Đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch, súp lơ có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin “xấu” và củng cố mạch máu. Những thành phần hữu ích của súp lơ.

Các loại súp lơ

Thành phần của súp lơ

Cây súp lơ có chứa khá nhiều thành phần hóa học phong phú, trong đó có các vitamin, protein, các muối khoáng và các chất carbonhydrate. Trong cây súp lơ trắng còn chứa nhiều axit amin rất có giá trị như lysine, arginine, tryptophan và những chất khác. Nó còn có một lượng nhỏ xen-lu lô do cấu trúc mềm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, trên thực tế thì một nửa các chất có trong súp lơ là chất đạm-đó là các hợp chất protein dễ tiêu hóa, do đó mà nó là loại rau dễ hấp thụ nhất đối với cơ thể con người. Chính vì tất cả những đặc tính hữu ích trên của súp lơ nên nó được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn đối với những người bị các bệnh về đường tiêu hóa và gặp các vấn đề về gan.

Đặc biệt được chú ý là thành phần vitamin có giá trị của súp lơ. Nó có chứa các vitamin A, C, vitamin nhóm B, niacin, pantothenic, axit tartric và axit folic. Thành phần khoáng chất của súp lơ bao gồm kali, natri, magie, đồng, sắt, lưu huỳnh, clo và phốt pho. Súp lơ cũng giàu axit pectin, malic và citric.
Tác dụng y học của súp lơ

Đối với cơ thể con người thì thành phần khoáng chất-vitamin của súp lơ rất có ích bởi nó có tác dụng từ nhiều mặt: Kích thích các quá trình trao đổi chất và tham gia vào hoạt động tạo máu để củng cố hệ tim-mạch, cũng như các chức năng bảo vệ cơ thể. Vì thế mà súp lơ không chỉ được coi là một món ăn dinh dưỡng quý giá mà còn là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em.

Ưu thế trong súp lơ là đường fructose và glucose, làm cho nó trở thành loại rau có thành phần dinh dưỡng tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Còn đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch thì súp lơ cũng có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin “xấu” và củng cố mạch máu.

Hàm lượng axit tartric có trong súp lơ giúp phòng tránh chứng béo phì. Súp lơ, cũng như bắp cải, súp lơ xanh được coi là thực đơn tốt có đặc tính phòng ngừa các bệnh ung thư. Có thể sử dụng súp lơ để điều trị chứng táo bón, các bệnh về gan và chứng chán ăn. Khi bị viêm lợi có thể súc miệng bằng nước ép súp lơ tươi hòa với nước đun sôi để ấm theo tỷ lệ 1:1.

Hợp chất bột nhão từ lá súp lơ hòa với lòng trắng để điều trị vết bỏng và các vết thương có sẹo. Cách làm là nghiền nát lá, thêm lòng đỏ trứng gà và đặt lên vài lớp gạc, sau đó đắp lên chỗ vết thương và băng lại.

(0)