Viêm đa khớp dạng thấp là một trong số những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể biến chứng dẫn đến teo cơ, tàn phế hay mất khả năng vận động. Để điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật ngoại khoa,… thì phương pháp chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên cũng được nhiều người lựa chọn.Trước khi tìm hiểu về những loại thảo dược thiên nhiên cực kỳ công hiệu trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp, mời bạn đọc tham khảo những thông tin tổng quan về bệnh như sau:

Viêm đa khớp dạng thấp: Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng thường gặp
Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cho biết, viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0.5% dân số, trong đó 80% là nữ giới. Bệnh rất dễ trở thành mãn tính và gây ra biến chứng như dính khớp, biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt,… Vì vậy, người bệnh cần phải hiểu rõ về bệnh để có phương án điều trị kịp thời.

Viêm đa khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp gây tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch và các đầu xương dưới sụn gây ra tình trạng sưng, đau khiến người bệnh không thể vận động linh hoạt được.

Triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp qua từng giai đoạn

Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

– Cứng khớp vào buổi sáng.

– Đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân.

– Viêm đau tại các khớp.

– Người bệnh thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau, ví dụ như ở hai ngón tay ở cùng vị trí trên hai bàn tay, hai đầu gối,…

– Biến dạng khớp: Dấu hiệu này thường gặp khi bệnh đã trở nặng. Lúc này người bệnh có thể bị dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế,…

Nguyên nhân gây bệnh theo Tây y
80% tỷ lệ bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp là nữ giới cho thấy giới tính là một trong số những nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra bởi các nguyên nhân như: tuổi tác, di truyền, virus lậu cầu khuẩn, chấn thương, nghề nghiệp,…

Nguyên nhân gây bệnh theo Đông y
Có nhiều điểm khác biệt so với nguyên nhân gây bệnh theo Tây y, Đông y quan niệm viêm đa khớp dạng thấp xảy ra khi vệ khí của cơ thể không đầy đủ, âm – dương mất cân bằng.

Cùng với đó, các tà khí gồm phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp,… khiến khí huyết tắc nghẽn không thông, sưng đỏ và đau nóng tại các khớp. Từ đó, để điều trị bệnh, Đông y chú trọng vào việc tái lập sự cân bằng cho cơ thể người bệnh bằng những loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính.

Các loại thảo dược nước Nam giúp chữa bệnh viêm đa khớp cực kỳ công hiệu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhờ đó mà hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, nguồn dược liệu được xem là một trong những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Việt. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã biết sử dụng những vị thuốc quý trong phòng và điều trị bệnh hiệu quả, trong đó bao gồm bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Dưới đây là một số thảo dược quý có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bạn có thể tìm thấy chúng ở quanh nhà hoặc dễ dàng mua tại các hiệu thuốc Đông y uy tín:

Dây đau xương: “Thần dược” cho bệnh nhân xương khớp
Dây đau xương có tên khoa học là Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Trong Đông y, loại cây này còn được gọi là Tục Cốt Đằng, Khoan cân Đằng, được xem là một trong những vị thuốc quý có khả năng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Cây đau xương có dạng dây leo, mọc hoang nhiều ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Cây có cành dài rũ xuống, thân cây lúc đầu có lông, sau thì nhẵn vỏ. Lá có dạng hình tim, mặt dưới có lông nên tạo thành màu trắng nhạt. Lá cây đau xương dài khoảng 10 – 20 cm, rộng từ 7 – 10 cm, trên lá có gân nhỏ tỏa ra hình chân vịt. Hoa thường mọc thành chùm dài khoảng 10 cm, mọc ở kẽ lá hoặc mọc đơn độc. Quả cây hình bán cầu, khi chín có màu đỏ và có chứa dịch nhầy.

Dây đau xương là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, dây đau xương có công dụng khu phong, hoạt huyết, trừ thấp, lợi gân cốt rất tốt, vì vậy vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh xương khớp như viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhức mỏi toàn thân, tê thấp,… Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dược liệu này trong trường hợp bị chấn thương tụ máu, sốt rét, rắn cắn, sưng đau,…

Tơ hồng xanh: Vị thuốc quý đa công dụng
Dây tơ hồng thường bao gồm hai loại là tơ hồng xanh và tơ hồng vàng, tuy nhiên về mặt thực vật học thì đây là hai họ thực vật khác nhau. Trong khi tơ hồng vàng thuộc họ Bìm bìm thì tơ hồng xanh thuộc họ Long não. Vì vậy, mọi người nên chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa hai loại cây thường gặp này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến tơ hồng xanh, một trong những vị thuốc quý đa công dụng. Tơ hồng xanh xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp, nam khoa hay tai – mũi – họng,… Đây là loại dây leo rất quen thuộc với người dân Việt và xuất hiện phổ biến ở khắp mọi nơi, trong đó chủ yếu tập trung ở các vùng thôn quê, miền núi.

