Điều trị bệnh bằng các cây thuốc nam hiện nay đang được khá nhiều người lựa chọn, đậu bắp điều trị bệnh đau nhức xương khớp chỉ là một trong số nhiều cây thuốc nam được sử dụng để điều trị bệnh.

Bệnh đau nhức xương khớp xuất hiện khi xương khớp của hệ xương gặp phải tổn thương, tổn thương này có thể gây ra các cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt của người bệnh. Đây là một căn bệnh kinh niên và người bệnh chỉ có thể hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh. Chính vì vậy, việc lựa chọn các biện pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc xương khớp cần phải cân nhắc để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

TÁC DỤNG CỦA ĐẬU BẮP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP

Đau nhức xương khớp

Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc nam là lựa chọn hợp lý khi các hoạt chất chứa trong các cây thuốc khớp này tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, các tổn thương đang gặp phải và đặc biệt hoàn toàn không gây ra bất kì tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu tìm hiểu các thông tin được chia sẻ trên Internet, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều các cây thuốc nam có thể làm giảm các cơn đau nhức, sưng, viêm của xương khớp. Bài viết này sẽ dành thời gian chia sẻ cách điều trị bệnh bằng đậu bắp – một cây thuốc nam điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả đang được nhiều người bệnh áp dụng.

Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây, bông vàng, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Tây Phi, sống khá tốt trong điều kiện khô hạn và nóng bức. Theo nghiên cứu phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, trong đậu bắp có chứa khá nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong đó có thể kể đến một số dưỡng chất như: calo, chất béo, protein, chất xơ, đường, carbohydrate, vitamin, khoáng chất,…

Về tác dụng đối với xương khớp, nhờ có chứa vitamin K, axit folic và canxi mà việc sử dụng đậu bắp sẽ giúp hệ xương chắc khỏe hơn, từ đó hạn chế những căn bệnh liên quan đến xương khớp xuất hiện. Đây chính là lý do mà đậu bắp trở thành sự lựa chọn tin cậy của nhiều người bệnh đau nhức xương khớp.

Tìm hiểu thêm thông tin về: đậu bắp trên Wikipedia

CÁCH SỬ DỤNG ĐẬU BẮP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Cách điều trị bệnh khớp bằng đậu bắp khá đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 10 quả đậu bắp, rửa sạch, để ráo rồi dùng dao thái thành từng lát mỏng. Cho đậu bắp đã thái vào một chiếc bát to, đổ nước lọc vào ngập đậu bắp và phơi sương qua đêm.

Sáng hôm sau lọc lấy nước và sử dụng, kiên trì thực hiện theo cách này một thời gian tình trạng sưng, viêm và những cơn đau nhức của bệnh xương khớp sẽ giảm đi một cách đáng kể. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong các hoạt động và đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa sẽ không còn phải lo sợ về triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Top 3 cách điều trị bệnh đau khớp háng

Đây là cách điều trị đau nhức xương khớp mà không cần dùng đến thuốc điều trị đau nhức xương khớp này đã được nhiều người áp dụng và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một phản hồi xấu. Chính vì vậy, những người đã và đang mắc phải căn bệnh có thể yên tâm áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh khớp

LỜI KHUYÊN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP BẰNG THUỐC NAM

Mặc dù các bài thuốc nam điều trị bệnh khá hiệu quả, song với nhịp sống nhanh, gấp và thời gian bị bó hẹp như hiện nay thì việc sử dụng các bài thuốc này vẫn chưa phải là một giải pháp tối ưu.

Cũng chính vì lý do này mà các sản phẩm thực phẩm chức năng xuất hiện trên thị trường, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để chiết suất các hoạt chất có trong các cây thuốc nam, từ đó tạo nên các sản phẩm sử dụng ưu việt hơn cho người bệnh trong điều trị bệnh xương khớp. Tiện lợi trong sử dụng, dễ dàng trong việc mang theo và bảo quản.

(0)

Đậu xanh có nhiều chất chống oxy hoá và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: chất xơ, protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt, flavonoid và carotenoid.

Lợi ích của đậu xanh

Dự phòng ung thư đại tràng

Một số nghiên cứu phát hiện mối liên quan tiêu thụ đậu xanh với việc ngăn ngừa polyp đại tràng – một nguy cơ dẫn đến ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng lượng thức ăn chứa đậu xanh làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, giảm tái phát u xơ tuyến tiền liệt.

Đậu xanh giàu chất xơ giúp duy trì hệ thống tiêu hóa luôn ổn định, giảm áp lực lên đường ruột, từ đó phòng ngừa ung thư đại tràng và ung thư đường tiêu hóa.

Điều chỉnh đường huyết

Đậu xanh và các loại đậu khác giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một phát hiện tuyệt vời về lợi ích của đậu xanh vì rất khó tìm ra các thực phẩm tự nhiên điều chỉnh được mức đường huyết.

Vì bệnh đái tháo đường phải được theo dõi và quản lý liên tục, thêm đậu xanh vào chế độ ăn uống cũng góp phần điều trị bệnh.

Tốt cho xương

Canxi gần như không có ích với xương chắc khoẻ nếu không phối hợp với vitamin K. Cơ thể không thể sản xuất ra các protein cho phép xương chấp nhận và sử dụng canxi mà không có tác động của vitamin K.

Ngoài ra, vitamin K giảm thiểu sự mất mát khoáng chất từ xương. 1 chén đậu xanh chứa gần 20% lượng khuyến cáo vitamin K hàng ngày của bạn.
Đậu xanh giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol, tốt cho xương.

