Khoảng 90% người Việt Nam ăn trung bình 10gr muối/ngày. Trong khi đó, giới khoa học Mỹ khuyến cáo chỉ nên ăn muối ở mức 1,5gr/ngày để tránh các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ.


Các nguy cơ trên vừa được bà Sonya Angelone – chuyên gia về dinh dưỡng tim mạch, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và chế độ ăn uống (Mỹ) – cảnh báo trên tờ CNN.

Theo bà Angelone, thừa muối nguy hại cho sức khỏe và cả tuổi thọ, làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh tim mạch mà phổ biến nhất là cao huyết áp, ung thư dạ dày.

Nếu thuộc nhóm nhạy cảm với muối, bạn càng dễ rơi vào tình huống bị cao huyết áp mà không hiểu vì sao bởi vì bạn cho rằng mình sống lành mạnh.

Thực ra, người nhạy cảm với muối chỉ cần một lượng hơn 1,5gr muối (tức hơn 3/4 muỗng cà phê muối), là đủ phát bệnh.
Các món ăn đậm đà với nước sốt, nước chấm vẫn luôn hấp dẫn vị giác. Nhưng chúng có thể khiến bạn chết sớm. – ảnh minh họa từ internet

Tiến sĩ Frank Sacks – Khoa Dinh dưỡng, Đại học Harvard – cảnh báo một nguy cơ khác: ăn nhiều muối khiến lớp lót nội mô của các động mạch bị xơ hóa, dẫn đến nguy cơ thuyên tắc mạch; đồng thời nó ngăn chặn sự giải phóng nitric oxide, thứ giúp cho động mạch trở nên linh hoạt.

Những điều này sẽ chóng dẫn tới một cơn đột quỵ.

Vậy chúng ta cần bao nhiêu muối? WHO khuyến cáo nên ăn dưới 5gr. Các nghiên cứu trước đây cho thấy cần khoảng 2gr.

Nhưng con số mới nhất mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa ra sau các nghiên cứu gần đây có thể khiến bạn bất ngờ: bạn chỉ cần hơn 0,5gr muối (tức 1/4 muỗng cà phê muối) mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt!

Người ta ăn nhiều muối hơn số lượng cho phép bởi các món ăn đậm đà cũng hấp dẫn chẳng kém gì thức ăn ngọt.

Một nghiên cứu mới công bố của Viện Nghiên cứu Y học Mỹ khuyên những người đang có bệnh tim, thận và tiểu đường chỉ nên giới hạn lượng muối ở mức 1,5gr/ngày trở xuống. Tuy nhiên, theo Hội Tim mạch Mỹ, con số này nên được khuyến cáo với hầu hết người trưởng thành.
“Một số thử nghiệm của chúng tôi đã chứng minh nếu giảm lượng muối tiêu tụ từ mức 2,5-3gr/ngày xuống còn 1,5gr /ngày, huyết áp của bạn sẽ giảm thấy rõ” – tiến sĩ Lawrence J. Appel, người dẫn đầu nghiên cứu nói trên, cho biết.

Trong khi đó, một nghiên cứu vừa công bố giữa tháng 4 trên tạp chí khoa học PLOS Medicine cho thấy việc tuân thủ mục tiêu cắt giảm muối của ngành y tế Mỹ có thể giúp nước này ngăn chặn 450.000 ca bệnh tim và 83.000 ca tử vong trong vòng 20 năm.

Theo các thống kê của Mỹ, người dân nước này tiêu thụ khoảng 3,4gr muối mỗi ngày, tương đương 1,5 muỗng cà phê muối hoặc 4 muỗng canh nước tương.

Tại Việt Nam, năm 2015, cuộc điều tra quốc gia “Yếu tố nguy cơ bệnh không lây” cho thấy 90% người Việt Nam ăn rất nhiều muối (trung bình 10gr /ngày).

(0)

Vết lằn chéo ở dái tai

Nghiên cứu của các nhà khoa học Isael công bố trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ cho thấy, vết lằn chéo trên dái tai là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao bị đột quỵ.

