Sen là loại cây dễ sống ở vùng đồng bằng và trung du nước ta. Tuy sống vùi trong bùn lầy nhưng toàn cây cho ta nhiều vị thuốc có giá trị, đồng thời cho nguyên phụ liệu có giá trị đặc biệt trong đời sống hàng ngày.
Ngao – Món ngon, thuốc quý
Bài thuốc, món ăn lợi sức khỏe từ hành tây
Sen là loại cây dễ sống ở vùng đồng bằng và trung du nước ta. Tuy sống vùi trong bùn lầy nhưng toàn cây cho ta nhiều vị thuốc có giá trị, đồng thời cho nguyên phụ liệu có giá trị đặc biệt trong đời sống hàng ngày.

Sen thuộc họ sen súng, là cây mọc ở dưới nước, có thân hình trụ (ngó sen), từ đây mọc lên lá sen hình toả tròn, có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị vàng và những lá noãn rời gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Các lá noãn về sau thành quả, mỗi quả chứa 1 hạt. Trong hạt có 1 chồi mầm (tâm sen).
Cây mọc hoang và được trồng ở vùng Đông Dương, Malaxia. Ở nước ta thường thu hái từ tháng 7 đến tháng 9. Các bộ phận của sen đều có giá trị trong sinh hoạt đời thường và làm thuốc:

Phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả và bỏ chồi mần bên trong, được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%), các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine. Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu,trẻ em hoặc dùng làm các món ăn quý có chất lượng cao: mứt, chè sen; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: phồng tôm…. Trong y học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 10 – 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Tâm sen: Chồi mầm màu xanh ở giữa hạt, gồm 4 lá non gấp lại, gọi là liên tử tâm. Có chứa 5 alcaloid chính (liensinine, isoliensinine, nuciferine, lotusine, methylcorypaline), tỷ lệ 0,89% – 1,06%. Vị rất đắng, có tác dụng an thần nhẹ. Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt, mất ngủ. Ngày dùng 1,5 – 3g.

Đế hoa hình nón ngược, đã lấy hết quả, gọi là liên phòng. Có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbonhyđrat và lượng nhỏ vitamin C. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Chữa các bệnh chảy máu: chảy máu tử cung, băng huyết, ỉa và đái ra máu, đau bụng dưới do ứ huyết. Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết thường có liên phòng cùng các vị thuốc khác. Ngày dùng 10 – 15g.

Tua nhị sen: Là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo), gọi là liên tu. Có nhiều tanin. Vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết. Dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ, bạch đới, đái dầm, đái nhiều; ngày 3 – 10g.

Hạt màu trắng ở trên tua nhị sen, đây là bao phấn, có hương thơm. Người ta thường chọn bông sen sắp nở, tách lấy hạt gạo để ướp chè. Chè tàu loại ngon, ướp hương sen này, pha với nước sương hứng trên các lá sen vào sáng sớm là thú vui ẩm thực tao nhã của người xưa.

Lá sen: Gọi là hà diệp. Có đến 15 alcaloid và chiếm 0,21 – 0,51%, chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C. Lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen dùng để gói cốm làm cho cốm dẻo và có hương thơm mát đặc biệt khó quên.

– Lá sen chữa say nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, đái ít mà đỏ: Lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống.

– Lá sen tươi 20g giã nhỏ, ép lấy nước, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước; trộn với nước ép trên cho uống. Trị thổ tả do trúng thử.

– Chữa các chứng xuất huyết: (trừ ứ, cầm máu): Lá sen tươi 80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40 . Giã vụn sau đó ngâm vào nước hoặc sắc lấy nước uống. Trị thổ huyết do táo nhiệt

Chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày và các chứng chảy máu khác, ngày dùng 5 – 12g. Kinh nghiệm dân gian dùng lá sen chữa bệnh béo phì: Lá sen tươi hoặc khô: 1 lá, thái ngắn, hãm hoặc đun với 400 – 500ml nước trong 10 – 20 phút, mỗi sáng uống 1 ấm.

Gọi là ngẫu tiết, có chứa tinh bột; 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin. Vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.

– Ngó sen 20g, cuống sen 12g. Sắc nước uống. Trị nôn ra máu.

– Ngó sen tươi 40 g, huyết dư thán 10g, sắc uống. Trị đái dắt ra máu.

– Ngó sen 20g, cỏ nhọ nồi 20g, bạch cập 16g, trắc bách diệp tươi 16g. Phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, nghiền thành bột mịn, thêm nước làm hoàn, mỗi hoàn 10g; ngày uống 3 viên với nước sôi để nguội. Trị chứng lao phổi ho ra máu hoặc khi nôn ra máu.

(0)

Người bị chứng mất ngủ thường hay thức giấc giữa giấc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn vì mộng mị, có khi nằm thao thức cả đêm, thường có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn không tiêu, biếng ăn, mệt mỏi hay quên.

Những món ăn trị mất ngủ

Canh rau nhút (rau rút) gồm có: Rau nhút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau nhút bỏ cọng già, bỏ lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng. Củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa. Xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ, thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon. Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau nhút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.

Canh hạt sen cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: Thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị. Công dụng: Bổ thận, cố tỳ, ninh tâm, an thần, chữa mất ngủ, lưng đau, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đi tiểu nhiều về đêm, đại tiện lỏng, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

Tim lợn hầm đương quy: Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy cho gia vị vừa ăn. Công dụng: chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, tâm huyết hư, dưỡng huyết, bổ âm, an thần định chí.

Canh hạt sen: Hạt sen 30g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Tác dụng: kiện tỳ hòa vị, định tâm an thần. Thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

Cháo khoai mài: Khoai mài tươi 100g, quế 15g, quả vải 5 quả, ngũ vị tử 3g, khoai mài bỏ vỏ cắt mỏng nấu với các thứ trên thành cháo. Ăn buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 60 phút.

Tác dụng: sinh tân chỉ khái, bổ phế thận, thanh tâm an thần, chữa mất ngủ và tiểu đường.

Cao quả dâu mật ong: Quả dâu tươi 100g, mật ong 300g. Cho quả dâu vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun 30 phút, lại cho nước đun lần thứ 2, lọc nước, trộn 2 lần nước lại, cô đặc, thêm mật ong, đun sôi, cho vào bình, đậy kín. Khi dùng uống với nước ấm, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước lúc ngủ 60 phút. Công dụng: Bổ can, thận, an thần, thông tai, sáng mắt, trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tai ù, phiền khát, râu tóc bạc sớm.

Canh thịt lợn, hàu biển: Thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: trị âm hư phiền táo, mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

Canh hành táo: Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Canh tiểu mạch, cam thảo, táo Tàu: Tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo Tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun tiếp khoảng 60 phút, gạn lấy nước. Uống lúc nào cũng được. Tác dụng: bổ dưỡng tâm can, an thần, định chí, chữa các chứng âm hư, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt, buồn chán.

(0)