Theo Đông y, tơ hồng xanh có tính mát, thích hợp trong việc thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể

Trong Đông y, tơ hồng xanh có vị ngọt hơi đắng, tính mát, hơi có độc. Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, chỉ huyết,… Từ xa xưa, tơ hồng xanh đã được các lương y Việt vận dụng nhiều trong điều trị các bệnh nam khoa, viêm họng, viêm xoang, gầy mòn do can nhiệt, chân tay yếu mỏi,…

Nói riêng về bệnh xương khớp, cụ thể là viêm đa khớp dạng thấp, trong Đông y thận chủ về cốt, can chủ cân. Nghĩa là các bệnh về xương khớp đều có mối liên hệ mật thiết với gan và thận. Các hiện tượng đau nhức, thoái hóa, khô khớp,… xảy ra do chức năng gan, thận suy giảm.

Do đó, khi sử dụng tơ hồng xanh với bệnh nhân xương khớp sẽ mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng,… Vì vậy, tình trạng bệnh và các triệu chứng bệnh như đau nhức, tê mỏi sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Gối hạc và tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp
Gối hạc là một trong những vị thuốc quý có nhiều tại Việt Nam. Loài cây này có tên khoa học là Leea rubra Blume, trong Đông y, gối hạc còn được gọi là Kim lê, Bí dại, Phi tử, Xích thược,… Cây này thường mọc thành bụi, có dạng dây leo, lá có răng cưa, hoa màu đỏ còn quả chín có màu đen.

Gối hạc thường mọc hoang dại tại các vùng đồi núi. Vào mùa đông, người dân sẽ đào cây lấy rễ, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô làm thuốc. Rễ gối hạc có vị ngọt đắng, tính mát, có công dụng tiêu sưng, thông huyết rất hiệu quả. Nhờ dược tính trên, gối hạc thường được dùng chữa các chứng sưng tấy, sưng đau đầu gối, đau nhức xương khớp, phong tê thấp, viêm đa khớp dạng thấp, đau bụng, rong kinh,…

thảo dược trị viêm đa khớp dạng thấp gối hạc

Gối hạc có nhiều dược tính tốt, phù hợp với việc trị sưng đau xương khớp

Các bạn thấy đấy, mỗi dược liệu trên đều có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp nói chung, viêm đa khớp dạng thấp nói riêng. Tuy nhiên, dù là thảo dược Đông y nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì có thể gây nguy hại cho người bệnh.

Thuốc đặc trị bệnh xương khớp với thành phần chính gồm tơ hồng xanh, gối hạc, phòng phong, ngưu tất, dây đau xương,… có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, tiêm viêm, sơ thông kinh lạc.

Thuốc hoạt huyết bổ thận với thành phần gồm tơ hồng xanh, cà gai, cành sung, bồ công anh,… có tác dụng bổ thận, trừ thấp, giải độc, mạnh gân cốt, ích tủy sinh huyết,…

Thuốc bổ gan giải độc gồm tơ hồng xanh, diệp hạ châu, kim ngân cành,… có tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, tiêu sưng, giảm đau, tái tạo sụn khớp, tái tạo chất nhầy bảo vệ ổ khớp,…

Thuốc kiện tỳ ích tràng với các dược liệu như bạch truật, bạch thược, trần bì, phụ tử,… giúp hòa giải can – tỳ, hành khí hóa ứ, tăng cường chức năng can thận,… Bài thuốc này giúp ổn định hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ của cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng điều trị bệnh xương khớp.

(0)

Chân gà không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn là bài thuốc quý chữa bệnh nếu biết sử dụng đúng cách. Nhiều bệnh nhân bị đau khớp gối đã nhận thấy được những tác dụng tuyệt vời từ cách chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng, thậm chí không ít người thoát khỏi nguy cơ thay khớp nhờ món ăn đơn giản này.

Giá trị dinh dưỡng của chân gà có thể bạn chưa biết


Theo Y học cổ truyền, chân gà được gọi là kê cân, có vị ngọt, tính bình, hơi ấm và không độc. Y học cổ truyền cho rằng chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực, cường gân cốt… nên thường dùng để bồi bổ gân xương, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, tỳ hư lâu ngày, xuất huyết ở người cao tuổi, người run tay chân đi không vững, trẻ em còi xương và phát triển chậm, phụ nữ ngực lép da khô…

Chân gà bao gồm các bộ phận như xương cẳng chân, xương tăm, gân, da… mỗi bộ phận đều có những giá trị dinh dưỡng riêng. Trong đó, gân được xem là bộ phận quý nhất của chân gà. Gân gà có chứa 80% collagen, tiếp đến là các elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, glucoprotein và proteoglycan có khả năng tăng cường tái tạo sụn khớp và sản sinh chất nhờn ttong khớp. Da gà giàu collagen là một loại protein dính như keo; cùng với các acid amin như argynin, glycin, hydrosiprolin, prolin. Xương chân gà có chứa hydroxyapatite, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích có tác dụng làm chắc khỏe lớp xương bên ngoài. Tất cả các bộ phận này đều cần thiết và có lợi cho hệ thống cơ xương khớp.