Trong 241 người tham gia nghiên cứu chia làm 2 nhóm (nhóm đột quỵ nặng và nhóm đột quỵ nhẹ) cho thấy, 78/88 bệnh nhân trong nhóm đột quỵ nặng và 112/153 bệnh nhân trong nhóm đột quỵ nhẹ có các vết lằn chéo trên dái tai.

Theo các nhà nghiên cứu, tắc nghẽn động mạch là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, cũng liên quan đến tình trạng cung cấp máu ít cho khu vực dái tai dẫn đến việc hình thành các nếp nhăn, các vết lằn chéo.

Một nghiên cứu được tiến hành từ năm 1973 của TS. Sanders T.Frank (người Mỹ) cũng khẳng định vết lằn chéo trên dái tai là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ vữa động mạch – là tình trạng các mảng bám tích tụ bên trong động mạch gây xơ vữa.

Tính đến nay, đã có hơn 40 nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa vết lằn dái tai và tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.

Mới đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện những vết lằn dái tai này cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch máu trong não.

Sẹo mỡ

Không chỉ các dấu hiệu thường được biết đến như vàng da, béo phì… liên quan đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch mà các sẹo mỡ – xanthomas – xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, mông hoặc mí mắt cũng cảnh báo nguy cơ này.

Xanthomas thường thấy ở những người có bệnh di truyền có tên gọi là tăng cholesterol máu – khiến mức cholesterol xấu tăng và tích tụ trong các động mạch máu nuôi dưỡng cho tim.

Móng tay dùi trống

Những người có móng tay thay đổi hình dạng trở nên dày hơn, rộng hơn một cách bất thường cần phải chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch.

Đây là tình trạng không gây đau đớn nhưng xảy ra ở cả hai tay do móng tay có nhiều mô hơn được sản xuất.

Sự bất thường này do máu bị oxy hóa và không đến được các ngón tay đúng cách, do đó, các tế bào tạo ra một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng để khắc phục vấn đề.

Hiện tượng móng tay dùi trống được Hippocratic phát hiện vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên – được xem là triệu chứng y học lâu đời nhất được biết đến – do đó, nó còn được gọi là móng tay Hippocratic.
Móng tay dùi trống.

Quầng mỡ quanh mống mắt

Chất béo có thể được nhìn thấy trong mắt thể hiện là một quầng màu xám bao quanh mống mắt. Tình trạng này còn được gọi là đục rìa giác mạc – arcus senilis.

Nó bắt đầu ở phía trên và dưới cùng của mống mắt trước khi hình thành một vòng hoàn chỉnh.

Dù vậy, đục rìa giác mạc không ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Khoảng 45% những người trên 40 tuổi có quầng mỡ này quanh mống mắt và tăng lên tỷ lệ 70% ở những người trên 60 tuổi.

Sự hiện của những quầng mỡ này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Hiện tượng mất răng và viêm lợi

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng chúng ta đã có hơn 3 thập niên nghiên cứu xác nhận mối liên hệ giữa bệnh nướu, sự tích tụ các mảng bám, mất răng và bệnh tim mạch.

Nghiên cứu tiến hành tháng 2/2017 của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ xác nhận, ngay cả những người lớn có bệnh nướu nhẹ cũng có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ gấp gần 2 lần so với những người không có vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Theo các nhà nghiên cứu, do miệng của chúng ta chứa rất nhiều loại vi khuẩn cả tốt và xấu. Những vi khuẩn xấu có thể xâm nhập máu từ đường miệng và gây ra tình trạng viêm ở các mạch máu dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Môi tái xanh

Thông thường, môi sẽ có màu đỏ hoặc hồng nhạt nhưng nếu môi chuyển sang màu tái xanh có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch.

Có 2 lý do để giải thích hiện tượng này: Khi các hồng cầu yếu đi, máu sẽ tiết ra một chất màu xanh làm cho đôi môi bạn đổi màu.

Hoặc với những người bệnh tim, chức năng co bóp tuần hoàn máu kém, do đó không cung cấp đủ oxy cho môi khiến đôi môi chuyển màu tái xanh.

(0)