Theo chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng cấp 1 Quốc gia Trung Quốc Lý Hiếu Lệ, việc uống trà là thói quen hàng ngày của đại đa số người. Đây cũng là cách chăm sóc sức khỏe truyền thống lâu đời của người Trung Quốc vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống trà thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, chống lão hóa, giảm mỡ máu và nhiều tác dụng khác. Mặc dù uống trà tốt như vậy, nhưng đây không phải là món đồ uống phù hợp với tất cả mọi người, trong đó 3 nhóm người sau đây nên cẩn thận hoặc không uống.

1. Bệnh nhân loét dạ dày

Những người bị loét dạ dày, loét tá tràng, hoặc viêm dạ dày teo mạn tính, tốt nhất là không nên uống trà, đặc biệt là không uống trà đặc hoặc uống trà khi bụng rỗng.

Trà có chứa caffeine và axit tannic sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tiết acid dạ dày, và do đó sẽ làm tăng khả năng làm cho vết thương loét hơn. Nếu bạn thường xuyên uống trà đặc, nó có thể dẫn đến bệnh ác tính hóa, làm trầm trọng tình trạng bệnh.

Những người có bệnh về tiết acid dạ dày quá mức thậm chí còn không thích hợp để uống trà Phổ Nhĩ và Hồng trà, vì hàm lượng caffeine của hai loại trà này tương đối cao.
2. Người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh

Caffeine có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung tâm. Nếu người nào thường có các triệu chứng như mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, những người nhạy cảm với caffeine, tốt nhất là ngừng uống trà hoặc cà phê sau 3 giờ chiều, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

3. Người mắc chứng loạn nhịp tim

Chất Caffeine trong trà có thể làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, gây ra chứng nhịp tim đập nhanh và thậm chí là đánh trống ngực, điều này là một mối đe dọa tiềm tàng đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não.

Nếu một số người thường xuyên gặp phải chứng rối loạn nhịp tim, hoặc đặc biệt nhạy cảm với trà và cà phê, uống trà trong khi dạ dày trống rỗng có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh và các triệu chứng khác, tăng gánh nặng lên tim, và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

(0)

Cây thuốc chữa đau dạ dày đầu tiên mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là cây bỏng, hay còn có nhiều tên gọi quen thuộc khác như cây trường sinh, cây sống đời….

Phần đa khi nhắc đến cây bỏng, mọi người đều nhớ đến tác dụng giống như tên gọi của nó đó là trị tình trạng vết thương do bỏng. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong loại cây này còn có chứa nhiều các loại hợp chất được chứng minh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm… có tác dụng đánh bay các triệu chứng đau dạ dày nếu sử dụng đúng cách và kiên trì.

Chữa đau dạ dày bằng cây bỏng

Để sử dụng bài thuốc từ cây bỏng chữa đau dạ dày, mọi người cần kết hợp thêm với một loại cây quen thuộc khác đó là củ su hào. Theo đông y, trong củ su hào có chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin , khoáng chất tác dụng thanh lọc máu và thận, kích thích tiêu hóa ….Kết hợp 2 vị thuốc này sẽ cho ra bài thuốc trị bệnh đau dạ dày hoàn hảo.

Cách làm:

  • Bạn chuẩn bị cây bỏng và củ su hào đã được gọt vỏ sạch sẽ, rửa sạch với 1 lượng bằng nhau
  • Đem 2 nguyên liệu này cho vào máy xay, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt để uống
  • Mỗi ngày 1 ly nước thuốc trên, các bệnh như đau dạ dày sẽ được xử lý nhanh chóng, không chỉ thế nó còn giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, hay ung thư ruột già…
(0)

Chuối hột loại cây nổi tiếng trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường, trị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra thứ thuốc tự nhiên này còn có tác dụng trị căn bệnh đau lưng sau khi quan hệ, tăng cường sức mạnh nam giới….


Chuối hột chữa đau dạ dày hiệu quả

Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cây chuối hột chữa bệnh đau dạ dày.

Cách làm:

  • Bạn lấy quả chuối hột, chuẩn bị thêm nghệ và mật ong và sắn dây
  • Nghệ, chuối hột, sắn dây mua với tỷ lệ bằng nhau sau đó đem thái mỏng và phơi khô. Sau khi nguyên liệu khô hãy bắt tay vào sao vàng trên chảo nóng, tán thành dạng bột mịn.
  • Mỗi ngày bạn lấy hỗn hợp bột trên, 3 thìa bột 1 thìa mật ong, đánh sao cho đều thành hỗn hợp có thể nặn thành viên. Mỗi ngày bạn ăn 3 viên thuốc này chia làm 3 bữa sau ăn.
(0)