Tăng cường miễn dịch

Một trong những lợi ích chính của đậu xanh là có hàm lượng cao chất chống oxy hoá như carotenoid và flavonoid. Carotenoid chứa lutein và beta-caroten; flavonoid bao gồm catechin, epicatechin, kaempferol và quercetin.

Chúng có khả năng giảm xảy ra đột quỵ cũng như chống lại ảnh hưởng có hại của các gốc tự do trong cơ thể.

Mắt nhìn tốt hơn

Carotenoid zeaxanthin và lutein trong đậu xanh giúp giảm nguy cơ thoái hoá hoàng điểm. Carotenoid ngăn chặn sự suy giảm thị lực bằng cách giảm căng thẳng trên mắt trong khi vẫn duy trì tầm nhìn và chức năng hoạt động của mắt.

Tốt cho tim mạch

Đậu xanh có nhiều chất xơ, giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách giảm bớt sự hấp thu chất béo, duy trì mức cholesterol trong mức cho phép. Kali có trong cây họ đậu giúp duy trì mức huyết áp tốt, giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Giảm các vấn đề về dạ dày

Rất nhiều người bị các vấn đề dạ dày. Một trong những nguyên nhân do không tiêu thụ đủ chất xơ hàng ngày.

Chất xơ giúp tiêu hóa tốt và loại bỏ phân nhanh, do đó loại bỏ nhanh các độc tố ra khỏi cơ thể. Đậu xanh tăng cường trợ giúp hệ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong đậu xanh còn làm giảm trào ngược acid dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa.

Giúp phát triển thai nhi

Axit folic trong đậu xanh giúp phát triển bào thai, cụ thể nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trái tim, não và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Axit folic cũng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Dùng đậu xanh có phản ứng phụ không?

Đậu xanh là một trong những loại thực phẩm có rất ít nguy cơ phản ứng phụ, tuy nhiên cũng cần lưu ý:

Chất phytate – axit phytic trong đậu xanh có thể góp phần vào sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu tiêu thụ quá mức. Axit phytic liên kết với canxi, kẽm và các khoáng chất quan trọng khác và ngăn cản hấp thụ các chất này.

Mặc dù hàm lượng phytate trong đậu xanh thấp, nếu bạn bị các rối loạn khác gây ra thiếu khoáng chất thì không nên ăn nhiều đậu xanh. Tốt nhất nên nấu hoặc ngâm đậu xanh để giảm đáng kể lượng axit phytic. Tránh ăn đậu xanh dạng thô.

Lectin là các protein gắn kết carbonhydrate tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng thường có trong các loại đậu. Quá nhiều lectin không tốt cho tiêu hóa. Tương tự acid phytic, nấu ở nhiệt độ cao hoặc ngâm nước lâu ngày có thể làm giảm hàm lượng lectin.

Dị ứng: Cũng như bất kỳ thực phẩm nào, một số người bị dị ứng với đậu xanh và các cây họ đậu khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn muốn sử dụng đậu xanh.

(0)

Bài 1: Chim cút 1 con (làm sạch, bỏ ruột), đảng sâm 15g, hoài sơn 30g, cho các vị thuốc vào bụng chim, hầm nhừ, ăn ngày 1 lần, cần ăn vài ngày liền.

Tác dụng: bổ trung ích khí, thích hợp cho các chứng tỳ, vị suy yếu, tiêu hóa kém, ăn không ngon.

Bài 2: Chim cút 2 con làm sạch, đậu đỏ 100g, gừng tươi 10g (gọt vỏ đập giập) tất cả hầm nhừ, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bị tiêu chảy, kiết lỵ.

Bài 3: Chim cút 2 con, gạo tẻ 100g, đậu đỏ 50g, bầu dục lợn 100g (thái lát). Tất cả nấu cháo, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp ho lao, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, ăn kém.


Cháo chim cút tốt cho người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ăn kém.

Bài 4: Trứng chim cút 3 quả, đảng sâm 15g, đương quy 12g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm nhừ, ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp mới ốm dậy, sản phụ sau khi sinh con, suy nhược thần kinh.

Bài 5: Cháo trắng (gạo tẻ hoặc gạo nếp) 1 tô, trứng chim cút 1-2 quả. Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người thể trạng suy nhược. (Nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối).

Bài 6: Chim cút 1 con, đậu ván trắng 150g, gừng tươi 3 lát. Chim cút làm sạch, ướp đường, rượu, thêm gia vị vừa miệng ninh nhừ cùng đậu ván trắng, gần được cho thêm gừng tươi. Ăn ngày 2 lần, 5 ngày 1 liệu trình.

Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính.

Bài 7: Trứng chim cút 3 quả, ích mẫu 40g. Trứng luộc bóc vỏ đem ninh nhừ với ích mẫu. Ngày ăn 2 lần, 10 ngày một liệu trình. Tác dụng: điều hòa kinh nguyệt, tăng cường khí huyết.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ chim cút – Ảnh 2.
Trứng chim cút.

Bài 8: Chim cút 2 con làm sạch, ướp gia vị cho vừa; đỗ trọng 15g, kỷ tử 30g, hầm nhừ lấy nước thuốc hầm với chim cút cho nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày.

Cách ngày ăn 1 lần, 10 ngày một liệu trình. Tác dụng: hỗ trợ điều trị phong thấp, thoái hoá khớp, đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi.

Chú ý: Không nên dùng chim cút khi đang bị cảm sốt, nhiều đờm.

(0)