Vì đều cùng xảy ra tại dạ dày nên 2 căn bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày đều hay gặp 2 triệu chứng dưới đây:

Đau thượng vị: Là cảm giác đau nhói, đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ vùng trên rốn và dưới xương ức.


Đầy bụng, ăn mau no: Đây là cảm giác nặng nề như là có nhiều thức ăn trong dạ dày. Triệu chứng này thường xuất hiện trong hoặc sau bữa ăn khiến bạn không thể ăn hết một bữa ăn bình thường hoặc bỏ bữa ăn tiếp theo.

Ngoài ra người bị viêm dạ dày, nhất là viêm dạ dày cấp tính và loét dạ dày cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân đen…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, trong đó đóng góp chủ yếu là từ 5 nguyên nhân:

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P): Đây được coi là thủ phạm chính gây ra cả 2 bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày.
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs (là các thuốc giảm đau đầu, đau xương khớp, thuốc hạ sốt…)
Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
Hay bị stress và ăn ngủ nghỉ không hợp lý: ăn nhiều đồ nóng/lạnh/cay/chua, thường xuyên nhịn đói hoặc ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn vặt, ăn không đúng bữa, vận động mạnh sau khi ăn, đi ngủ ngay sau khi ăn …
Bị bệnh trào ngược dịch mật.
Điều khó khăn khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày là một người thường có nhiều hơn 1 nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, để khỏi bệnh được triệt để, cần phải đồng thời tác động, ngăn chặn được hết các nguyên nhân.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể lây từ người này sang người khác không?
Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày của bạn mà bệnh có thể không lây truyền hoặc rất dễ lây. Bệnh sẽ lây truyền nếu bạn bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn H. P, khi đó, người xung quanh bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này. Bởi H.P là một vi khuẩn dễ dàng lây từ người sang người khác qua nước bọt khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, chung nước chấm,đồ ăn thức uống, hoặc khi hôn…

Đừng coi thường ảnh hưởng và biến chứng của viêm loét dạ dày
Đầu tiên, đau thượng vị hay đầy bụng, khó tiêu do viêm loét dạ dày có thể khiến bạn trở nên chán ăn và gầy sút cân, lâu dần có thể gây suy nhược cơ thể.

Kế đến, nếu viêm loét dạ dày không được điều trị triệt để có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, Biểu hiện của biến chứng này là nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày là ung thư dạ dày. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới, và đứng thứ 3 đối với nữ giới với tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau phát hiện lên tới 80%.

Phòng bệnh dễ hơn chữa bệnh
Những gợi ý dưới đây được các bác sĩ tiêu hóa khuyến cáo để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày:

Khi ăn nhớ nhai kỹ, chậm rãi, ăn uống đúng giờ cố định và không ăn quá no trong một bữa.
Tránh ăn quá nhiều đồ chua, cay, nhất là khi đói.
Không nằm ngay nhưng cũng không vận động mạnh hoặc làm việc ngay sau khi ăn.
Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Duy trì tập thể dục hàng tuần và tránh căng thẳng quá nhiều trong cuộc sống.
Để phòng tránh nhiễm vi khuẩn H.P bạn cần giữ vệ sinh cơ thể, nhất là trước khi ăn uống vì nó có thể lây qua đường miệng từ người này sang người khác.
Nếu trên 50 tuổi thì bạn nên đi khám sức khỏe tiêu hóa định kỳ hàng năm và làm xét nghiệm kiểm tra việc nhiễm H.P để có thể phát hiện sớm bệnh viêm loét dạ dày. Hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày xuất hiện sau 50 tuổi.
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày như thế nào?
Nếu bạn đang mắc viêm loét dạ dày và có các triệu chứng khó chịu, bác sĩ sẽ ưu tiên việc giúp bạn loại bỏ các triệu chứng trước. Có đau thượng vị bằng thì bạn sẽ dùng thuốc giảm tiết axit. Có đầy bụng, ăn mau no thì bạn sẽ dùng thuốc kích thích co bóp để giúp dạ dày tiêu hóa nhanh. Còn trong trường hợp bạn có nhiễm vi khuẩn H.P thì sẽ phải dùng một đợt điều trị kháng sinh khoảng 7 -14 ngày theo phác đồ đã được xây dựng chuẩn. Tuy nhiên, những thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ như: gây loãng xương, đầy bụng, khó tiêu, liệt dương… trong khi bệnh vẫn nhanh chóng tái phát sau khi bạn ngưng uống thuốc.

Cùng với đơn thuốc điều trị, bạn sẽ nhận được lời dặn dò của bác sĩ gần giống như nội dung của phần phòng tránh bệnh mà bạn vừa đọc ngay bên trên. Đừng coi thường những lời dặn dò này, nó cũng quan trọng như việc uống thuốc điều trị vậy.

(0)

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng 2-6 lần nguy cơ biến chứng ung thư từ các bệnh viêm loét dạ dày lành tính
Vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, biến chứng ung thư

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm 95%.

Thông thường trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh sẽ mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng nguy hiểm hơn là có tới 70-80% người nhiễm vi khuẩn HP không hề có triệu chứng gì, vi khuẩn HP âm thầm phát triển.

Nếu tình trạng nhiễm trùng HP không được điều trị thì sau 10-20 năm sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.

Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày thông thường và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.

Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh và đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và cơ hội hồi phục thấp, gây tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.

Vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát triệt để các nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiến triển thành ung thư dạ dày.

Kết hợp Đông tây y – một giải pháp để bỏ vi khuẩn HP

Việc sử dụng kết hợp Đông tây y được coi là một giải pháp để loại bỏ vi khuẩn HP. Bởi theo tây y, điều trị HP không khó, thời gian khoảng 2 tuần, với phác đồ ba thuốc kết hợp, tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn, tỷ lệ diệt trừ HP từ các phác đồ đó cũng chỉ dao dộng trong khoảng 61-94 %.

Các chuyên gia cũng cảnh báo môi trường a-xít dịch vị có thể làm mất tác dụng của các thuốc kháng sinh, khuẩn H. pylori lại nằm sâu dưới lớp nhày và trong môi trường a-xít có thể dễ dàng “lẩn trốn” được thuốc điều trị bệnh.

Đó là nguyên nhân chính khiến cho H. pylori có khả năng kháng thuốc và tiếp tục gây bệnh, sau nhiều đợt điều trị kháng sinh dài ngày mà bệnh cứ tái đi tái lại.

Nhiều bệnh nhân nhiễm HP phải dùng quá nhiều kháng sinh đâm ra sợ thuốc do các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, tổn thương gan thận, từ đó bỏ dở quá trình điều trị. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.

Vì vậy sau những đợt kháng sinh dài ngày, để tránh tái nhiễm HP, gây khó khăn trong điều trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các thảo dược có tính kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, mà không gây tác dụng phụ khi sử dụng thường xuyên, lâu dài. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.

(0)