Song song với việc dùng thuốc Tây, việc điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc nam cũng là một phương pháp rất hay và hiệu quả. Hãy cập nhật kiến thức y khoa và cùng nói không với đau nhức xương khớp bằng những bài thuốc nam hữu hiệu được giới thiệu trong bài viết này nhé.


Dưới đây là một số vị thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp phổ biến và rất dễ thực hiện. Hãy tham khảo và chọn cho mình những hướng chữa bệnh tốt nhất có thể nhé.

1. Bài thuốc từ tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ được nhiều người biết đến như một loại dược liệu với rất nhiều tác dụng trong dân gian như ngăn ngừa lão hóa, giải độc gan, chữa các bệnh ngoài da,… và cả trong điều trị thoái hóa khớp. Tinh bột nghệ rất giàu chất curcumin đặc biệt có tác dụng giảm đau, chống viêm sưng rất tốt đối với người bệnh xương khớp.

Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam tốt nhất

Tinh bột nghệ có tác dụng chống viêm, thoái hóa tốt

Tùy sự lựa chọn của mỗi người bệnh thoái hóa khớp mà có nhiều cách sử dụng tinh bột nghệ khác nhau như:

– Hòa tan trong nước sôi, sau đó để nguội vừa dùng.

– Trộn đều tinh bột nghệ với cà phê, lòng đỏ trứng,… Hòa tan hỗn hợp vào nước rồi uống khoảng 3 – 4 lần/ngày.

– Trộn nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ phù hợp, có thể nặn thành viên nhỏ vừa ăn cho mỗi lần sử dụng.

2. Bài thuốc từ dây đau xương và cây chìa vôi
Mỗi vị thảo dược đều có tác dụng chữa bệnh riêng, với dây đau xương hay cây chìa vôi có tác dụng chung là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp rất tốt. Vì vậy, khi 2 vị thuốc trên kết hợp với nhau và được sự bổ trợ từ nhiều vị thuốc nam khác như rễ cây đinh lăng, ngải cứu, lá lốt,… công dụng chữa thoái hóa khớp sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều.

Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam công hiệu

Bài thuốc Nam hiệu quả từ cây chìa vôi

Mỗi ngày uống một thang thuốc sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn đau nhức. Cách sử dụng khá đơn giản: rửa sạch dây đau xương, dây chìa vôi sau khi hái, lấy thân dây cắt ngắn thành từng đoạn ngắn từ 3-4cm phơi hoặc sấy khô. Lưu ý khi sắc thuốc để lửa nhỏ, ngày uống 3 lần sau ăn.

3. Bài thuốc từ lá lốt
Được biết đến như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, lá lốt còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị thoái hóa khớp. Vị thuốc này vừa dễ kiếm trong dân gian lại đạt hiệu quả rất cao nếu bệnh nhân biết sử dụng đúng cách. Nó hỗ trợ giảm đau, kháng viêm cùng các triệu chứng của bệnh viêm khớp ngoài ra còn đóng góp một phần không nhỏ phục hồi sức khỏe người bệnh.

4. Bài thuốc từ cây ngải cứu

Chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu hiệu quả tốt

Ngải cứu cũng được biết đến rộng rãi với rất nhiều tác dụng điều trị bệnh, trong đó có cả điều trị thoái hóa xương khớp. Những cơn đau sẽ từ từ bị đẩy lùi nếu như bạn biết cách sử dụng lá ngải cứu một cách thường xuyên và có hiệu quả. Có khá nhiều cách sử dụng ngải cứu trong chữa trị, có thể đắp trực tiếp lên vùng khớp bị tổn thương, hoặc chế biến thành các món ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày như: chiên kèm với trứng, nấu canh,…

5. Bài thuốc từ cây sài đất
Cây sài đất từ lâu đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng không nhiều người biết được công dụng tuyệt vời của nó trong việc điều trị thoái hóa xương khớp. Phơi khô sài đất, sắc lấy thuốc uống hằng ngày sẽ cảm nhận được rõ rệt hiệu quả của loại cỏ tự nhiên này. Với tác dụng chống oxy hóa tế bào cũng như bảo vệ, giảm đau tại vùng khớp bị thoái hóa, sài đất quả là một lựa chọn không tồi giúp bạn chữa thoái hóa khớp cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam không tốn kém

Sài đất tạo nên bài thuốc chữa thoái hóa khớp công hiệu

Khác với Tây Y, việc sử dụng những bài thuốc nam để điều trị thoái hóa khớp sẽ cho kết quả chậm mà chắc, trung bình người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày trong khoảng từ 1-3 tháng sau khi sử dụng thuốc.

