên và người bệnh chỉ có thể hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh. Chính vì vậy, việc lựa chọn các biện pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc xương khớp cần phải cân nhắc để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

TÁC DỤNG CỦA ĐẬU BẮP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP

Đau nhức xương khớp

Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc nam là lựa chọn hợp lý khi các hoạt chất chứa trong các cây thuốc khớp này tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, các tổn thương đang gặp phải và đặc biệt hoàn toàn không gây ra bất kì tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu tìm hiểu các thông tin được chia sẻ trên Internet, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều các cây thuốc nam có thể làm giảm các cơn đau nhức, sưng, viêm của xương khớp. Bài viết này sẽ dành thời gian chia sẻ cách điều trị bệnh bằng đậu bắp – một cây thuốc nam điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả đang được nhiều người bệnh áp dụng.

Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây, bông vàng, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Tây Phi, sống khá tốt trong điều kiện khô hạn và nóng bức. Theo nghiên cứu phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, trong đậu bắp có chứa khá nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong đó có thể kể đến một số dưỡng chất như: calo, chất béo, protein, chất xơ, đường, carbohydrate, vitamin, khoáng chất,…

Về tác dụng đối với xương khớp, nhờ có chứa vitamin K, axit folic và canxi mà việc sử dụng đậu bắp sẽ giúp hệ xương chắc khỏe hơn, từ đó hạn chế những căn bệnh liên quan đến xương khớp xuất hiện. Đây chính là lý do mà đậu bắp trở thành sự lựa chọn tin cậy của nhiều người bệnh đau nhức xương khớp.

Tìm hiểu thêm thông tin về: đậu bắp trên Wikipedia

CÁCH SỬ DỤNG ĐẬU BẮP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Cách điều trị bệnh khớp bằng đậu bắp khá đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 10 quả đậu bắp, rửa sạch, để ráo rồi dùng dao thái thành từng lát mỏng. Cho đậu bắp đã thái vào một chiếc bát to, đổ nước lọc vào ngập đậu bắp và phơi sương qua đêm.

Sáng hôm sau lọc lấy nước và sử dụng, kiên trì thực hiện theo cách này một thời gian tình trạng sưng, viêm và những cơn đau nhức của bệnh xương khớp sẽ giảm đi một cách đáng kể. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong các hoạt động và đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa sẽ không còn phải lo sợ về triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Top 3 cách điều trị bệnh đau khớp háng

Đây là cách điều trị đau nhức xương khớp mà không cần dùng đến thuốc điều trị đau nhức xương khớp này đã được nhiều người áp dụng và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một phản hồi xấu. Chính vì vậy, những người đã và đang mắc phải căn bệnh có thể yên tâm áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh khớp

LỜI KHUYÊN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP BẰNG THUỐC NAM

Mặc dù các bài thuốc nam điều trị bệnh khá hiệu quả, song với nhịp sống nhanh, gấp và thời gian bị bó hẹp như hiện nay thì việc sử dụng các bài thuốc này vẫn chưa phải là một giải pháp tối ưu.

Cũng chính vì lý do này mà các sản phẩm thực phẩm chức năng xuất hiện trên thị trường, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để chiết suất các hoạt chất có trong các cây thuốc nam, từ đó tạo nên các sản phẩm sử dụng ưu việt hơn cho người bệnh trong điều trị bệnh xương khớp. Tiện lợi trong sử dụng, dễ dàng trong việc mang theo và bảo quản.

(0)

Bất ngờ với hiệu quả của cách chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng. Đinh lăng vốn là loại cây “đa năng”. Từ lá, thân, cành đến rễ cây đều có tác dụng chữa bệnh. Trong khuôn khổ của bài viết này, xuongkhop360.com sẽ hướng dẫn các bạn dùng cây đinh lăng chữa bệnh viêm khớp.

Mô tả.