Món ăn chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng
Trong thời gian vừa qua, bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng giúp cô gái trẻ thoát khỏi căn bệnh viêm khớp đang được cư dân mạng liên tục truyền tai nhau. Theo như chúng tôi tìm hiểu, bài thuốc này có tác dụng tăng chất nhờn ở khớp, đặc biệt là khớp gối, giảm đau và chữa viêm khớp gối nhiều năm cho hiệu quả cao, giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng. Theo đó, món ăn bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng có thành phần và cách chế biến như sau:

1 – Thành phần:

3 cặp chân gà ⇒ Có thể dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được, nhưng nếu được chân gà ta thì càng tốt.
1 chén đậu phộng (lạc)
2 – Cách thực hiện:

Sơ chế: Đem cẳng chân gà làm sạch, loại bỏ hết da cứng, móng chân. Dùng dao sắc khía sâu ở chân gà, sau đó bóp kỹ với gừng tươi đã giã nát và ướp trong 30 phút. Đậu phộng lượm bỏ hạt thối và hư mốc, đem rửa sạch, ngâm nước 14 giờ rồi vớt ra để ráo nước.

– Cho 3 cặp chân gà đã chuẩn bị và đậu phộng vào hầm chung với 1 lít nước hoặc hơn một chút.

– Nấu nhỏ lửa và hầm trong khoảng 1 – 1,5 giờ.

– Sau đó, nêm nếm chút gia vị (mắm, muối, đường) cho vừa miệng.

3 – Cách dùng:

– Chia nước hầm ra dùng hết trong ngày. Nên ăn hết chân gà nhưng không nên ăn đậu phộng để tránh đầy hơi, khó tiêu.

– Mỗi ngày dùng 1 phần chân gà hầm đậu phộng như trên, liên tục trong 1 tuần rồi ngưng 4 ngày, sau đó lại dùng tiếp tục 1 tuần. Như vậy là một liệu trình.

– Sau khi cảm thấy cơ thể có chuyển biến tích cực, các cơn đau thuyên giảm đi thì có thể sử dụng bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng 2 lần/tuần để tiếp tục điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Mách nhỏ:

⇒ Bạn cũng có thể chế biến chân gà hầm đậu phộng số nhiều rồi gạn lấy nước cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (8 – 10oC) để dùng dần đều được. Khi ăn nên hâm nóng (hấp trong nồi cơm) lại.

⇒ Ngoài tác dụng chữa đau khớp gối, món ăn bài thuốc từ chân gà và đậu phộng còn giúp bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, người bị đau xương khớp và tê yếu chân tay, người già gầy yếu, phụ nữ gầy còm, da khô…

Nguồn gốc của bài thuốc chữa bệnh từ chân gà và đậu phộng
Theo như chúng tôi tìm hiểu được, bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng được Y sinh Tuệ Lâm phát hiện nhân một lần “cơ duyên xảo hợp”. Trong một lần lên Đà Lạt tìm thảo dược, ông ghé vào khách sạn Nguyên Hiền (đường Bùi Thị Xuân, gần chợ Đà Lạt) và rất ngạc nhiên vì sự nhanh nhẹn và linh hoạt của cô chủ khách sạn tuổi đã gần 60. Sau đó, ông mới hỏi chuyện thì được cô chủ khách sạn chia sẻ về căn bệnh đau khớp triền miên của mình và mách cho bài thuốc chân gà hầm đậu phộng kỳ lạ này.

Sau khi được chỉ cho bài thuốc, ông Tuệ Lâm vội vã ghi chép lại với mong muốn chia sẻ cho những người bệnh khác cũng đang phải chị đựng căn bệnh khổ sở này. Rất nhiều người bệnh ở Mỹ, Canada, Đức, Úc,… cũng kiên trì áp dụng theo bài thuốc trên đây và may mắn thoát khỏi nguy cơ phẫu thuật thay khớp. Chính ông cũng không ngờ bài thuốc mình may mắn biết được lại hữu dụng như vậy với mọi người.