Thoái hóa khớp có thể gặp ở bất cứ người nào giữ thói quen không tốt ảnh hưởng đến các cơ xương khớp, đặc biệt là người già, vì thế bệnh nhân không nên chủ quan.

Bên cạnh việc chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam, nên chú ý đặc biệt đến việc đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung thêm vitamin cùng các loại khoáng chất băng các loại rau củ khác nhau. Có thể kết hợp 1 số bài tập thể dục tốt dành riêng cho người bệnh xương khớp. Hy vọng những bài thuốc nam trên sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho bản thân mình để có một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn cùng gia đình.

(0)

Trị viêm khớp bằng Đông y là một trong những phương pháp được áp dụng chữa bệnh phổ biến nhất hiện nay. So với Tây y và các phương pháp khác thì Đông y có những đặc tính điều trị bệnh tốt mà gần như không phương pháp nào có được. Vậy các bài thuốc chữa viêm khớp bằng Đông y được nhiều người áp dụng là gì, hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để được giải đáp.


1. Quan điểm của Đông y về nguyên nhân gây viêm khớp
Theo Đông y, nguyên nhân gây viêm khớp cũng như các bệnh lý về xương khớp nó chung là do thể chất người bệnh kém đồng thời sức đề khám không đủ để bảo vệ cơ thể khiến các thể phong hàn thấp xâm nhập và cơ thể khiến khí huyết bị tắc nghẽn từ đó gây tình trạng tổn thương tại khớp xương và sưng đau, lâu dần dẫn đến viêm khớp.

Trị viêm khớp bằng đông y tốt không?

Trị viêm khớp bằng Đông y đang là phương pháp được nhiều người tin tưởng

Người già là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên ngày nay do nhiều yếu tố khiến sức khỏe của con người giảm sút nhanh chóng, những người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Cách chữa viêm khớp bằng Đông y tập trung vào việc lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt, bồ bổ can thận, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng… Chính vì thế, Đông y chữa viêm khớp mang lại hiệu quả mang lại lâu dài, phòng chống viêm khớp tái phát trở lại.

2. Thuốc Đông y chữa bệnh viêm khớp
Có một thực tế hiện nay là việc xuất hiện các phòng khám Trung Quốc lừa đảo hay các thầy lang dởm chữa bệnh viêm khớp bằng Đông y khiến người bệnh hoang mang không biết chữa viêm khớp với bài thuốc nào hiệu quả và chữa ở đâu.

Chữa bệnh viêm khớp bằng Đông y với bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn
Bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn của Trung tâm Nguyên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc bài chế với sự kết hợp của 3 bài thuốc thành phần gồm:

# Bài thuốc 1
Bài thuốc phong thấp hoàn với nguyên liệu chính: chi mẫu, cẩu tích, đỗ trọng, ngưu tất, mộc qua, vương cốt đằng, thạch cao cùng nhiều loại thảo dược khác. Tác dụng bài thuốc giúp thông kinh lạc, giải độc, giảm đau rất tốt.
Bài thuốc quý điều trị viêm khớp bằng đông y giúp nhiều người không bị tái phát

# Bài thuốc 2
Bài thuốc Bổ thận hoàn bao gồm bạch thược, cam thảo, cát căn, bạch linh, trạch tả, đương quy, thương truật, nhu hương, xuyên khung, quế thanh, ý dĩ và một số loại thảo dược khác. Bài thuốc giúp bồi bổ can thậm, bồi bổ khí huyết, thông kinh lạc, tán hàn, khu phong…

# Bài thuốc 3
Bài thuốc Giải độc hoàn có các thành phần: tơ hồng xanh, hồng hoa, bồ công anh, rau má, vỏ gạo, ké đầu ngựa cùng nhiều thảo dược khác giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm viêm và phù nề…

Bài thuốc điều trị viêm khớp bằng Đông y từ dòng họ Đỗ Minh
Bài thuốc Đông y trị viêm khớp gia truyền của dòng họ Đỗ Minh cũng là một trong những thuốc đông y đặc trị bệnh viêm khớp được nhiều người bệnh áp dụng mang lại hiệu quả điều trị tốt. Bài thuốc gia truyền gồm có 4 bài thuốc nhỏ:

# Bài thuốc 1
Thuốc đặc trị bệnh xương khớp giúp đặc trị bệnh viêm khớp cùng nhiều căn bệnh xương khớp khác, thành phần chính trong bài thuốc gồm các vị: cẩu tích, độc hoạt, ngưu tất, xuyên quy, tơ hồng xanh, chi mẫu, dây đau xương, phong phong cùng một số thảo dược quý khác.

