Cây mật gấu và những công dụng khó ngờ

Vài nét về cây mật gấu vườn nhà
Theo Đông Y, loài cây mật gấu còn được gọi với cái tên khác là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ. Từ xa xưa dân gian đã biết sử dụng cây thuốc này để chữa bệnh. Cây mật gốc thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…

Thông thường mật gấu cao khoảng 4-6m, lá của nó có dạng kép, hình giống lông chim sẻ, mọc so le nhau và dài tầm 20-40cm. Viền lá có hình răng cưa nhọn. Phần ngọn, thân có nhiều cụm ho, hoa màu vàng nhạt. Qủa mật gấu có hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Khi quả chín thường ngả dần sang xanh nâu rồi nâu. Thông thường, hoa mật gấu thường mọc và kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, đơm trái vào hai tháng 5 và 6 tiếp theo.

Loài cây mật gấu còn được gọi với cái tên khác là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ
Trong thành phần của thân cây mật gấu có chứa rất nhiều những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside, terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic….Phần lá cây có chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine. Chính những thành phần tự nhiên sẵn có trong cây mật gấu đã được Đông, Tây Y gia vận dụng làm thuốc chữa “bách bệnh”.

Cây mật gấu gồm những công dụng gì?
Với những hoạt chất quý như trên cây mật gấu, trong Y dược đã dùng loài cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh: viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán… Cũng theo công bố trong Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2000 cho thấy mật gấu ( lá đắng) còn có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Để phát huy tác dụng của lá mật gấu, bạn nên đun nước hoặc nấu canh, xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng. Bí quyết này được Hiệp hội Đông Y ở Châu Phi khuyên dùng trong việc chữa trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá, thải độc, bảo vệ gan. Ngoài ra những hoạt tính Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant điều trị một số bệnh ngoài da, giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu. Mặc dù có nhiều tác dụng nhưng cây mật gấu có công dụng chính là: Đái tháo đường type 2, Tăng huyết áp, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá, rối loạn lipid máu…

Ai nên dùng cây mật gấu?
Nếu bạn đang gặp một số triệu chứng sau có thể sử dụng cây mật gấu:

Trường hợp có men gan cao, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
Trường hợp thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
Trường hợp người bệnh sỏi mật.
Trường hợp bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, sưng đau khớp.
Trường hợp bị béo phì lâu năm.
Trường hợp tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.
Trường hợp bị ho lao, khạc ra máu.
Trường hợp hay bị mất ngủ, đau nhức nửa đêm.
Trường hợp viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, bị mụn trứng cá, mụn nhọ.
Sử dụng cây mật gấu như thế nào cho đúng cách?

Cây mật gấu ngâm với rượu sẽ trở thành bài buốc chữa bách bệnh
Theo Đông Y, cây mật gấu thường có mặt trong các vị thuốc dân gian, trong đó phải kể đến bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội. Chỉ cần lấy vỏ cây vàng kiêng hay cây Mật gấu khoảng 30g rồi sắc lên uống. Ngoài ra bạn có thể tán thành bột, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần. Lưu ý khi dùng mật khấu nên tránh uống rượu bia.

Bên cạnh tán bột, cây mật gấu còn được nhiều người sắc nước uống. Chỉ cần cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút. Uống nước mật gấu mỗi ngày sẽ tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu.

Một hình thức phổ biến nhất chính là ngâm với rượu. Cách làm khá đơn giản rửa sạch cây rồi chẻ nhỏ vuông vắn rồi mang phơi khô. Trước khi đem ngâm nên rửa qua với rượu rồi cho vào bình. Đổ đầy rượu vào ngâm sau 2 tháng sẽ chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào. Khi uống bạn có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt. Không những vậy dùng rượu ngâm cây mật gấu còn giúp đánh tan mỡ thừa trong cơ thể.