Ông Tuệ Lâm chia sẻ : “Nhớ khoảng thời gian tôi đi thực tập trong bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM đã phải chứng kiến bao nhiêu người bị bệnh đau khớp hành hạ khốn khổ. Bệnh nhân ngoài tuổi 50 thì xếp lớp. Dùng các cách châm cứu, chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại, bấm huyệt… chỉ giúp các cụ đỡ đau nhất thời nhưng lại tái phát. Nhìn mặt mày ai nấy như đưa đám vì đau, các cụ rên rỉ lê từng bước mà tôi xót xa quá. Tôi đánh bạo chỉ dẫn cho các cụ về bài thuốc chân gà đậu phộng đã nhiều người áp dụng thành công. Vậy mà một số cụ đau quá nghe lời áp dụng lại có người thuyên giảm, người gần như hết hẳn” – (theo tamsugiadinh.vn)

Món ăn bài thuốc chữa đau khớp gối bằng chân gà và đậu phộng là bài thuốc đơn giản và dễ thực hiện, người nghèo khó vẫn có thể áp dụng được, giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế. Ngoài tác dụng chữa đau khớp, chân gà còn có khả năng chữa chứng run tay run chân, đi đứng không vững, chữa đau cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống… Bệnh nhân mắc các bệnh về cơ xương khớp nên bổ sung món ăn này trong thực đơn của mình để hỗ trợ điều trị bệnh nhé!

(0)

Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau nhức xương khớp vùng lưng, khớp vai gáy, khớp gối… là bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người già. Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp từ thảo dược tự nhiên thay vì sử dụng mấy viên thuốc tân dược giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể bởi tác dụng phụ.

Bài thuốc điều trị thoái hóa khớp bằng thảo dược

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, đau khớp… bằng tây y chủ yếu là theo hướng giảm đau tức thời, điều trị triệu chúng bên ngoài. Thuốc giảm đau sẽ đi đến các khớp bị đau, làm tê liệt dây thần kinh, bệnh nhân sẽ nhanh chóng cảm nhận rõ rệt cơn đau được giảm thiểu nhưng thực chất, khi dừng thuốc những cơn đau sẽ lại tái phát và ngày một nặng hơn. Theo thời gian bạn sẽ rơi vào tình trạng phụ thuộc thuốc, nhờn thuốc thậm chí còn phải chịu nhiều vấn đề về sức khỏe bởi tác dụng phụ của thuốc gây ra

Chính vì thế, các giải pháp điều trị từ thiên nhiên an toàn mà hiệu quả hiện nay được nhiều người quan tâm và tin dùng. Theo y học cổ truyền, việc điều trị bệnh thấp khớp cần đi sâu vào nguyên nhân gốc rễ bên trong, phục hồi phần xương khớp, sụn khớp bị thoái hóa, cung cấp chất dinh dưỡng giúp xương được chắc khỏe hơn từ đó chặn đứng tình trạng tái phát.

Bài thuốc 1: Cà gai leo

Tìm hiểu tác dụng của cà gai leo trong việc trị bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp

Cà gai leo là loại cây mọc dại bạn có thể dễ dàng tìm kiếm. Đây là thảo dược quý có rất nhiều công đụng điều trị bệnh được giới y học đánh giá cao.

Để điều trị bệnh đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Cách làm:

+ Tìm cây cà gai leo đen, nhổ cả gốc rễ, đem về rửa sạch đất cát, thái mỏng và phơi khô.

+ Mỗi ngày bạn lấy 10 – 20 g rễ cây cà gai leo khô để sắc lấy nước uống, dùng thay nước lọc hàng ngày.

Kiên trì thực hiện, ly nước thần kỳ trên sẽ giúp giảm đau, trị phong thấp, trị thấp khớp, thoái hóa khớp hiệu quả.

Bài thuốc 2: Lá bạch đàn

Khi bị đau khớp gối, đau nhức xương khớp, người bệnh chỉ cần hơ nóng lá bạch đàn rồi đắp vào vị trí đau nhức, ngoài ra tìm mua loại tinh dầu bạch đàn hay còn gọi là tinh dầu khuynh diệp, kết hợp bôi tinh dầu này để tăng hiệu quả mang lại.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện, trong lá bạch đàn có chứa một lượng lớn tinh dầu và chất annins tác dụng giảm sưng, giảm đau nhanh chóng.

Bài thuốc 3: Lá lốt

Thảo dược quen thuộc có tác dụng cao trong điều trị thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, bạn không nên bỏ qua

Chuẩn bị: 800g lá lốt, 300g mỗi loại gồm có cỏ xước, thiên niên kiện, cà gai leo, thổ phục linh, 100g quế chi

Cách làm: các nguyên liệu trên rửa sạch và phơi khô. Sau đó tán thành bột nhỏ, ngâm cùng với 5 lít rượu trắng loại ngon. Sau khoảng 10 ngày là có thể sử dụng. Tuy nhiên thuốc ngâm càng lâu càng tốt bởi các dược tính trong thuốc ngấm ra ngoài.

Mỗi ngày bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp đặc biệt là thoái hóa khớp gối, uống 2 ly mỗi ngày trong bữa ăn. Kiên trì để thấy kết quả.

(0)