# Bài thuốc 2
Thuốc hoạt huyết bổ thận, với tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng cường đào thải chất độc thanh nhiệt, bồi bổ can thận, mạnh gân cốt… ngoài tác dụng chữa viêm khớp, bài thuốc còn tăng cường sức đề kháng từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn phòng ngừa bệnh. Thành phần thuốc gồm có: hoàng kỳ, xích đồng, ba kích, bách bộ, bồ công anh, cành sung, nhân trần, tơ hồng xanh…
Bài thuốc Đông y từ nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh viêm khớp rất hữu hiệu

# Bài thuốc 3
Thuốc bổ gan giải độc, đây là bài thuốc trị viêm khớp bằng Đông y của dòng họ Đỗ Minh thứ 3, được bào chế từ các loại thảo dược như sài đất, diệp hạ châu, tơ hồng xanh, bồ công anh, nhân trần… Có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu sưng dưỡng huyết…

# Bài thuốc 4
Bài thuốc kiện tỳ ích tràng: Công dụng đến từ bài thuốc này giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời giúp ổn định hệ tiêu hóa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Rất nhiều vị thuốc quý được bào chế trong bài thuốc này gồm có: ý dĩ nhân, trần bì, bạch thược, đẳng sâm, hoàng kỳ, phục linh, quế chi, và nhiều dược liệu khác.

Khi áp dụng bài thuốc đông y người bệnh cần phải có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý nhất để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả như mong muốn.

Qua 2 bài thuốc trị viêm khớp bằng Đông y trên, chắc hẳn người bệnh đã có định hướng nhất định về phương pháp điều trị hiệu quả cho mình cũng như tìm được địa chỉ chữa bệnh tốt nhất.

(0)

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thấp là nỗi ám ảnh lớn của những bệnh nhân thoái hóa khớp. Đây là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố “phá hoại” xương khớp hoành hành. Lúc này, việc sử dụng thuốc tây được nhắc tới đầu tiên. Nhưng thuốc tây không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác hại khi người bệnh sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa khớp.

1. Các triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương ở một hay nhiều vị trí. Tuy tiến triển chậm, nhưng bệnh có thể nặng dần làm ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh:

– Cảm giác đau là triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa khớp. Bệnh nhân thấy đau nhiều hơn khi vận động hoặc thay đổi tư thế và giảm khi nghỉ ngơi tại vị trí khớp hoặc đoạn cột sống bị thoái hoá, ít lan xa trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Tính chất đau âm ỉ và không kèm theo sưng nóng đỏ (khác với đau do viêm khớp). Cơn đau do thoái hóa khớp thường thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, nhưng cũng có thể đau liên tục tăng dần (thoái hóa khớp thứ phát).

– Hạn chế vận động: do đau hoặc do các phản ứng co cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm…

Bệnh nhân thoái hóa khớp có thể khó quay cổ.

– Biến dạng khớp: do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

– Triệu chứng khác: Teo cơ (do ít vận động), tràn dịch khớp (do phản ứng xung huyết và tiết dịch màng hoạt dịch).

2. Tác hại khi chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây

Hiện nay để điều trị thoái hóa khớp và giảm các cơn đau, rất nhiều bệnh nhân thường sử dụng các thuốc có chứa Corticoid như: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone… hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen… Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng và các tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Sử dụng các thuốc có chứa corticoid rất phổ biến, thuốc giúp giảm đau nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau lại. Sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.

Các thuốc nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.

Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: Dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc sốc phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu…).

Dùng thuốc tây có thể gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.

Ngoài các tác dụng phụ vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cần chú ý khi điều trị bệnh viêm khớp:

– Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.

– Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

– Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

– Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.

– Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.

– Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.

– Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời.

Trên đây là một số tác dụng phụ hay gặp khi bệnh nhân thoái hóa khớp sử dụng thuốc tây để điều trị. Bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng. Nhằm hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn, các bác sỹ chuyên khoa xương khớp khuyên nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, vừa hiệu quả mà lại không gây tác dụng phụ với dạ dày và gan, thận như địa liền, phòng phong,…

(0)