Đinh lăng là loại cây thân nhẵn không gai. Cao khoảng 0,8-1 m. Lá kép 3 lằn, xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống dài 3-10 mm, phiến lá chót có hình răng cưa không đều và có mùi thơm. Hoa nở thành cụm, hình khuy ngắn, có nhiều tán, nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Đinh lăng được trồng phổ biến trên khắp địa bàn đất nước và được xem như một vị thuốc giúp trị các bệnh như: Giải cảm sốt, chữa trị đau lưng, tê thấp, lợi tiểu,… Trong đó:

Rễ cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược, gầy yếu.
Lá đinh lăng chữa cảm sốt. Giã nát đắp có thể chữa mụn nhọt, sưng tấy.
Thân và cành của đinh lăng dùng để chữa phong tê thấp và bệnh đau lưng
Chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng làm lành vết thương, chữa bệnh viêm khớp, sưng đau cơ khớp.
Thực hiện: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương, vùng sưng đau. Cách này cũng có tác dụng cầm máu khi bị chảy máu tay, chân, nhai lá đinh lăng đắp vào chỗ chảy máu rồi buộc lại.

Dùng đinh lăng chữa viêm khớp với các chứng tê khớp và đau lưng, mỏi gối:
Thực hiện: Dùng 20-30g thân, cành của cây đinh lăng ( có thể kèm theo các vị cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước uống. Uống nhiều lần trong ngày giúp chữa viêm khớp từ bên trong.

Đinh lăng chữa viêm khớp với các chứng phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối:
Thực hiện: Dùng 20-30g thân, cành đinh lăng ( hoặc kèm theo 10g các loại: cúc tần, rễ cây xấu hổ, bưởi bung). Cho vào 600ml nước. Sắc còn 300ml nước rồi bắc xuống. Mỗi ngày uống 3 lần.

Trên đây là những cách chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng hiệu quả. Lợi ích từ bài thuốc này là trị được các chứng đau nhức xương khớp cả bên trong lẫn bên ngoài mà không để lại các tác dụng phụ như thuốc tây. Khi bị mắc bệnh viêm khớp, đa số người bệnh phải gắn bó với thuốc chứ không thể trị dứt điểm. Nhưng các thuốc tây có thể dẫn đến nhiều loại bệnh khác, do đó, chữa bệnh viêm khớp bằng cây đinh lăng là sự lựa chọn rất tốt cho mọi bệnh nhân.

(0)

Đau nhức xương khớp không chỉ là hiện tượng xảy ra do làm việc sai tư thế hay sự thay đổi bất thường và đột ngột của thời tiết mà đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh liên quan như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Những loại bệnh này nếu không có sự chữa trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy mà trong y học cổ truyền người ta đã nghiên cứu nên những bài thuốc từ nhiều loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ hoặc điều trị bệnh bệnh về xương khớp mà không gây hại hay có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cây thuốc nam quanh ta thường được nhiều người áp dụng chúng ta cùng tham khảo hi vọng có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh.

Dây đau xương


Kể đến những vị thuốc cho tác dụng hiệu qủa đối với bệnh về xương khớp đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến cây dây đau xương. Đúng như tên gọi đây là một loại cây thuộc họ dây leo, bài thuốc từ cây này đã có từ rất lâu đời và cho thấy những chuyển biến tình trạng bệnh một cách rõ rệt đối với những bệnh nhân đã từng sử dụng.

Trong đông y nó còn có nhiều cái tên khác như là khoan cân đằng, trục cốt đằng, thân cân đằng,…có bị hơi đắng, tính mát. Dây đau xương cho những tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , hoạt lac, thư cân,…và chữa các loại bệnh như đau nhức xương khớp, tê bại, tê thấp, đau dây thần kinh hông, bổ sức.

Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Người ta thường sử dụng thân và lá của cây khi đã già đem thái nhỏ phơi khô để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.

Lá Lốt
Lá lốt là loại cây không hề xa lạ với nhiều người, đây là loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn hàng ngày ngoài ra chúng cũng là vị thuốc chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau đặc biệt những bệnh liên quan đến xương khớp.

Ngoài cái tên lá lốt người ta còn hay gọi chúng với tên gọi là tất bát, toàn bộ cây đều cho tác dụng dược học có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng ôn trung, hạ khí, tán hàn chỉ thống vì thế mà người ta thường sử dụng chúng để trị chứng phong hàn thấp, tê bại, đau lưng, chân tay tê buốt, sưng đầu gối.

Có thể sử dụng trực tiếp lá lốt tươi hoặc có thể sấy khô, phơi nắng và dùng dần trong thời gian dài.

Cỏ Xước
Mặc dù đây mà một loại cây mọc hoang ở khắp nơi tuy nhiên đừng bao giờ nghi ngờ công dụng của loại cây này trong những bài thuốc y học cổ truyền điều trị xương khớp.

Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát

Trong đông y người ta vẫn thường gọi chúng là Nam Ngưu Tất, có thể dùng toàn cây để chế biến thành thuốc tuy nhiên người ta vẫn hay sử dụng phần rễ của nó là chủ yếu. Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát và cho những tác dụng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu. Bên cạnh đó chúng còn là loại dược liệu không thể thiếu để chữa phong thấp, đau lưng, viêm khớp, nhức xương, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt,…

Cây cỏ xước sau khi thu hoạch người ta lấy phần rễ( hoặc cả phần thân) đem rửa sạch và thái nhỏ sau thế có thể dùng tươi ngay hoặc đem phơi khô dùng dần.

Đơn Châu Chấu
Cây đơn Chấu chấu hay còn gọi là cây đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng có vị đắng, tính ấm, hơi cay . Rễ cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tán ứ hiệu quả .

Tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá, vỏ rễ đều có thể bào chế thành các vị thuốc sử dụng chữa bệnh trong đông y. Phần thân nhất là lõi thân cho thấy những tác dụng bồi bổ cơ thể đặc biệt theo nghiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây có tác dụng kháng sinh khá là mạnh có thể giải được một số loại độc, tương tự lá cây cũng có tác dụng tiêu độc.

Loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng để chữa một số loại bệnh như phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm khớp.

(0)

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa) là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiếu chất lượng dịch khớp.

Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn; đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp:

– Nguyên phát: thường gặp ở người lớn tuổi, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Ngoài ra, yếu tố di truyền, nội tiết và chuyển hoá (béo phì, mãn kinh, tiểu đường…) cũng làm gia tăng thoái hóa khớp.

– Thứ phát: gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nguyên nhân có thể do sau chấn thương khiến trục khớp thay đổi, bất thường trục khớp bẩm sinh hoặc sau các tổn thương viêm khác (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gout), chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…

Triệu chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp phát triển âm thầm nên ở giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu. Khi xuất hiện triệu chứng, khớp đã bị tổn thương, thường gặp như sau:

– Đau: ở vị trí khớp bị thoái hóa, thường xuất hiện và tăng nặng khi vận động hay thay đổi tư thế. Đau nhiều khi tăng cân, đặc biệt đau ở khớp gối, khớp háng, khớp gót chân – những khớp gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm, sau đó lại xuất hiện đợt khác. Đau nhiều có co cơ phản ứng.

– Vận động khó khăn, đi lại khập khiễng do đau khớp háng, khó cử động cổ – đau mỏi vùng sau gáy lan đến cánh tay, tay không cầm nắm được…

– Cứng khớp vào buổi sáng hoặc ngồi lâu, thường kéo dài dưới 30 phút.

– Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi, thường đi kèm với cơn đau.

– Khớp tê, sưng, biến dạng, teo cơ. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp – xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng, thường gặp như: đầu gối lệch trục, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong veo.

Các khớp xương dễ bị thoái hóa

– Khớp gối: rất phổ biến vì đây là khớp chính để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối; khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống; ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, tê chân, biến dạng ở khớp gối.

– Khớp háng: có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Triệu chứng thường gặp như: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.

– Khớp ngón tay, bàn tay: các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp khiến ngón tay trở gồ ghề, cong vẹo.

– Cột sống thắt lưng: Là tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy. Sau đó, cơn đau sẽ dần dần kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều.

– Cột sống cổ: Người bệnh có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Khớp bàn chân: Vị trí thường gặp nhất là gốc của ngón cái, gây cứng khớp hoặc biến dạng, cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.

– Khớp gót chân: Người bệnh thường có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.

2. Một số bệnh xương khớp khác

– Bệnh viêm khớp dạng thấp: là một bệnh lý khớp mãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình, khả năng gây tàn phế cao. Biểu hiện đặc trưng: viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động.

Bệnh viêm khớp phản ứng: được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chân, cột sống, khớp cùng chậu, viêm các điểm bán gân, viêm dây chằng.

– Hội chứng đau thắt lưng: là hội chứng xương khớp hay gặp nhất, đau do nguyên nhân cơ học hoặc do một bệnh toàn thân chiếm khoảng 65-80% người lớn và 10% số này bị chuyển thành đau mãn tính.

– Đau thần kinh tọa: được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, đi từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Thường gặp đau một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Nguyên nhân thường gặp là do thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân này có thể kết hợp với nhau.

– Hội chứng cổ – vai – cánh tay: biểu hiện thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt – liên mỏm bên và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

– Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi: là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do bị thiếu máu nuôi phần trên chỏm xương đùi. Vùng hoại tử lúc đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát và mất chức năng của khớp háng, dẫn đến tàn phế.

Bệnh Gout: là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các khớp, gây tổn thương mô sụn.

– Loãng xương: là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng (mật độ khoáng của xương – BMD, khối lượng xương – BMC) và chất lượng (thể tích xương, vi cấu trúc của xương và chu chuyển xương).

(0)

Các loại lá dễ kiếm này có thể trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhưng mà không phải ai cũng biết.

Lá lốt

Lấy 5-10g lá lốt phơi sấy khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước cũng 1/2 bát, sử dụng trong ngày. Sử dụng khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình chữa 10 ngày.

Hay lá lốt và rễ 1 số cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều uống tươi xắt mỏng, sao vàng, sắc với cả 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống ở trong ngày. Sử dụng kéo dài trong 7 ngày.

Ngải cứu trắng
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đấy đắp vào khớp. Khi khớp sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cho cơn đau nhức giảm đi, khớp bớt sưng hơn.

Còn với cả người có nguy cơ cao bị đau nhức khớp (người lớn tuổi, trường hợp béo phì…) có khả năng dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh. Đây là 1 bài thuốc xương khớp tương đối hiệu quả.

Rau mùng tơi
Hầm rau mùng tơi với cả chân giò thêm tí rượu nhằm ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ chữa đau xương khớp.

Rau cần
Rau cần ta tươi giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Chè này chữa bệnh lý phong thấp, khớp tay chân sưng.

Cây lá bỏng
Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên khu bị đau khớp khi lá còn nóng. Nếu như không chịu được sức nóng, thay bởi vì đun nóng lá có thể đặt 1 miếng lót nóng hay là chai nước nóng ở trên lá.

Khi cần chạy có thể quấn lá xung quanh khu đau để giữ ấm trong ngày. Đây được xem là vị thuốc bổ xương khớp dẫn lại hiệu quả tốt.

1 số nguyên do hàng đầu làm bạn bị đau xương khớp

Lí do chính đem đến bệnh lý đau nhức khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở những khớp xương, điều này tạo nên đau khi cử động hay vận động.

Khi tuổi càng cao thì một số tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là 1 số tế bào ở đầu khớp xương nhằm tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như 1 lớp đệm giữa hai đầu khớp xương nhằm tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

Ai lao động nghiêm trọng liên quan đến thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hay thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Dấu hiệu của bệnh lý đau xương khớp
Dấu hiệu hay gặp nhất ở căn bệnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến thời gian dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau nhức, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bị bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên thân thể.

Một số khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.

Hiện tượng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có khả năng liên tục hàng giờ. Bên cạnh một số biểu hiện tại khớp là tình trạng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp diễn biến theo mỗi một thời kì. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu như được nhận ra sớm và điều trị tích cực, đúng phương pháp, căn bệnh có thể diễn biến tốt.

Nếu như căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh còn có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và không thể vận động.

(0)